Các ngành Y đa khoa, Răng-Hàm-Mặt và Dược học nhận hồ sơ từ 23 điểm.
Các ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức, Xét nghiệm y học, Phục hồi chức năng, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật Phục hình răng, Y tế cộng đồng nhận hồ sơ từ 19 điểm
Đây là mức điểm tối thiểu để đăng ký xét tuyển (gồm tổng 3 môn Toán, Sinh, Hoá không nhân hệ số, không quy tròn) đối với khu vực ba, không ưu tiên.
Năm nay, chỉ tiêu vào Trường ĐH Y dược TP.HCM là 1.760. Trong đó, ngành Y đa khoa 400 chỉ tiêu, Dược học 380 chỉ tiêu, Điều dưỡng và Y học cổ truyền 150 chỉ tiêu, Y học dự phòng 120 chỉ tiêu, Răng hàm mặt 100 chỉ tiêu, các ngành con lại từ 40 đến 80 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Y dược TP.HCM thuộc tốp trường cao nhất cả nước.
Năm ngoái Ngành Y đa khoa lấy 26,75 điểm, ngành Răng - Hàm - Mặt lấy 26 điểm ; ngành Dược học 25,25. Các ngành còn lại đều trên 20 điểm.
Lê Huyền
Đây là sự kiện công nghệ thường niên, được tổ chức từ năm 2022 trọng tâm hướng đến giới thiệu, cập nhật các xu hướng, sản phẩm, nền tảng giải pháp thông minh phục vụ chuyển đổi sốcho các tổ chức doanh nghiệp và thông minh hóa cuộc sống của con người, với các hoạt động: Triển lãm, hội nghị, kết nối giao thương.
Phát biểu khai mạc, ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, công tác chuyển đổi số của TP.HCM trong thời gian qua ngày càng được tăng tốc và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số được lãnh đạo thành phố rất quan tâm chỉ đạo quyết liệt, bởi lẽ, chính quyền chuyển đổi số thành công nhanh thì nền hành chính sẽ hiệu quả hơn và phục vụ cho người dân, doanh nghiệp tốt hơn, thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn.
Theo ông, TP.HCM vừa qua đón nhận 2 tin vui, đó là thành phố xếp thứ 2/63 tỉnh thành về chỉ số chuyển đổi số quốc gia; UBND TP.HCM được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á – châu Đại Dương (ASOCIO) tặng giải thưởng ASOCIO 2023 cho hạng mục chính quyền số xuất sắc.
Với thành công đó, UBND Thành phố chỉ đạo tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là 1 hoạt động riêng lẻ mà là một chuỗi các hoạt động từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10 trên toàn địa bàn thành phố, với chủ đề: “Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số”.
Hội nghị hôm nay là hoạt động lớn thứ 2 trong chuỗi các hoạt động trong tháng chuyển đổi số của TP.HCM. Đây là một trong những giải pháp thúc đẩy xã hội số phát triển, giới thiệu các công nghệ mới đến đông đảo người dân, từ đó, dần hình thành nhận thức và tư duy của công dân số; đồng thời tạo cầu nối gắn kết giữa Nhà nước – Doanh nghiệp – chuyên gia, trường học.
Theo ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch TP.HCM, ngày nay, mọi khía cạnh công nghệ trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, tác động tích cực đến mọi khía cạnh của người dân TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Hiểu rõ, nắm bắt cơ hội ứng dụng và sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, sẽ là yếu tố quyết định chất lượng phát triển mỗi địa phương, quốc gia..
TP.HCM có trách nhiệm thúc đẩy áp dụng công nghệ một cách thông minh, thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, đảm bảo việc ứng dụng công nghệ của thành phố phát triển bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ông Dương Anh Đức cho rằng, chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, quyết tâm của người đứng đầu. Thành phố phải làm sao để huy động được tất cả các thành phần tham gia, trong đó, vai trò của người dân là hết sức quan trọng, tất cả cùng đồng lòng để biến TP.HCM trở thành thành phố thông minh.
Ngày nay, công nghệ thuộc về thế hệ trẻ, chính vì thế thành phố mong muốn ngày càng có nhiều người trẻ tham gia vào công cuộc chuyển đổi số, đưa ra các giải pháp thông minh về công nghệ để giúp xã hội phát triển.
Ông yêu cầu Sở TT&TT TP.HCM tăng cường hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để nâng tầm cuộc sống của người dân thành phố.
Về chiến lược chuyển đổi số TP.HCM, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, năm 2023 là năm dữ liệu số, chính vì thế, cơ quan nhà nước tập trung vào các hoạt động phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác, phân tích dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Với TP.HCM, chuyển đổi số thì dữ liệu là quan trọng, đồng thời lấy dữ liệu làm nền tảng để phục vụ chuyển đổi số. Từ năm 2018, trong kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố đã xác định “Tận khai thác dữ liệu” là một nhiệm vụ trọng tâm và kho dữ liệu dùng chung là giải pháp thực hiện xuyên suốt trong lộ trình rút ngắn khoảng cách giữa hiện trạng về kiến trúc mục tiêu đến năm 2025.
Để thực hiện điều đó, thành phố đã triển khai một lộ trình bài bản, đưa ra các chính sách, quy trình để xử lý việc cát cứ dữ liệu của các đơn vị về kho dữ liệu dùng chung và chuyển hạ tầng rời rạc về quản lý tập trung trên nền tảng điện toán đám mây. Đồng thời, thành phố triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu và cổng dữ liệu, kết nối và liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia…
Trong đó, quan trọng là TP.HCM đã ban hành sớm chiến lược quản trị dữ liệu, đồng thời tập trung phát triển các nền tảng số như: Nền tảng liên thông chia sẻ dữ liệu dùng dung; Nền tảng quản lý văn bản chuyên ngành; Nền tảng hệ thống giải quyết thủ tục hành chính, kết hợp với các hệ thống thông tin chuyên ngành như đất đai xây dựng, doanh nghiệp, giao thông, văn hoá xã hội…
Bà Võ Thị Trung Trinh cho rằng, chuyển đổi số và quản trị dữ liệu là một hành trình, cần phải cải tiến phù hợp với các tiến bộ công nghệ theo thời gian. TP.HCM phải thành lập cơ quan chủ trì để thúc đẩy, điều phối và thiết kế các giải pháp nhằm cải thiện việc tích hợp và thiết kế các dịch vụ dùng chung cho toàn thành phố.
Đáng chú ý, khu triển lãm Tech4life năm nay được thiết kế theo 3 trụ cột xã hội số, kinh tế số, chính quyền số. Tại đây, khách tham quan có thể trải nghiệm các dịch vụ công của TP.HCM như bản đồ số, tổng đài 1022, các dịch vụ chuyển đổi số của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Thành phố Thủ Đức, Huyện Nhà Bè… hay các doanh nghiệp như VNG với các giải pháp đến từ VNG Digital gồm camera thông minh AI, dịch vụ VNG Cloud, True ID; Ricoh với các dịch vụ chuyển đổi số và thiết bị hội họp thông minh, thiết bị in ấn văn phòng thông minh…
TP.HCM khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động tuần lễ chuyển đổi sốHưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2023, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều hoạt động trong Tuần lễ chuyển đổi số để khuyến khích người dân tham gia." alt=""/>Lãnh đạo TP.HCM phát biểu mừng Ngày Chuyển đổi số quốc giaChúng ta đang sống trong một thế giới kết nối, nơi các thiết bị điện toán không dây được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Một mặt, chúng phục vụ chúng ta đắc lực, nhưng mặt khác, chúng cũng đẩy ta vào thế dễ bị tấn công hơn. Gần như mọi loại thiết bị đều có thể bị hack, trên lý thuyết, từ ô tô cho đến bóng đèn. Thế nhưng nguy cơ đáng sợ nhất sẽ đến từ các thiết bị cấy ghép thần kinh.
Nguy cơ người dùng bị tấn công vào não và kiểm soát hành động, ý thức là không xa vời |
Laurie Pycroft, một nghiên cứu sinh tại Đại học Oxford đã mô tả cách thức mà hacker có thể điều khiển từ xa người khác thông qua việc chiếm quyền điều khiển các thiết bị cấy ghép y tế này. Chẳng hạn như các thiết bị kiểm soát nồng độ insulin hoặc máy điều hòa nhịp tim có thể bị xâm nhập dễ dàng, từ đó dẫn đế nguy cơ chết người.
Từ nhiều thập kỷ nay, các tiểu thuyết viễn tưởng đã nhắc đến hiện tượng con người bị kiểm soát suy nghĩ, hay còn gọi là bị tấn công não bộ. Nhưng càng ngày với sự tiến bộ của công nghệ cấy ghép, khả năng này cũng trở nên gần với hiện thực hơn. Dạng thức cấy ghép não phổ biến nhất chính là hệ thống mô phỏng bộ não DBS.
Hệ thống này gồm các điện cực được nhúng vào sâu bên trong bộ não, kết nối với một số dây dẫn bên dưới bề mặt da để truyền tín hiệu đến và đi từ một thiết bị mô phỏng (cũng được cấy ghép trên cơ thể). Thiết bị mô phỏng này gồm có pin, một vi xử lý tí hon cùng awngten kết nối không dây, cho phép các bác sĩ lập trình hoạt động và chức năng của nó. Lấy thí dụ, nó có thể vận hành như một thiết bị điều hòa nhịp tim, với sự khác biệt duy nhất là nó được tiếp xúc trực tiếp với não.
Ở khía cạnh tích cực, DBS là một công cụ tuyệt vời, có thể sử dụng để điều trị rất nhiều hội chứng rối loạn khác nhau. Nó được dùng phổ biến nhất để điều trị bệnh Parkinson và cho ra những kết quả đáng kinh ngạc. Hiện giới y học cũng đang thử nghiệm dùng DBS để điều trị trầm cảm.
Việc nhắm đến các vùng não khác nhau với những công cụ giả lập tín hiệu thần kinh khác nhau sẽ giúp bác sĩ kiểm soát chính xác não bộ bệnh nhân, từ đó điều trị chính xác các triệu chứng nguy hiểm. Thế nhưng cũng chính năng lực kiểm soát chính xác não bộ này, kết hợp với hệ thống thiết bị giả lập điều khiển không dây, lại tiềm ẩn nguy cơ bị tin tặc khai thác. Chẳng hạn như chúng có thể thay đổi cài đặt mô phỏng, khiến cho bệnh nhân bị đau khủng khiếp hơn trong thực tế. Hoặc một bệnh nhân Parkinson có thể bị phong tỏa hoàn toàn khả năng di chuyển.
Tất nhiên, những vụ tấn công này sẽ khó thực hiện vì chúng đòi hỏi kỹ năng công nghệ cực kỳ cao, cùng với khả năng theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong một thời gian đủ dài. Nhưng nếu kẻ tấn công đủ quyết tâm, chúng vẫn có thể đạt được mục đích.
Có một số giải pháp có thể giúp cho các thiết bị cấy ghép chống lại nguy cơ tấn công, nhưng việc thiết kế ra một hệ thống "tuyệt đối an toàn" sẽ rất khó sử dụng trong thực tế, và nó đòi hỏi nhà sản xuất phải đánh đổi. Các thiết bị cấy ghép có kích cỡ rất nhỏ, dung lượng pin hạn chế nên việc trang bị cho chúng các hàng rào bảo mật nghiêm ngặt là vô cùng khó. Hơn nữa, chúng phải được thiết kế để các nhân viên y tế dễ dàng tiếp cận trong tình huống khẩn cấp, nên một hình thức kiểm soát kiểu "cửa hậu" gần như là bắt buộc phải có.
"Khi các thiết bị cấy ghép trở nên rẻ hơn, được dùng nhiều hơn trong điều trị và có nhiều tính năng hơn, số lượng bệnh nhân cấy ghép cũng tăng lên. Nhưng mặt trái là nguy cơ tấn công cũng tăng lên. Lấy thí dụ, kẻ khủng bố có thể làm gì nếu truy cập được vào suy nghĩ của một chính trị gia, hoặc chúng có thể tống tiền bạn nếu thay đổi hành vi, suy nghĩ của nạn nhân", các chuyên gia giả định.
T.C
" alt=""/>Tin tặc sẽ tấn công... não người dùng