Hình ảnh Trấn Thành cùng các anh trai trong concert diễn ra tối 9/12. Ảnh:NSX.
Tối 7/12, concert thứ 3 của Anh trai “say hi” gây xôn xao với thông tin quy tụ tới 50.000 khán giả. Trên sân khấu, Trấn Thành nhiều lần nhấn mạnh đây là sự kiện âm nhạc có lượng khán giả kỷ lục tại Việt Nam.
Trên trang cá nhân, MC Đức Bảo cũng chia sẻ: “Cảm giác mở màn cho ‘đêm hòa nhạc lớn nhất lịch sử thủ đô Hà Nội với 50.000 người’ sẽ thế nào”. Nhưng sau đó, MC chỉnh sửa con số 50.000 thành “hàng chục nghìn người”.
Trước đó, trong một cuộc giao lưu tại Hà Nội, đại diện nhà sản xuất chương trình khẳng định 2 concert dự kiến đón hơn 100.000 khán giả. "Thành tích này sẽ phá vỡ tất cả kỷ lục concert tại Việt Nam, kể cả show diễn của BlackPink tại Hà Nội”, người này nói.
Những thông tin này gây tranh luận trên các nền tảng mạng xã hội. Khán giả cho rằng con số trên là khó có được với một concert ở sân vận động Mỹ Đình. Nhiều ý kiến khẳng định số lượng khán giả chỉ dao động ở mức 30.000.
Trước đó nữa, việc ê-kíp tổ chức công bố 2 concert ở TP.HCM quy tụ tới 78.000 khán giả cũng vướng nghi vấn. Thời điểm đó, một chuyên gia truyền thông trong lĩnh vực tổ chức sự kiện trao đổi với Tri Thức - Znews rằng con số 50.000-60.000 cho concert 2 của Anh trai “say hi” là… “hơi vô lý”.
Cuốn sách đáng đọc về âm nhạc
Sách khảo cứu Lịch sử opera Ý do GS Gianni Kriscak cùng Hiền Nguyễn Soprano (nghiên cứu sinh tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương), Trịnh Thị Oanh (giảng viên thanh nhạc tại Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương) thực hiện. Sách ra mắt vào tháng 2 và nhanh chóng được bạn đọc đón nhận.
Sách khảo cứu Lịch sử opera Ý là tác phẩm hiếm hoi về opera được thực hiện bằng tiếng Việt. Qua cuốn sách này, các tác giả đưa ra câu chuyện về một thành tựu văn hóa kinh điển của thế giới nhưng bằng góc nhìn nhẹ nhàng, dễ tiếp cận thay vì quá nặng nề, phức tạp. Các tác giả không đề cập quá nhiều tên, chi tiết và chỉ đưa vào cuốn sách những khoảnh khắc quan trọng, thú vị nhất trong giai đoạn đầu tiên của các vở opera.
Chiến dịch hướng đến là giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP nằm trong 10 mạng botnet phổ biến (Ảnh minh họa)
Là đơn vị trực tiếp phối hợp, đồng hành với các doanh nghiệp trong và ngoài nước như VNPT, Viettel, CMC, FPT, BKAV, Kaspersky… thực hiện chiến dịch, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT thông tin, chiến dịch sẽ được chia làm 3 giai đoạn: trước, trong và sau chiến dịch.
Trong đó, giai đoạn trước chiến dịch gồm việc thống nhất, chuẩn bị kỹ lưỡng cho các kế hoạch, sự kiện bao hàm. Hiện tại, chiến dịch đã bắt đầu bước vào giai đoạn 2.
Giai đoạn trong chiến dịch kéo dài khoảng 1 tháng bao gồm các công đoạn: đánh giá hoạt động 10 mạng botnet lớn cần ưu tiên xử lý; đánh giá ở mức ISP; xây dựng công cụ hỗ trợ; triển khai công cụ trên diện rộng, theo đó, người sử dụng sẽ được tải miễn phí các công cụ để kiểm tra và bóc gỡ mã độc ra khỏi máy tính của mình. “Sau chiến dịch, chúng tôi sẽ đánh giá kết quả và dự kiến thực hiện các chiến dịch tiếp theo”, đại diện NCSC nói.
Triển khai trên toàn không gian mạng Việt Nam, chiến dịch được thực hiện đồng bộ tại tất cả các tỉnh, thành phố từ cấp địa phương đến cấp trung ương, thông qua hệ thống đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tài chính.
Ngoài ra, chiến dịch còn nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức, tập đoàn và các hãng bảo mật lớn trên thế giới như Kaspersky, Group-IB, FireEye, F-Secure, ESET để lan tỏa hiệu quả cũng như lợi ích đến người dùng Internet Việt Nam.
“Chiến dịch đã và đang được triển khai từng bước. Chúng tôi hy vọng hoạt động này sẽ thu được kết quả khả quang sẽ mang lại kết quả khả quan, góp phần làm sạch mã độc trên không gian mạng Việt Nam, đảm bảo an toàn cho các giao dịch của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh chuyển đổi số, hướng tới phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Vân Anh
Công cụ “Make in Vietnam” giúp nhận diện mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền
Giải mã, nhận diện mã độc mã hóa tống tiền (ransomware) và Kiểm tra tập tin độc hại là 2 công cụ “Make in Vietnam” mới được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cung cấp miễn phí cho cộng đồng trên trang Khonggianmang.vn.
评论专区