Trường ĐH Hải Phòng nơi xảy ra sự việc.
Sáng nay, 27/6, ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết thêm, trước mắt nhà trường đã tạm đình chỉ nam giảng viên này để phục vụ quá trình điều tra.
"Hiện có 7 file ghi âm liên quan đến việc tố giảng viên này "gạ tình" nữ sinh viên, đoàn kiểm tra sẽ phải làm rõ từng file ghi âm để tránh oan sai cũng như không bỏ lọt vi phạm. Quan điểm của thành phố là xử lý nghiêm, nếu làm rõ được vi phạm của giảng viên đó", ông Nam nói.
Như đã đưa tin, Trường ĐH Hải Phòng đã tạm đình chỉ công tác giảng viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng, an ninh - người bị tố có hành vi gạ tình một nữ sinh.
Trước đó, tối 22/6, trên group của sinh viên Trường ĐH Hải Phòng, tài khoản T.C đăng bài viết về việc một giảng viên quân sự của Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh (Trường ĐH Hải Phòng) nhiều lần gọi điện gạ tình, lời lẽ thiếu chuẩn mực.
Bài viết có kèm theo 7 video ghi lại cuộc nói chuyện qua Zalo được cho là của nam giảng viên và nữ sinh. Theo nội dung chia sẻ, vào tháng 6, nhà trường có tổ chức cho sinh viên kỳ học quân sự tập trung tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh.
Trong quá trình học, một giảng viên đã nhiều lần gọi điện cho nữ sinh viên gạ gẫm, quấy rối tình dục… Không chỉ qua điện thoại, giảng viên này còn gọi bạn nữ sinh lên phòng riêng để tiếp tục gạ tình.
"Đối với tất cả mọi người, kỳ quân sự là kỷ niệm vui nhất thời sinh viên nhưng với mình thì không. Ba tuần đi không khác gì chơi trò trốn thoát và đếm từng ngày để mong được kết thúc khóa học...", nữ sinh này viết trên mạng xã hội.
Nhận được thông tin, Trường ĐH Hải Phòng đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn vào cuộc xác minh.
Bác sĩ CKII. Phạm Quốc Cường, Trưởng phòng khám Thảo Điền (thuộc Bệnh viện Lê Văn Thịnh) đã quen thuộc với người dân quanh đây. Mới mở cửa trở lại do ảnh hưởng của Covid-19, phòng khám đón trên 20 lượt/ngày, không ít trong đó là bệnh nhân cũ, giống như ông Hợp.
Thực tế, từ năm 2018, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã đặt phòng khám vệ tinh tại Trạm y tế phường Thảo Điền (TP Thủ Đức). Khách hàng chủ yếu người có bệnh lý huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu… hay cần châm cứu, tập vật lý trị liệu.
Theo bác sĩ Cường, việc đặt một phòng khám ngay tại trạm y tế giúp được bệnh nhân và cả bệnh viện. Ông dẫn chứng, hiện nay, phác đồ điều trị các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường… thống nhất ở các tuyến. Bệnh lý mạn tính ngày càng phổ biến còn bệnh viện luôn quá tải. Nếu người dân đổ dồn lên bệnh viện lớn sẽ không tránh khỏi cảnh mệt mỏi, đợi chờ.
Trong khi đó, phòng khám ở trạm y tế có chức năng như phòng khám bác sĩ gia đình, được thanh toán Bảo hiểm y tế. Người già bị bệnh mạn tính được theo dõi, cấp thuốc định kỳ, có sự gắn kết vì được bác sĩ bám sát diễn biến sức khỏe.
“Để làm tốt, chúng ta cần những bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tình với người bệnh, mang lại sự hài lòng và yên tâm. Đặc biệt quan trọng là danh mục thuốc phải đa dạng", bác sĩ Cường chia sẻ.
Mở rộng danh mục thuốc cho y tế cơ sở
Sở Y tế TP.HCM xác định, 1 trong 7 thách thức của y tế TP là tình trạng một số trạm y tế chưa thực sự thu hút được người dân đến khám chữa bệnh ban đầu. Nguyên nhân chính là do trung tâm y tế quận, huyện không đủ loại thuốc và danh mục thuốc.
Khảo sát nhanh của Sở Y tế hồi tháng 9 cũng cho thấy, đại đa số người bệnh mong muốn được bổ sung bác sĩ, danh mục thuốc và xét nghiệm cho trạm y tế. Khi đó, họ sẵn sàng đến trạm thay vì phải lên bệnh viện quận.
Trước thực tế trên, Sở Y tế đã trình UBND TP.HCM có văn bản đề nghị Bộ Y tế cho phép triển khai thí điểm mở rộng danh mục thuốc tại trạm y tế được Bảo hiểm y tế thanh toán, với 41 loại thuốc thuộc danh mục của bệnh viện hạng 3, 4 dùng trong điều trị ngoại trú các bệnh không lây nhiễm.
Đề xuất cho phép chấp thuận mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương nhằm cung ứng đủ thuốc cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các trạm y tế. Số thuốc dự kiến mở rộng bao gồm 308 thuốc (không bao gồm 129 thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương).
Ngành y tế TPHCM nhận định, khi việc bổ sung danh mục thuốc cho trạm y tế được thông qua sẽ tạo dựng được niềm tin cho người dân đến chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở. Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới hiện đang hỗ trợ TP.HCM triển khai Gói can thiệp thiết yếu về bệnh không lây nhiễm trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, thông qua hệ thống y tế cộng đồng.