Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà thương mại, dịch vụ và khách sạn do Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư Ngôi nhà mới làm chủ đầu tư (Công ty Ngôi nhà mới) nằm trên khu đất số 2 Ngõ Giếng (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa). Ở trong khu vực hạn chế xây dựng cao ốc của khu vực nội đô lịch sử đây là dự án được cấp phép xây dựng "kịch trần" cả mật độ lẫn chiều cao. Tuy nhiên, chủ đầu tư lại liên tục xin điều chỉnh phương án kiến trúc công trình.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, công trình được xây dựng trên khu đất 428,5m2 được UBND TP Hà Nội cho thuê từ năm 2017. Theo Giấy phép xây dựng (GPXD) số 77 ngày 7/9/2018 được Sở Xây dựng cấp và bản vẽ điều chỉnh phương án kiến trúc được chấp thuận ngày 10/5/2018, công trình Tòa nhà thương mại, dịch vụ và khách sạn số 2 Ngõ Giếng có quy mô cao 7 tầng + 1 tum thang kỹ thuật và 2 tầng hầm. Tổng số phòng khách sạn là 38 phòng, trong đó tầng 2 đến tầng 5 bố trí 7 phòng/tầng, tầng 6 và 7 bố trí 5 phòng/tầng.
Nằm trong khu vực hạn chế xây dựng cao ốc của khu vực nội đô lịch sử Tòa nhà thương mại, dịch vụ và khách sạn tại số 2 Ngõ Giếng liên tục xin điều chỉnh phương án kiến trúc công trình chia nhỏ số phòng khách sạn từ 38 lên 50 phòng rồi lại xin xuống 46 phòng. . |
Dù đã được cấp phép, đã tổ chức thi công nhưng chủ đầu tư lại đề xuất chia nhỏ lại phòng khách sạn, tăng số lượng phòng của dự án từ 38 lên 50 phòng; Điều chỉnh tăng chiều cao tầng hầm 1 từ 2,5m lên 3m; tầng hầm 2 từ 2,5m lên 3,5m. Đồng thời, giảm chiều cao tầng 1 từ 4,85m xuống 4,35m.
Sau khi xem xét đề nghị của chủ đầu tư, Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) Hà Nội đã có công văn số 1445 ngày 25/3/2019 thống nhất các nội dung đề xuất của doanh nghiệp. Trong đó, Sở này đề nghị chủ đầu tư liên hệ với Sở Xây dựng để được hướng dẫn điểu chỉnh GPXD theo quy định.
Tuy nhiên không dừng lại ở đó, Công ty Ngôi nhà mới – chủ đầu tư dự án tiếp tục có công văn xin điều chỉnh phương án kiến trúc công trình. Lần này, chủ đầu tư đề xuất bổ sung thang bộ kết cấu bằng thép từ tầng 1 đến tầng 7; điều chỉnh tăng chiều cao các tầng 2 đến tầng 5 từ 3m/tầng lên 3,2m/tầng; giảm chiều cao tầng 6 từ 3,9m xuống 3,2m, tầng 7 từ 3,9m xuống 3,8 m2; Tổng số phòng khách sạn xin giảm từ 50 phòng xuống còn 46 phòng (theo bản vẽ điều chỉnh phương án kiến trúc do Công ty cổ phần xây dựng EcoLand lập tháng 6/2019).
“Xin” nộp phạt để hợp thức hoá sai phạm?
Dù đã được cấp phép xây dựng "kịch trần", nhưng quá trình thi công thay vì làm đúng giấy phép Công ty Ngôi nhà mới - chủ đầu tư ngang nhiên xây dựng sai phép cả về mật độ xây dựng lẫn chiều cao công trình từ các tầng hầm đến các tầng sàn.
Ngày 18/6/2019, Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Đống Đa đã lập biên bản vi phạm hành chính về việc tổ chức thi công xây dựng công trình về chiều cao các tầng hầm và tầng 1 đến tầng 4 sai so với GPXD được cấp năm 2018.
Đến ngày 21/06/2019, UBND quận Đống Đa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Ngôi nhà mới – chủ đầu tư công trình vi phạm với số tiền 40 triệu đồng.
Đồng thời yêu cầu: Chủ đầu tư phải đình chỉ việc thi công xây dựng công trình, tuyệt đối không để phát sinh thêm vi phạm; Liên hệ các cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hướng dẫn cấp GPXD điều chỉnh theo quy định. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính nếu chủ đầu tư chưa được cấp GPXD điều chỉnh thì phải tự khắc phục, phá dỡ phần sai phạm.
Dự án của Công ty Ngôi nhà mới xây sai so với giấy phép xây dựng được cấp cả mật độ lẫn chiều cao từ tầng hầm đến các tầng sàn, liên tục xin điều chỉnh quy hoạch. |
Ngay sau đó, chủ đầu tư đi nộp phạt số tiền trên, nhưng lại không chấp hành việc đình chỉ thi công xây dựng mà tiếp tục cho công nhân thi công. Kiểm tra hiện trạng công trình cơ quan chức năng cho biết, tháng 7/2019, công trình đã thi công xây dựng phần thô đến tầng 6. Ghi nhận tại thời điểm hiện tại, công trình xây phần thô đến tầng 7 với nhiều sai phạm so với giấy phép.
“Như vậy, sau khi được Sở QH-KT thống nhất các nội dung đề xuất điều chỉnh tại công văn số 1445 ngày 25/3/2019, chủ đầu tư chưa liên hệ với Sở Xây dựng để được điều chỉnh GPXD theo như đề nghị nhưng vẫn tổ chức thi công xây dựng. Đồng thời sau khi UBND quận Đống Đa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu đình chỉ thi công xây dựng công trình, nhưng chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công xây dựng làm phát sinh thêm vi phạm trật tự xây dựng mới. Do đó việc Công ty Ngôi nhà mới đề nghị điều chỉnh phương án kiến trúc công trình khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định biện pháp xử lý, khắc phục các hành vi vi phạm trật tự xây dựng là chưa có cơ sở xem xét”, Phó Giám đốc Sở QH-KT Ngô Quý Tuấn khẳng định.
Trước thực tế trên, lãnh Sở QH-KT đề nghị chủ đầu tư thực hiện lệnh đình chỉ thi công xây dựng công trình này, liên hệ với các sở ban ngành kiểm tra, rà soát quá trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng và báo cáo UBND TP Hà Nội biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả vi phạm trật tự xây dựng để xem xét, chỉ đạo.
Sở Xây dựng yêu cầu xử lý nghiêm Liên quan đến dự án Tòa nhà thương mại, dịch vụ và khách sạn tại số 2 Ngõ Giếng, mới đây Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng có văn bản gửi UBND quận Đống Đa yêu cầu kiểm tra, kiên quyết xử lý vi phạm tại công trình trên. “UBND quận Đống Đa chỉ đạo Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Đống Đa, UBND phường Ô Chợ Dừa và các lực lượng liên quan xem xét kiến nghị của Sở QH-KT, tổ chức kiểm tra. Đồng thời, phải kiên quyết xử lý vi phạm trật tự xây dựng (nếu có) đối với dự án trên. Kết quả thực hiện gửi về Sở QH-KT và Sở Xây dựng thông qua Thanh tra Sở để xem xét tổng hợp báo cáo”- văn bản của Sở Xây dựng nêu rõ. |
Hồng Khanh
- Ngay giữa quận trung tâm thủ đô, dù có thông báo yêu cầu dừng thi công từ quận đến phường chủ công trình vẫn tiến hành xây dựng. Thậm chí khi thanh tra quận có giấy mời làm việc chủ công trình cũng không có mặt..
" alt=""/>Cao ốc giữa trung tâm Hà Nội liên tục xin tăng giảm số phòngTheo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT), kế hoạch tiếp tục tổ chức giải thưởng AICTA 2021 đã được các nước ASEAN đã thông qua. Giải thưởng AICTA năm nay nhằm tìm kiếm và vinh danh các sáng kiến ứng dụng CNTT có tính áp dụng trong cuộc sống thực tiễn; định hướng, dự báo xu thế phát triển và tiềm năng của CNTT; đồng thời ghi nhận vai trò của CNTT trong phát triển kinh tế tại các nước ASEAN.
Trong thông báo phát động giải thưởng AICTA 2021, Bộ TT&TT cho biết, AICTA 2021 tiếp tục có 6 hạng mục giải thưởng, bao gồm: Khu vực nhà nước; Khu vực tư nhân; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Nội dung số; Doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup); Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
Mỗi hạng mục sẽ lựa chọn ra 3 sản phẩm xuất sắc nhất để trao các giải Vàng, Bạc và Đồng. Ban giám khảo giải thưởng AICTA 2021 là 10 đại diện Lãnh đạo cấp Cục thuộc các Bộ phụ trách ICT của 10 quốc gia ASEAN và 3 Giám khảo chuyên gia đến từ các quốc gia đối thoại với ASEAN như Nhật Bản, Hoa Kỳ...
![]() |
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia có thể xem thông tin chi tiết và Quy chế giải thưởng AICTA 2021 tại trang web https://aseanictaward.org.mm/ |
Ban tổ chức giải thưởng sẽ nhận hồ sơ tham dự giải bắt đầu từ ngày 1/8 đến 10/9. Hồ sơ đăng ký tham gia giải thưởng AICTA 2021 gồm có 1 video clip thuyết minh sản phẩm đề cử (dài khoảng 2 đến 5 phút, định dạng MP4) và các tài liệu giới thiệu sản phẩm liên quan.
Toàn bộ hồ sơ đăng ký phải được thực hiện bằng tiếng Anh và gửi Ban tổ chức trong nước xét tuyển và đề cử vào vòng khu vực. Hạn cuối để gửi hồ sơ đăng ký tham gia về Ban tổ chức AICTA Việt Nam 2021 là trước ngày 10/9.
Theo kế hoạch, sau khi được Ban tổ chức trong nước chọn lọc và gửi đề cử tham gia AICTA 2021, sẽ diễn ra 2 vòng đánh giá cấp khu vực: Vòng Sơ khảo – Chấm online trên hồ sơ dự tuyển; Vòng Chung khảo - Thuyết trình, bảo vệ online trước Ban giám khảo.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, lễ trao giải thưởng AICTA 2021 sẽ được tổ chức online trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 2 tại Myanmar, dự kiến diễn ra vào tháng 12/2021.
Trong các lần tham gia giải thưởng AICTA từ năm 2012 đến nay, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng cao, trong đó có 5 giải Vàng với các sản phẩm: FPT.eHospital của Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT đạt giải Vàng hạng mục khu vực nhà nước năm 2012; giải pháp Chính phủ điện tử Đà Nẵng do Sở TT&TT Đà Nẵng xây dựng và website Tienganh123 của Công ty BeOnline cùng giành được giải Vàng năm 2015; phần mềm Monkey Junior của Công ty Early Start đạt Giải Vàng tại hạng mục doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2016; mạng xã hội học tập trực tuyến của ViettelStudy đạt giải Vàng hạng mục Trách nhiệm xã hội năm 2019." alt=""/>Phát động giải thưởng CNTTCuối năm nay, các tỉnh đang phấn đấu mỗi hộ gia đình ít nhất một điện thoại thông minh, nhất là tại vùng sâu, vùng xa. Sang đầu năm 2023, 100% người dân sẽ chuyển sang dùng điện thoại thông minh. Trước năm 2025 thì cơ bản mỗi hộ có một đường Internet cáp quang siêu băng rộng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam luôn có giá ưu đãi đặc biệt cho giáo dục từ nhiều năm qua. Chiến lược Hạ tầng số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành năm nay đặt mục tiêu Việt Nam lọt vào top 30 thế giới trước năm 2025. Đây là nỗ lực to lớn của ngành TT&TT đóng góp cho sự phát triển của đất nước, trong đó có ngành GD&ĐT.
Cũng trong bài viết này, người đứng đầu ngành TT&TT đã nhấn mạnh, các nền tảng số dùng chung là lời giải chính cho chuyển đổi số giáo dục. Ngành GD&ĐT đã có nhiều chủ trương đổi mới nhưng thiếu một công cụ thực thi hiệu quả. Cuộc cách mạng số đã mang đến cho ngành một công cụ có tính cách mạng, đó là các platforms dùng chung toàn quốc. Và không chỉ là thực thi hiệu quả, nó còn cho phép ngành có những cải cách mạnh mẽ và triệt để hơn nữa. Mỗi một nhu cầu sẽ được giải quyết bởi một nền tảng số.
Thực tế, bên cạnh việc chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông cung cấp các gói cước truy cập Internet giá rẻ và các gói thuê bao đường truyền Internet giảm giá phục vụ các trường, giáo viên, học sinh, sinh viên học trực tuyến, Bộ TT&TT đã hiệu triệu các doanh nghiệp tích cực phát triển các ứng dụng công nghệ số để giúp cuộc sống tiếp tục diễn ra theo cách không tiếp xúc.
Nhiều sản phẩm, giải pháp CNTT, dạy học trực tuyến đã được các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam triển khai và cung cấp tới các trường học, tiêu biểu như:Viettel Study, VNPT E-Learning; AIC Học trực tuyến; Hệ thống VioEdu (vio.edu.vn) hỗ trợ học tập môn Toán các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 12; OLM.VN; Thanhedu.vn; Bigschool.vn…
Tận dụng mọi giải pháp, công nghệ để hỗ trợ dạy và học mùa dịch
Về phía ngành GD&ĐT, thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021 diễn ra chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, trước khi vào năm học mới, Bộ GD&ĐT đã cùng các địa phương, các cơ sở giáo dục bàn rất kỹ về vấn đề trọng tâm trong năm học này, làm thế nào để giữ vững được chất lượng giáo dục đào tạo trong điều kiện dịch bệnh.
“Bộ GD&ĐT đặt nhiệm vụ trọng tâm năm nay là phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tận dụng mọi giải pháp, công nghệ, công cụ để tổ chức việc dạy và học, thích ứng trong điều kiện dịch bệnh còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay.
Ngày 3/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 24 về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19.
Tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD&ĐT xác định các yêu cầu, nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở cho các địa phương, các cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu của phương thức này. Quan tâm sâu sát, cụ thể đến điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ việc dạy, học đối với học sinh lớp 1, lớp 2.
![]() |
Chương trình "Sóng và máy tính cho em” tiếp tục là một hoạt động khẳng định cam kết đồng hành của ngành TT&TT với ngành giáo dục trong cuộc chiến chống Covid-19 (Ảnh minh họa: T.Linh). |
Đồng thời, hướng dẫn các gia đình phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến; chỉ đạo các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa (cả bản điện tử) đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới.
Bộ TT&TT được giao ban hành hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, CNTT nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ các nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng.
Cùng với đó, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên, giá cước sử dụng giải pháp phục vụ giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục cho các trường, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học.
Vân Anh
Ngành TT&TT vừa chính thức cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với ngành GD&ĐT trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh Covid-19, với phương châm tạm dừng đến trường, nhưng không dừng việc học.
" alt=""/>Sẽ sớm có chương trình “Sóng và máy tính cho em”, hỗ trợ việc học tập trực tuyến