Bất động sản tiếp đà tăng, dân tình vẫn “lùng” muaBáo cáo thị trường BĐS quý IV/2021 của Chợ Tốt Nhà cho thấy, nhu cầu tìm mua đất nền và đất thổ cư ở hầu hết các tỉnh/thành trọng điểm đều có sức bật sau dịch rất khỏe.
Những thị trường là các tỉnh vệ tinh của TP.HCM có bước sải lớn về số lượt tìm mua đất, với lượt tìm kiếm sau dịch cao hơn cả giai đoạn trước giãn cách, như: Bà Rịa - Vũng Tàu (tăng 182% so với quý III) và Đồng Nai (tăng 134% so với quý IV). Cùng với nhu cầu tăng cao thì giá đất thổ cư ở các địa phương này cũng tăng từ 2% – 6%.
Tại TP.HCM, 3 khu vực có sức hấp dẫn lớn nhất với nhà đầu tư đất nói chung có thể kể đến là quận 12, quận 9 cũ và quận Thủ Đức cũ (TP. Thủ Đức) với mức tăng nguồn cầu so với quý III lần lượt là 2,5 lần; 2,1 lần và 1,9 lần.
Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES 2021) diễn ra mới đây, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam - bà Dương Thùy Dung cho hay, dù trải qua 2 năm dịch bệnh phức tạp, kéo lùi nền kinh tế nhưng giá BĐS của nhiều phân khúc vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể, với chung cư, giá bán căn hộ sơ cấp tiếp tục đà tăng trong tương lai. Giá bán căn hộ sơ cấp tại Hà Nội tăng 16%; giá bán căn hộ sơ cấp tại TP.HCM tăng 17%.
Đối với sản phẩm nhà phố và biệt thự, tại Hà Nội, giá bán biệt thự đã tăng 13%; nhà phố tăng 4%; nhà phố thương mại tăng 3%. Trong khi đó, tại TP.HCM, biệt thự tăng 3%; nhà phố tăng 17%; nhà phố thương mại tăng 6%.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó TGĐ Batdongsan nhận định, nhu cầu đầu tư BĐS của người dân trong năm 2022 vẫn rất lớn. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi đơn vị này, 92% người phản hồi cho biết sẽ tiếp tục đầu tư BĐS trong năm sau; 77% có mong muốn mua thêm nhà đất và 44% chọn mua BĐS trong 1-2 năm tới.
 |
92% người phản hồi khảo sát của Batdongsan cho biết, tiếp tục đầu tư BĐS vào năm 2022 |
Thiếu vắng căn hộ vừa túi tiền
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Việt Nam dự báo, trong năm 2022, nếu tình hình không có những biến động nghiêm trọng về dịch bệnh, thị trường BĐS sẽ có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2021 cả về nguồn cung mới lẫn sức mua.
Đất nền các địa phương giáp ranh/lân cận TP.HCM (hoặc các tỉnh/thành lớn) vẫn là kênh ưu tiên hàng đầu mặc dù có thể nguồn cung mới sẽ không bằng như những năm trước. Nguyên nhân, nhiều địa phương đang rà soát và siết chặt lại việc phân lô, bán nền.
Căn hộ là phân khúc chủ đạo của thị trường BĐS nhà ở tại TP.HCM và Bình Dương. Còn ở Đồng Nai và Long An, loại hình nhà gắn liền với đất (nhà phố/biệt thự/shophouse) chiếm chủ đạo.
Riêng BĐS thuộc loại hình mặt bằng bán lẻ còn nhiều thách thức do mức giá thuê đã quá cao từ năm 2019 về trước. Trong giai đoạn dịch bệnh và siết chặt giãn cách xã hội, xu hướng mua sắm online được đẩy mạnh, nhu cầu mặt bằng bán lẻ bị hạn chế.
BĐS nghỉ dưỡng phụ thuộc vào sự phát triển của du lịch. Rất có thể phải đến năm 2023 ngành du lịch mới quay trở lại như năm 2019 trở về trước và khi đó BĐS nghỉ dưỡng mới sôi động trở lại.
Trong khi đó, BĐS hạng sang và siêu sang tại TP.HCM vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Trái lại, loại hình nhà ở vừa túi tiền ngày càng khan hiếm.
Theo đại diện DKRA, mức giá BĐS nói chung không giảm như nhiều người lo ngại do tác động từ dịch bệnh mà vẫn duy trì ở mức cao, thậm chí tăng nhẹ vì nhiều lý do. Đáng chú ý, loại hình căn hộ siêu sang đã có những kỷ lục mức giá mới khi lên đến 400 - 500 triệu đồng/m2 (tương đương 20.000 - 22.500 USD).
“Tỷ lệ phân hạng căn hộ vẫn bất ổn, thiếu vắng loại hình căn hộ vừa túi tiền, căn hộ hạng A và hạng sang vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Từ dịch bệnh Covid-19, có thể thấy cần phải tổ chức lại không gian đô thị và nhà ở cho người có thu nhập khiêm tốn (nhà ở vừa túi tiền)”, ông Hoàng nói.
Sự thiếu vắng và yếu kém của loại hình nhà ở vừa túi tiền tiếp tục khiến thị trường BĐS mất cân bằng, ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ví dụ, gia tăng đầu cơ mua đi bán lại, mục tiêu phát triển đô thị và diện tích nhà ở bình quân đầu người bị ảnh hưởng.
 |
Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đại diện đơn vị trúng đầu giá lô đất 2,4 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm |
Chuyện gia nhìn nhận, thị trường BĐS năm 2022 sẽ vẫn phải đối mặt với thách thức như tin đồn không xác thực, khó kiểm soát, tạo những cơn sốt đất ảo gây ảnh hưởng và làm náo loạn thị trường, thiệt hại cho nhiều người.
Bên cạnh đó, áp lực tăng giá BĐS sẽ rất lớn bởi áp lực lạm phát, chi phí vật liệu xây dựng tăng, chi phí đầu vào tăng (đặc biệt giá đất), nguồn cung chưa được dồi dào,…
Trần Chung

Miếng đất trong làng, ‘cò’ giục mua ngay sang tay tiền tỷ
Ông Hoàng Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Nhuận Trạch (Lương Sơn - Hoà Bình) cho biết, giá đất quanh khu vực hồ Đồng Chanh cao gấp 2-3 lần năm ngoái nhưng thực tế không có chuyển nhượng, giao dịch gần như không có, giá cao do môi giới.
" alt=""/>Bất động sản 2022: Giá tiếp tục tăng, khan hiếm nhà ở vừa túi tiền

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu góp ý tại buổi làm việc với tập đoàn VNPT.Tái sinh từ sứ mệnh doanh nghiệp
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng để "tái sinh" thành công, VNPT cần phải lấy sứ mệnh của đất nước làm sứ mệnh của mình.
“Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có lợi nhuận. Lợi nhuận là phép đo hiệu quả. Nhưng sau lợi nhuận sẽ là gì? Sau lợi nhuận là sứ mệnh. Sứ mệnh trước dân tộc mình. Sứ mệnh góp phần giúp Việt Nam hùng cường thịnh vượng. Sứ mệnh tạo hạ tầng số, nền tảng số cho chuyển đổi số. Sứ mệnh đầu tư hạ tầng trước để Việt Nam bứt phá vươn lên”.
Việc tổ chức lại VNPT là sự chuyển đổi cả tập đoàn thành tập đoàn công nghệ số. Cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ CNTT và dịch vụ số trên cùng một hạ tầng, cùng một nền tảng, cùng một nguồn nhân lực. Công nghệ viễn thông chuyển thành CNTT, rồi CNTT chuyển thành công nghệ số.
VNPT muốn tạo hạ tầng cho chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, muốn tham gia dẫn dắt CĐS quốc gia thì đầu tiên, VNPT phải CĐS cho chính mình. Khó nhất của CĐS là thay đổi mô hình quản lý, mô hình kinh doanh, thay đổi tổ chức, con người và quy trình, sáng tạo dịch vụ mới trên nền tảng số. Tức là một sự thay đổi toàn diện.
Năm 2020 là một chu kỳ mới cho đầu tư hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, để tạo tiền đề cho CĐS. Doanh nghiệp viễn thông nói chung, VNPT nói riêng, đã đến lúc phải nhận lấy trách nhiệm trước đất nước để tạo ra một hạ tầng mới, hạ tầng viễn thông thế hệ mới, gọi là hạ tầng số.
Có thể coi đổi mới lần 2 của ngành viễn thông là sự chuyển dịch qui mô lớn nhất, thay đổi bản chất của ngành, mở ra không gian mới vô cùng to lớn cho ngành viễn thông, lớn hơn rất nhiều lần không gian thông tin liên lạc. Đó là hạ tầng viễn thông trở thành hạ tầng của nền kinh tế số.
Những bài học của cuộc đổi mới lần một sẽ vẫn còn đúng cho cuộc đổi mới lần 2 này, đó là: Hạ tầng phải đi trước và đi nhanh, công nghệ phải hiện đại, đi trong nhóm đầu của thế giới, quyết sách sáng suốt có tầm nhìn xa, huy động mọi nguồn lực của thị trường, điều hành quyết liệt, vượt qua thử thách này để hình thành một thế hệ cán bộ giỏi cho đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp nền tảng, lưu ý tập đoàn VNPT không thể vẫn để SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác, không thể để các nền tảng khác chạy trên nền tảng của nhà mạng vi phạm pháp luật Việt Nam.
Việt Nam xác định ngành ICT, ngành công nghệ số là mũi nhọn để đưa nước ta hùng cường thịnh vượng, thì các doanh nghiệp trong ngành không chỉ cạnh tranh trong nước, mà còn phải trở thành doanh nghiệp toàn cầu. Thực tế chỉ ra rằng chỉ có những quốc gia đi ra nước ngoài thì mới trở thành nước phát triển.
 |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói chuyện với các cán bộ chủ chốt của tập đoàn VNPT về chiến lược chuyển đổi số. |
Sẵn sàng cho các cuộc thí điểm
Không chỉ góp ý chiến lược, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã chia sẻ với VNPT nhiều bài học với tư cách một người trong ngành.
VNPT là nhà mạng viễn thông có nghề cung cấp công nghệ như dịch vụ lâu đời nhất và rộng nhất trong số các công ty công nghệ, và đây là thế mạnh để cung cấp các sản phẩm công nghệ số như dịch vụ. Muốn thế, mạng lưới, tổ chức, con người của nhà mạng phải On-Demand, tức là phải được phân bổ linh hoạt theo yêu cầu.
"Để nâng cao năng suất lao động, VNPT có thể cân nhắc việc tập trung nhân lực khai thác mạng lưới vào thành một công ty chuyên khai thác hạ tầng cho Tập đoàn. Bộ máy còn lại sẽ được tinh gọn và nhẹ hơn, giúp tăng khả năng sáng tạo cho chuyển đổi số", Bộ trưởng góp ý.
Đối với hai bệnh viện đang nằm trong tập đoàn VNPT, đây có thể trở thành nơi thí điểm chuyển đổi số bệnh viện rất tốt. Bộ trưởng nhấn mạnh, chuyển đổi số là thay đổi cả phương thức vận hành của bệnh viện chứ không chỉ là ứng dụng CNTT. Chẳng hạn như 30% bệnh nhân mắc các bệnh đơn giản có thể được tư vấn điều trị từ xa, hay những bệnh nhân nặng không cần phải chuyển lên tuyến trên điều trị mà vẫn có thể được hỗ trợ bởi các bác sĩ đầu ngành qua hệ thống truyền hình.
Sau khi hình thành nên phương thức vận hành mới, tạo thành một platform chuyển đổi số hiệu quả cho các bệnh viện, Tập đoàn VNPT hoàn toàn có cơ hội triển khai chuyển đổi số đến hơn 14.000 bệnh viện trên toàn quốc.
Để chuyển đổi số cho tập đoàn lớn như VNPT, thường sẽ có hai cách thực hiện. Một là thành lập một Trung tâm chuyển đổi số để kéo cả Tập đoàn chuyển đổi theo. Tuy nhiên cách này sẽ khó hiệu quả đối với những tập đoàn lớn có tới hàng vạn nhân sự vì một ca-nô nhỏ không thể kéo cả một con tầu lớn.
Cách thứ hai là trang bị kỹ năng số cho hàng vạn nhân lực trong tập đoàn. VNPT nên tạo các nền tảng để đưa mô hình quản trị, mô hình kinh doanh, quy trình hoạt động lên môi trường số. Người lao động sẽ sử dụng các nền tảng đó để làm việc và thông qua đó mà nâng cao kỹ năng số một cách nhanh chóng. Công nghệ giúp con người đứng cao hơn. Mức tối thiểu của mỗi nhân sẽ được nâng lên mức của nền tảng.
Hội tụ đủ yếu tố cho cuộc tái sinh
VNPT là công ty viễn thông lâu đời nhất tại Việt Nam nên đổi mới sẽ khó khăn nhất. Nhưng doanh nghiệp khác con người ở chỗ có thể tái sinh. Nếu VNPT có thể tái sinh thì sẽ trở thành công ty viễn thông trẻ nhất.
VNPT có lợi thế là đã đi qua điểm đáy của suy thoái và đang trên đà hồi phục. May mắn hơn nữa, VNPT đang trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, đó là thiên thời.
Thị trường viễn thông Việt Nam đã trở nên bão hòa và phải chuyển đổi sang thành hạ tầng của nền kinh tế số, đó là địa lợi.
Tập thể người lao động của VNPT cũng đã trải qua những khó khăn và hiện rất đồng thuận, quyết tâm đưa VNPT phát triển mạnh mẽ trở lại vị trí dẫn đầu, đó là nhân hòa.
Đây có thể xem là thời cơ hiếm có để VNPT thực hiện cuộc đổi mới ngành viễn thông lần thứ 2, tiếp sau công cuộc đổi mới lần thứ nhất cách đây 30 năm, đã chuyển đổi mạng lưới từ thế hệ analog sang thế hệ số.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng lưu ý, đổi mới là sự phá hủy cái cũ, nên phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu, vì chỉ người đứng đầu mới có quyền phá hủy cái cũ để chuyển sang cái mới.
 |
Tổng Giám đốc VNPT phát biểu tại buổi làm việc giữa đoàn công tác Bộ TT&TT và Tập đoàn VNPT. |
Chủ tịch, Tổng Giám đốc VNPT Phạm Đức Long trân trọng cảm ơn những chia sẻ, góp ý quý báu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã giúp các lãnh đạo VNPT định hướng lại tư duy và tầm nhìn trong công cuộc đổi mới của tập đoàn. Ông Phạm Đức Long cũng khẳng định khát vọng của tập thể cán bộ VNPT quyết tâm đưa Tập đoàn phát triển mạnh mẽ để quay trở lại vị trí dẫn đầu.
(Quý độc giả có thể tham khảo toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi làm việc về chuyển đổi số với Tập đoàn VNPT tại đây)
Bình Minh - Thiên Thanh
" alt=""/>VNPT “tái sinh” để bắt đầu vòng phát triển mới