Nhận định, soi kèo Sheffield Wed vs Huddersfield, 21h00 ngày 7/10

Ngoại Hạng Anh 2025-02-22 10:15:57 44181
ậnđịnhsoikèoSheffieldWedvsHuddersfieldhngàbochum đấu với leverkusen   Phạm Xuân Hải - 07/10/2023 04:20  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/334c499525.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Batin vs Al Jandal, 19h45 ngày 19/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’

Ảnh minh họa

“Chưa lúc nào mua xe khó như bây giờ! Mua xe phải quyết nhanh và thêm cả trăm triệu tiền chênh lệch (tính vào phụ kiện)”. Đây là lời than thở của không ít khách hàng trên nhiều diễn đàn ô tô khi muốn mua xe trong thời điểm Tết cận kề.

Giáp Tết, thị trường ô tô Việt Nam đang ở vào thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm. Khi tâm lý và thói quen sắm ô tô chơi Tết của người tiêu dùng giúp sức mua tăng lên đáng kể. Thế nhưng, việc cung không đủ cầu đã khiến nhiều mẫu xe trên thị trường rơi vào tình trạng "sốt" hàng và người tiêu dùng ở thế bị động dù tình trạng khan hiếm xe trước Tết dường như đã không còn lạ ở thị trường Việt Nam.

Theo khảo sát, trước Tết vài tuần, các mẫu ô tô tầm trung trong phân khúc phổ thông như Honda CR-V, Hyundai Accent, Hyundai SantaFe 2019, Toyota Fortuner, Ford Everest... đều rơi vào tình trạng khan hàng. Để nhận xe khách phải đặt cọc trước từ 2-3 tháng, thậm chí có những mẫu xe phải đặt trước nửa năm. Nếu muốn có suất nhận xe sớm, khách phải chi hàng chục triệu đến cả trăm triệu đồng tiền chênh lệch cho đại lý. Số tiền này được hợp thức hóa bằng việc mua phụ kiện.

Tình trạng này xảy ra chủ yếu với các mẫu xe được nhập khẩu do thường không tự chủ được về nguồn cung. Trong đó, Honda CR-V và Toyota Fortuner nhập khẩu có thể được coi là một mẫu xe điển hình cho việc đội giá kể từ khi trở lại thị trường Việt Nam. Khách muốn có xe đi ngay phải mua thêm phụ kiện.

">

Thị trường ô tô căng thẳng cuối năm, thượng đế không ngại chi tiền mua 'bia kèm lạc'

Trong bối cảnh Ấn Độ đang tỏ ra quan ngại với những ảnh hưởng xấu mà PlayerUnknown’s Battlegroundsđem lại thì một nhà hàng với phong cách đặc trưng của tựa game battle royale đã mọc lên tại Srinagar – thủ phủ của bang Jammu và Kashmir.

Ngay lập tức, đây trở thành tụ điểm của giới trẻ khu vực.

Nhiều thanh thiếu niên vùng vùng Kashmir bị cuốn hút bởi “Winner’s Dinner” - một nhà hàng ăn uống kiêm quán café lấy chủ đề PUBGđược một nhóm những người bạn cùng nhau lập ra.

Nơi này được trang trí với những bộ quần áo ngụy trang cùng phong cách sinh tồn đặc trưng của PUBG. Các bức tường trong nhà hàng phủ kín những hình ảnh và bản đồ trong game.

“Winner’s Dinner” cũng có súng đồ chơi, mũ bảo hiểm và áo giáp bọc thép dành cho bất cứ ai muốn hóa thân thành nhân vật trong thế giới PUBG. Và dĩ nhiên là hầu hết những vị khách đến với nhà hàng đều muốn mặc chúng lên người để chụp một tấm hình kỷ niệm.

Tại “Winner’s Dinner”, “chicken dinner”là món nổi tiếng nhất. Các suất ăn cũng được đặt tên theo level để tạo sự thân quen với các game thủ PUBG.

Các nhân viên của nhà hàng đều mặc trang phục quen thuộc với game thủ PUBG khi đang phục vụ đồ ăn, thức uống cho các vị khách

Cận cảnh món "chicken diiner" đặc biệt của nhà hàng

Các game thủ PUBG được sống trong bầu không khí sinh tồn khi đến với quán "Winner's Dinner"

Kashmir có món ‘chicken dinner’ thật và fan hâm mộ PUBG không đòi hỏi nhiều hơn thế” - Moazzam Meraj, một trong ba người bạn gây dựng lên nhà hàng kiêm quán café đặc biệt trong ba tháng bất chấp sự phản đối tới từ gia đình và người thân, nói. “Quán café đang thu hút cả trẻ em lẫn người lớn ghé thăm và trải nghiệm cảm giác hồi hộp.

Fasil, một thanh niên trẻ của thành phố, nói, “Tôi là một khách quen của nhà hàng. Vì tôi rất thích chơi game này (PUBG) nên tới đây rất thường xuyên. Ở đây, bạn cảm thấy mình là một phần của game. Bất cứ thứ gì bạn tìm thấy ở đây đều liên quan đến game. Khi chúng tôi ăn uống ở đây, chúng tôi cảm thấy như mình đang chơi game vậy. Chúng tôi rất vui nhờ nó.

Nhà hàng  “Winner’s Dinner” thường xuyên tổ chức giải đấu solo nhằm gắn kết những fan hâm mộ của PUBG tại địa phương. Trong ảnh là anh Qazi Souban, nhà vô địch đầu tiên đã giành được 5,000 Rupee tiền thưởng (tương ứng với hơn 160,000 đồng)

Soban, một sinh viên địa phương, cũng chia sẻ rằng anh cảm thấy mình đang ở bên trong đấu trường sinh tồn khi có “chicken dinner” tại nhà hàng. “Tôi cảm thấy mình đang trong cuộc chiến sinh tồn với đồng đội của mình, chiến đấu và cùng nhau thưởng thức chicken dinner. Nó trông rất thật”, Soban nói thêm.

PUBG, tựa game online thuộc thể loại battle royale, được phát triển và phát hành bởi PUBG Corp, một công ty con của công ty Bluehole Studio (Hàn Quốc). Ra mắt năm 2017, PUBGlấy cảm hứng từ bộ phim Battle Royale của Nhật Bản và đã trở thành một trong những tựa game có nhiều người chơi nhất trên toàn thế giới ở thời điểm hiện tại – với 100 triệu lượt tải về tại Ấn Độ và con số này là 200 triệu với game thủ toàn cầu.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh tại Ấn Độ đang muốn chính phủ cấm lưu hành PUBGkhi cho rằng nó đang khuyến khích giới trẻ thực hiện các hành vi bạo lực, giết người, gây hấn, cướp bóc, nghiện game và bắt nạt trên mạng.

Trong phân loại thống kê quốc tế về các bệnh và vấn đề sức khỏe liên quan mới nhất (gọi tắt là ICD-11) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo chứng nghiện PUBGcó thể dẫn tới trầm cảm, mất ngủ, đau nửa đầu, viêm cột sống và thậm chí khiến chúng ta mất kiểm soát với mọi hành vi.

Các bác sĩ tâm thần cho rằng, việc nhiều người nghiện PUBG có nhiều nguy cơ tương đương với nghiện ma túyvà dẫn đến tác hại cuối cùng là suy giảm sức khỏe.

Tuy nhiên, bỏ mặc những thông tin tiêu cực trên, phiên bản mobile của trò chơi, PUBG Mobile, đã trở thành một cơn sốt thực sự với game thủ vùng Kashmir – nơi mà giới trẻ không có nhiều cơ hội tiếp cận với các phương thức giải trí khác.

Cụ thể hơn, nhiều rạp chiếu phim tại vùng này đã buộc phải đóng cửa sau chiến dịch đòi ly khai dẫn tới bạo lực vào năm 1989-1990. Cách đây hơn 10 năm, chính phủ đã nỗ lực đưa chúng hoạt động trở lại.

Mới đây, Thống đốc Satyapal Malik đã tuyên bố rằng thanh niên vùng Kashmir đang chuyển sang dùng súng bởi họ không có quá nhiều thứ để làm vào các buổi tối.

Thanh thiếu niên không có gì để làm sau sáu giờ tối, ngay cả ở thành phố Srinagar. Họ không có rạp chiếu phim, quán café hay nơi nào đó để giải trí cả”, ông Satyapal Malik phát biểu và hứa hẹn sẽ tạo ra sân chơi lành mạnh ở tất cả mọi nơi trong vùng.

Chính quyền Kashmir cũng sẽ hoan nghênh các nguồn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực giải trí.

Gamer(Theo The Asian Age)

">

Tới thăm nhà hàng dành cho dân ‘nghiện’ PUBG tại Ấn Độ

- Nằm trên sườn núi cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 30km, xóm Mỏ Ba (xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ) từ lâu đã được mọi người biết đến với việc giữ nhiều kỉ lục nhất về… sinh đẻ vỡ kế hoạch.

{keywords}

Đường vào bản Mỏ Ba.

Thành lập cách đây 37 năm, xóm Mỏ Ba là nơi định cư của các gia đình thuộc nhiều dân tộc (6 dân tộc: H’mông, Kinh, Dao, Nùng, Sán Dìu, Tày), trong đó dân tộc H’mông chiếm khoảng 60%. Họ cư trú trong những ngôi nhà tuềnh toàng làm từ những mảnh gỗ ghép lại, mùa hè thì nắng lọt đầy nhà, mùa đông gió rít qua từng khe gỗ lạnh buốt.

{keywords}

Một góc xóm núi buổi chiều tà.

Cuộc sống nghèo đói quanh năm chỉ trông chờ vào nương lúa, nương ngô, một số gia đình người Dao thì có thêm đồi chè. Hầu hết, đồng bào ở đây duy trì lối canh tác nông nghiệp lạc hậu, phần lớn dựa vào thiên nhiên, tự cung tự cấp về lương thực. Toàn xóm có tới 98 /137 số hộ gia đình thuộc diện nghèo. Trong đó, có những gia đình còn không có nổi bữa cơm trắng vào những ngày giáp hạt, họ phải ăn mèm mén, thậm chí phải nhịn đói.

{keywords}
{keywords}
{keywords}

Những ngôi nhà tuềnh toàng, trống hoác chẳng đủ che cái nắng mùa hè, giá lạnh ngày đông.

Xóm có hơn 130 hộ gia đình nhưng có tới hơn 800 nhân khẩu. Gia đình bình thường có 5-6 người con, không ít gia đình 10 con, thậm chí, có gia đình 19 người con. Em Vương Văn Ló (12 tuổi, dân tộc mông, Mỏ Ba) chia sẻ: nhà em có 13 anh em, em không nhớ hết tên các anh chị em trong gia đình mình”.

{keywords}

Cảnh tượng mua bán hiếm hoi ở Mỏ Ba.

Đồng bào ở đây sinh đẻ tự nhiên tại nhà, các bà mẹ hầu như không bao giờ đến trạm y tế xóm. Phụ nữ gần như 100% không biết chữ. Trẻ em phần lớn chỉ học hết cấp 1. Một số trong đó theo học đến cấp hai nhưng cũng rất ít em hoàn thành được chương trình THCS. Trong xóm không có lấy nổi một phiên chợ. Cuộc sống cứ thế quay trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói, khó khăn nơi núi rừng hoang vu.

{keywords}

Những tấm ván ghép tạm bợ làm chuồng nuôi heo.

{keywords}

Trẻ em ít đến trường mà ở nhà giúp đỡ cha mẹ làm việc.

{keywords}

Bữa cơm chỉ có rau là chính, còn quà vặt chủ yếu là những đồ ăn, thức uống tự làm ra, những vật dụng trong nhà cũng trở thành món đồ chơi không thể thiếu.

{keywords}

Trò chơi quen thuộc trong những buổi chiều chăn trâu.

{keywords}

 Nụ cười ngây thơ.

{keywords}
{keywords}

Nếu 11-12 người con vẫn “chưa ưng cái bụng” thì cái vòng luẩn quẩn đông con, đói ăn, ít học bao giờ mới trở thành quá khứ?

Nghiêm Liên - Thanh Hoa

">

Những kỷ lục buồn của xóm nghèo 'vỡ kế hoạch' nhất Việt Nam

Nhận định, soi kèo Ajax vs Saint

Blizzard Entertainment đã hợp tác với Sport1, đài truyền hình của Đức, để hỗ trợ công tác phát sóng trực tiếp Overwatch League (OWL) Season 2trên sóng truyền hình ở ba quốc gia Đức, Áo và Thụy Sĩ – theo thông cáo báo chí được phát ra vào hôm qua (28/01).

Theo đó, thỏa thuận trong vòng hai năm sẽ biến kênh truyền hình trả tiền ESPorts1 thường xuyên phát sóng các chương trình liên quan đến OWL và Overwatch World Cup.

Trong khuôn khổ phát sóng, những nội dung của StarCraft 2World of Warcraftsẽ không được đưa vào. Tuy nhiên, Hearthstonevẫn sẽ được ESPorts1 quảng bá tới khán giả xem TV ở ba quốc gia châu Âu trên.

Đức luôn là thị trường hàng đầu với những tựa game của Blizzard và vì thế rất phấn khích khi được làm việc với Sport1”, Jamie Pollack, Phó Chủ tịch mảng phát triển kinh doanh và bản quyền truyền thông của Blizzard, phát biểu trong thông cáo báo chí. “Là một phần của kênh mới hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chúng tôi nhằm gia tăng đối tượng tiếp cận và khiến cho mảng esports của Overwatch League cùng Hearthstone trở nên thân thiện hơn với fan hâm mộ nói tiếng Đức.

Thông báo này xuất hiện một tuần sau khi Sport1 giới thiệu kênh truyền hình esports mới được đặt tên là ESports1. Đây là kênh truyền hình đầu tiên trong khu vực nói tiếng Đức chỉ phát sóng các chương trình liên quan đến các giải đấu esports chuyên nghiệp trong suốt 24/7.

Ước tính ESports1 sẽ phát sóng tối thiểu 1,200 giờ đồng hồ các nội dung esports trong năm 2019 – bên cạnh những chương trình nổi bật và tự sản xuất bằng tiếng Đức.

Với một vị thế chắc chắn trên toàn cầu nhờ tư cách là một trong những nhà phát triển và tiếp thị phần mềm giải trí uy tín nhất, Blizzard Entertainment là đối tác tối ưu cho kênh truyền hình mới ESports1 của chúng tôi”, Daniel von Busse, Giám đốc điều hành của Sports1 nói. “Chúng tôi đang cung cấp ba giải đấu esports đỉnh cao trên ESports1 sẽ khiến nhiều người hâm mộ phấn khích và thích thú.

Mùa giải mới của OWL sẽ khởi tranh vào ngày 14/02 sắp tới, nơi mà London Spitfire, nhà vô địch mùa đầu tiên, sẽ có cơ hội bảo vệ thành công danh hiệu.

Blizzard đã cho phép thêm tám teams mới tham gia tranh tài tại OWL Season 2 – bao gồm các đại diện tới từ Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu.

Độc giả quan tâm tới lịch thi đấu của giai đoạn vòng bảng OWL Season 2 có thể xem thêm TẠI ĐÂY.

ABC (Theo Dot Esports)

">

Overwatch League Season 2 sẽ được phát sóng trên truyền hình ở nhiều nước châu Âu

Thẻ ATM trong tay, tiền vẫn không cánh... bay

Những ngày cuối năm 2019, cộng đồng mạng được phen xôn xao vì nhiều đoạn video clip nhạy cảm của một ca sỹ nổi tiếng bất ngờ xuất hiện trên mạng xã hội. Theo hình ảnh được phát tán, nhiều khả năng đoạn clip kẻ xấu có được do đột nhập camera cá nhân. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc chủ nhà dùng mật khẩu cho tài khoản camera rất dễ đoán và không thay đổi thường xuyên.

Vụ việc chưa có hồi kết này khiến nhiều người nhớ tới sự kiện trước đó vài tháng, một tài khoản trên diễn đàn Raidforums cho biết đang nắm giữ thông tin 2 triệu người dùng của một ngân hàng tại Việt Nam.

{keywords}
 Chưa khi nào, bảo mật thông tin cá nhân trở nên mỏng manh như thời gian qua với hàng loạt vụ việc lộ thông tin nhạy cảm (Nguồn: ST)

Trước đó, một sự kiện tương tự từng gây rúng động là một hacker quốc tế bất ngờ công bố đã có trong tay thông tin 5 triệu khách hàng của siêu thị điện thoại di động Những thông tin này bao gồm email, lịch sử giao dịch và thậm chí cả thẻ tín dụng.

Ít lâu sau, một hệ thống bán lẻ cũng bị hacker tung hàng loạt thông tin về phiếu mua hàng, đơn đăng ký thành viên và các dữ liệu cá nhân của của khách hàng.

Không chỉ lộ thông tin, có những vụ việc mà người dùng phải chịu cảnh "khóc dở mếu dở" vì tiền trong tài khoản không cánh mà bay. Còn nhớ, hồi đầu năm 2019, một khách hàng ở Hà Nội đã lên tiếng việc số tiền hơn 39 triệu đồng trong tài khoản bị kẻ gian rút trộm trong vòng chưa đầy 10 phút, dù thẻ ATM vẫn nằm trong túi. Một người phụ nữ cũng đã mất gần 30 triệu đồng theo cách tương tự.

Theo các chuyên gia công nghệ, những khách hàng này có thể đã bị kẻ xấu dùng camera để lén ghi lại mật khẩu khi người dùng đăng nhập tại các điểm sử dụng thẻ. Một trong những thủ đoạn phổ biến khác là phishing (giả mạo), tức là hacker lập ra các trang web giả, lừa người dùng truy cập sau đó ăn cắp tên đăng nhập và mật khẩu.

Kỳ vọng vào kỷ nguyên đăng nhập không mật khẩu

Việc rò rỉ dữ liệu không chỉ xuất phát từ phía người dùng. Vụ việc 419 triệu hồ sơ người dùng Facebook bị lộ trong đó có 50 triệu tài khoản ở Việt Nam mới đây là một ví dụ. Theo đánh giá, nhiều khả năng, hệ thống máy chủ được bảo vệ bằng mật khẩu không đủ chặt chẽ nên dữ liệu đã bị nhiều người tải xuống.

Đó là những lý do mà của Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới (FIDO Alliance) đã kêu gọi xóa sổ mật khẩu khỏi thế giới. Thuật ngữ FIDO2 ra đời sau đó chính là bộ thông số kỹ thuật mới nhất của liên minh này với mong muốn người dùng bỏ hẳn khái niệm mật khẩu và chỉ xác thực một lần duy nhất ở mọi hệ thống với khóa xác thực.

Khóa này có thể dạng vật lý hoặc dạng khóa mềm (ứng dụng trên các thiết bị di động), người dùng chỉ cần xác thực với khoá đang cầm trên tay, khóa và máy chủ sẽ "nói chuyện" bằng thuật toán xác thực để xác nhận việc đăng nhập, vai trò của mật khẩu truyền thống không còn nữa và có thể dẹp bỏ.

Với người trong ngành công nghệ như ông Nguyễn Phi Kha, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển Công ty TNHH Dịch vụ An ninh mạng VinCSS (thuộc Tập đoàn Vingroup), đó là cách làm hoàn toàn mới tạo nền tảng đảm bảo an ninh mạng vượt trội.

Theo ông Kha, khi người dùng không hề nắm bắt mật khẩu thì không thể bị phishing (giả mạo để lừa người dùng chia sẻ mật khẩu) hay bị cài phần mềm độc hại để đánh cắp mật khẩu. Đặc biệt, khóa và máy chủ "nói chuyện" bằng thuật toán, không hề có dữ liệu người dùng. Bởi thế, cho dù tin tặc can thiệp vào cuộc nói chuyện này thì cũng không thể thu được bất cứ thông tin nào.

{keywords}
Sau 9 tháng triển khai, sản phẩm khoá xác thực "VinCSS FIDO2 Authenticator" đã chính thức đạt chứng nhận do Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới (FIDO Alliance) chứng nhận.

Ông Kha cũng khẳng định, thế giới đang có làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ sang FIDO2. Ví dụ, hồi tháng 9/2019, Apple đã cập nhật khóa bảo mật chuẩn FIDO2 để cải thiện quy trình xác thực. Tháng 10/2019, Microsoft cũng mới ứng dụng chuẩn xác thực FIDO2 vào phần mềm Windows Hello. 

Đáng nói là tháng 12/2019, sản phẩm khoá xác thực "VinCSS FIDO2 Authenticator" của VinCSS cũng đã chính thức đạt chuẩn FIDO2. Thông tin một doanh nghiệp Việt làm được điều này đã khiến giới công nghệ không khỏi ngỡ ngàng.

Chuyên gia an ninh mạng Triệu Trần Đức thừa nhận, FIDO2 là chuẩn phức tạp và không nhiều công ty trên thế giới có đủ năng lực để làm ra sản phẩm đạt chuẩn này. Trước Việt Nam, chỉ có 12 quốc gia làm chủ được công nghệ và sản xuất sản phẩm theo chuẩn FIDO2 với những tên tuổi lớn như: Google, Apple, Microsoft, Fujitsu, Kensington,... 

"Một công ty của Việt Nam trong một thời gian tính bằng tháng có thể nghiên cứu, sản xuất và chứng nhận đạt chuẩn FIDO2 là việc chưa từng có và tôi nghĩ cũng khó có thể lặp lại", chuyên gia Triệu Trần Đức lên tiếng.

Vị chuyên gia này khẳng định: kỷ nguyên đăng nhập không cần mật khẩu sẽ sớm phổ biến. Với ông, loại bỏ mật khẩu sẽ giải quyết nhiều vấn đề cơ bản của an ninh, an toàn thông tin.

Đồng tình, ông Nguyễn Minh Đức, nhà sáng lập - Giám đốc Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar thừa nhận, việc doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế là một bước tiến lớn trên con đường đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về an toàn, an ninh mạng.

"Sự kiện này tạo động lực và niềm tin để hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin trong nước cùng nhau hướng tới thị trường toàn cầu", ông Đức đánh giá.

Về phần mình, ông Nguyễn Phi Kha tiết lộ, ngay tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đang tỏ ra hứng thú với sản phẩm mới của VinCSS. Các doanh nghiệp, tổ chức muốn triển khai xác thực theo chuẩn mới nhưng không biết làm như thế nào vì dịch vụ này chưa có ở Việt Nam.

Giám đốc R&D VinCSS cũng khẳng định, sản phẩm đầu tiên - VinCSS FIDO2 Authenticator là phiên bản USB sẽ ra mắt năm 2020. Tuy nhiên, đây chỉ là bước khởi đầu.

"Điều mà VinCSS hướng tới là chuỗi dịch vụ chuyển đổi hệ thống xác thực bao gồm các chủng loại khoá xác thực cứng hỗ trợ bluetooth, NFC (Near-field communication - cho phép hai thiết bị ở khoảng cách 4cm sẽ kết nối và xử lý theo lập trình), vân tay hoặc khóa mềm qua ứng dụng di động", ông Kha cho biết.

Trần Dũng

">

Việt Nam đã có bảo mật không... mật khẩu

友情链接