Dinh thự bề thế trăm tuổi ở thành Nam của triệu phú Pháp
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1 -
Hàng loạt địa phương “siết” phân lô bán nền Dừng phân lô tách thửa đất nông nghiệp, cơn sốt đất nền khựng lạiNhư VietNamNet thông tin, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội vừa có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã và Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội liên quan tới việc đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước trong thực hiện thủ tục tách, hợp thửa đất.
Sở này đề nghị thực hiện kiểm tra, rà soát, báo cáo về việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng đường giao thông trên địa bàn trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2017 đến 31/1/2022 đối với thửa đất có diện tích lớn hơn 500m2.
Chiêu trò mua gom đất, rồi phân lô tách thành các thửa nhỏ để bán nền diễn ra ngày càng rầm rộ gây nhiễu loạn thị trường bất động sản Trong thời gian UBND TP chưa có quy định cụ thể về điều kiện tách, hợp thửa đất, Sở TN-MT đề nghị tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với thửa đất nông nghiệp, thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở.
"Chỉ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất đối với thửa đất ở đảm bảo điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật hiện hành", Sở yêu cầu.
Không chỉ ở Hà Nội, tại Bình Phước, ngày 22/3, UBND thành phố Đồng Xoài cũng ban hành công văn hỏa tốc tạm dừng tách thửa đối với các thửa đất nông nghiệp và tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP đề nghị Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố tạm dừng tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn kể từ 22/3 đến khi có chỉ đạo mới.
Cụ thể, tạm dừng các thủ tục tách thửa đối với các thửa đất nông nghiệp không tiếp giáp đường giao thông. Đối với các thửa đất tiếp giáp đường giao thông, tạm dừng tách thửa đối với các thửa đất có diện tích tối thiểu dưới 2.000 m2 đối với phường và dưới 3.000 m2 đối với 2 xã Tân Thành, Tiến Hưng (bao gồm cả thửa đất tách ra và thửa đất còn lại; một thửa đất chỉ tách một lần không tách tiếp từ thửa đã tách).
Không thực hiện tách thửa (tất cả loại đất) đối với các thửa đất đã có quy hoạch chi tiết 1/500, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chia lô bán nền khiến người dân tích tiền trong đất, để nguyên đất mà không xây dựng hạ tầng phát triển kinh doanh. Điều này chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ngắn hạn, lâu dài sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, làm cạn kiệt tài nguyên (Ảnh: Những đồi chè bị băm nát để phân lô, bán nền ở Lâm Đồng) Trước đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng ban hành văn bản bổ sung yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ xin chuyển mục đích của hộ gia đình, cá nhân.
UBND tỉnh này yêu cầu chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với các thửa đất nằm trong khu dân cư hiện có, đáp ứng được điều kiện hạ tầng khu vực, phù hợp quy hoạch sử dụng đất... đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng với đó là nghiêm cấm việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các thửa đất nằm ngoài khu vực dân cư hiện có, dẫn đến hình thành các điểm dân cư mới chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực, gây ra tình trạng phân lô bán nền tràn lan trên địa bàn.
Tại Bắc Giang, UBND tỉnh này cũng đã có văn bản giao Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý các sàn giao dịch và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh sẽ phải thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản qua sàn và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin cung cấp.
Đồng thời, yêu cầu Sở Xây dựng cần chấn chỉnh các chủ đầu tư tại nhiều khu dân cư, khu đô thị chưa đủ điều kiện chuyển nhượng đã bán "lúa non" dưới dạng góp vốn…
Đề nghị cấm phân lô bán nền
Ghi nhận thực tế thời gian qua, việc đi gom đất rồi tách thửa phân lô diễn ra rầm rộ. Nhiều lô đất chỉ để mua đi bán lại kiếm lời không khai thác gì trên đất tạo “sốt đất ảo” tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho quy hoạch, phát triển kinh tế của địa phương.
Theo chuyên gia bất động sản, việc phân lô, tách thửa đất nông nghiệp gây hệ lụy như giá đất ở địa phương tăng, găm giữ loại đất đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư các dự án bất động sản, làm cho thị trường bất động sản hỗn loạn, nhà nhà người người mua đất, gom đất.
Hàng loạt địa phương đã mạnh tay “siết” phân lô bán nền, nhiều môi giới bất động sản cho rằng quy định này sẽ khiến thị trường đất nền “khựng lại”, các giao dịch có thể trầm lắng hơn. Trong khi đó, chuyên chuyên gia đánh giá việc tạm dừng phân lô, tách thửa chỉ mang tính tạm thời nhằm hạn chế hiện tượng; động thái này chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Chia sẻ tại hội thảo khoa học do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức mới đây liên quan đến Luật Đất đai sửa đổi, chuẩn bị trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 (khai mạc vào tháng 5), GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho biết, cơ quan soạn thảo đã bốn lần đề cập đến mục tiêu sửa Luật Đất đai. Đó là sửa luật để phát triển nông nghiệp, phát triển bất động sản du lịch, tháo gỡ ách tắc trong phê duyệt đất dự án nhà ở, và giải quyết việc người nước ngoài nhờ người Việt đứng tên các lô đất ở Việt Nam.
Cho rằng dự luật vẫn còn vĩ mô, chưa giải quyết các vấn đề cụ thể, ông Võ đề xuất ban soạn thảo "cấm chia lô bán nền, chỉ sử dụng cách thức này ở một số vùng nông thôn đang cần đất ở cho các hộ gia đình tách ra từ một hộ, không mang tính thị trường". Nguyên nhân là chia lô bán nền khiến người dân tích tiền trong đất, để nguyên đất mà không xây dựng hạ tầng phát triển kinh doanh. Điều này chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ngắn hạn, lâu dài sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, làm cạn kiệt tài nguyên.
Theo ông Võ, sau Luật Đất đai 2003, cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã viết tay yêu cầu Nghị định 181 phải có điều cấm hoàn toàn phân lô bán nền ở khu vực đô thị và phát triển quy hoạch đô thị. Nhưng chỉ vài năm sau đó, quy định lại mở hơn, cho phép phân lô bán nền ở thị trấn và nông thôn. Đến Luật Đất đai 2013 thì cho phép chia lô bán nền ngay trung tâm thành phố.
"Điều này là không hợp lý nên cơ chế chia lô bán nền phải dứt khoát bỏ. Đất sốt đầu tiên là ở đất nền, sau đó mới ở loại đất khác", GS. Hùng Võ nói.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, Luật Đất đai 2003 và 2013 đều không quy định về tách thửa đất nông nghiệp hoặc tách thửa các loại đất khác không phải là đất ở. Luật Đất đai 2013 chỉ quy định tách thửa đất ở tại nông thôn và tách thửa đất ở tại đô thị. Nhưng, tại Nghị định 43 lại quy định UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Quy định này đã cho phép tách thửa đối với từng loại đất, có thể hiểu là cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… từ đó có thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, nhà đầu cơ lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.
Chính vì vậy HoREA đề nghị Chính phủ xem xét, bãi bỏ quy định này vì không phù hợp với pháp luật đất đai và có thể dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, khó kiểm soát.
Về giá đất, chuyên gia bất động sản cho rằng, đất ở các dự án đầy đủ pháp lý hầu hết giá đều cao, không có dự án nào giá thấp nên không sợ việc tạm dừng tách thửa đất nông nghiệp sẽ làm giá đất ở dự án tăng giá thêm bởi giá tăng sẽ càng thanh khoản chậm.
Thuận Phong
Đất đai quay cuồng sóng lớn, Hà Nội chỉ đạo ‘nóng’ dừng phân lô, tách thửa
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng phân lô, tách thửa đối với đất nông nghiệp, trừ một số trường hợp cụ thể.
"> -
Hà Nội sắp có gần 6.000 căn nhà giá rẻ điều chỉnh đất công cộng xây khách sạn3 tòa nhà khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê. Ảnh: Thảo Quyên Nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội thời gian tới cũng sẽ được bổ sung từ việc chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê. Hiện UBND thành phố đang giao Sở lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, trình chấp thuận trong năm 2024, dự kiến hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp tòa nhà A2, A3 trong năm 2026, hoàn thành đầu tư xây dựng tòa nhà A4 chậm nhất trong năm 2027. (Xem chi tiết)
Đề nghị làm rõ đề xuất xây biệt thự, khách sạn bên hồ Than Thở ở Đà Lạt
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, phục hồi cảnh quan khu du lịch hồ Than Thở.
Cho ý kiến về điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, theo Bộ Xây dựng, dự án có mục tiêu nâng cấp, phục hồi cảnh quan hồ nhưng có lồng ghép xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng, khu liền kề nghỉ dưỡng, khách sạn.
Với đề xuất điều chỉnh chủ trương dự án liên quan đến đầu tư xây dựng các công trình nghỉ dưỡng thấp tầng, khách sạn, Bộ Xây dựng đề nghị làm rõ cơ cấu, số lượng sản phẩm, xác định phương án, hình thức kinh doanh đối với các công trình nghỉ dưỡng thấp tầng, khách sạn… để kinh doanh du lịch hoặc để bán, cho thuê. (Xem chi tiết)
Hà Nội điều chỉnh ô ‘đất vàng’ công cộng ở Đống Đa để xây toà nhà 7 tầng
UBND TP Hà Nội điều chỉnh chức năng ô đất công cộng tại số 21 Đông Các (Đống Đa, Hà Nội) của CTCP Viettronics Đống Đa thành đất hỗn hợp (văn phòng giao dịch và khách sạn), cao 7 tầng.
Cụ thể, trước đó, theo quy hoạch chi tiết phường Ô Chợ Dừa tỷ lệ 1/500 được UBND thành phố phê duyệt tại năm 2002, vị trí khu đất số 21 Đông Các được xác định chức năng sử dụng đất công cộng dự kiến, mật độ xây dựng 60%, tầng cao trung bình 5-12 tầng, hệ số sử dụng đất 5 (lần). (Xem chi tiết)
Đà Nẵng đấu giá thành công nhiều lô đất lớn làm bệnh viện, trường học
Đà Nẵng đã đấu giá thành công nhiều lô đất lớn để xây trường học, bệnh viện. Các lô đất này đều có tới 3 hoặc 5 mặt tiền, giá trúng cao gấp hơn 10 lần giá khởi điểm.
Các khu đất được đấu giá theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm, thời hạn sử dụng 50 năm kể từ ngày ban hành quyết định cho thuê đất.
Đà Nẵng sẽ tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất đối với 120 lô đất ở chia lô trên địa bàn các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và huyện Hoà Vang. Các lô đất được chia thành 4 đợt đấu giá, diễn ra trong tháng 11 và tháng 12. (Xem chi tiết)
Ham nhà giá hời ‘không chốt ngay là hết’, cay đắng mất 200 triệu đồng
“Nhà rẻ đẹp, không chốt ngay là hết” - nghe lời thúc giục của môi giới, vợ chồng chị Thanh Nga (Hưng Yên) vội vàng xuống cọc 200 triệu đồng. Đến khi gặp sự cố, anh chị mới cay đắng nhận ra vấn đề đằng sau.
Vấn đề xảy ra khi chúng tôi đi kiểm tra quy hoạch thì bàng hoàng phát hiện căn nhà này nằm trong diện quy hoạch. Lập tức, chồng tôi gọi cho môi giới để hỏi rõ, tại sao hôm qua lại cam đoan nhà không dính quy hoạch. Nhưng môi giới thản nhiên trả lời rằng, dù dính quy hoạch cũng không sao vì “bao lâu rồi đã thấy làm gì đâu”. (Xem chi tiết)
Giá thuê mặt bằng tại TPHCM lọt top thế giới, nguồn cung nhà ở dồi dào cuối năm
Tuyến đường ở TPHCM lọt top giá thuê mặt bằng đắt đỏ thế giới; nguồn cung căn hộ dồi dào dịp cuối năm; nhu cầu nhà vừa túi tiền dịch chuyển khỏi TP; một doanh nghiệp bất động sản bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng... là các tin tức nổi bật tuần qua."> -
Anh Nguyễn Kim Phong là nhân vật trong bài viết "Chồng gặp tai nạn trúng mùng 1 Tết, vợ "cà lăm" hết đường lo liệu", đăng tải ngày 1/3. Anh Nguyễn Kim Phong bị tai nạn mùng 1 Tết được giúp đỡ hơn 50 triệu đồngAnh Phong gặp tai nạn giao thông khi cố tránh một người đi bộ sang đường, đầu của anh bị đập mạnh xuống đường, chấn thương sọ não. Từ Bình Thuận, anh được chuyển vào Bệnh viện Bệnh viện Chợ Rẫy, rồi chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp để điều trị. Thời gian kéo dài khoảng tháng rưỡi, chi phí tốn kém.
Từ lúc anh Phong gặp tai nạn, một mình chị Hạ vừa chăm sóc, vừa lo gánh nặng tiền bạc. Từ lúc anh Phong xảy ra chuyện, chị Hạ phải vay mượn khắp nơi, nợ nần chất chồng. Cả đợt điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp, bác sĩ dự kiến chi phí khoảng 50 triệu đồng. Chị Hạ phải nhờ người thân ở quê vay mượn thêm cũng chẳng đủ. Không còn cách nào nào, chị phải cầu cứu khắp nơi.
Trước đây, chị Hạ làm công nhân giày da, đồng lương còm cõi, còn anh Phong đi biển theo người ta, thu nhập cũng bấp bênh. Hai vợ chồng phải gói ghém lắm mới lo nổi thuốc thang cho người mẹ già 73 tuổi bị đau nhức xương khớp, cùng đứa con thơ chưa đầy 4 tuổi. Giờ đây, họ chẳng có ai để cậy nhờ.
Phòng công tác xã hội của bệnh viện sau khi biết được hoàn cảnh khốn khó của anh Phong đã liên hệ đến Báo VietNamNet, hi vọng có thể làm cầu nối giúp gia đình.
Ngay trong ngày đầu tiên bài viết được đăng tải, một nhà hảo tâm đã tới bệnh viện giúp anh Phong 20 triệu đồng vào viện phí. Bên cạnh đó, một số nhà hảo tâm đã liên lạc và tiếp sức trực tiếp cho chị Hạ.
Vừa qua, Báo VietNamNet cũng đã trao lại số tiền 29.942.500 đồng do bạn đọc ủng hộ. Tổng số tiền gia đình nhận được là hơn 50 triệu đồng.
Chị Hạ xúc động gửii lời cảm ơn tới tất cả những tấm lòng thơm thảo, đã thương và giúp đỡ cho vợ chồng chị. Hiện tại, anh Phong vẫn đang được chăm sóc tại nhà, chờ đến lịch hẹn sẽ đi tái khám.
Khánh Hòa
Con gái nhỏ cần 60 triệu đồng xạ trị, mẹ đơn thân trắng tay cầu cứu
Nỗi đau mất con trai đầu lòng đã 10 năm vẫn còn in hằn trong tim, đứng trước ranh giới sống chết của con gái út vì căn bệnh u não, chị Dung uất nghẹn than trời.
">