Nhận định, soi kèo Vissel Kobe vs Albirex Niigata, 12h00 ngày 6/4: Lịch sử gọi tên

Thể thao 2025-04-08 18:05:49 149
ậnđịnhsoikèoVisselKobevsAlbirexNiigatahngàyLịchsửgọitêthứ hạng của inter milan   Hồng Quân - 05/04/2025 16:15  Nhật Bản
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/30a891010.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Nice vs Nantes, 1h45 ngày 5/4: Đến lúc bừng tỉnh

hoc-sinh.jpg
Ảnh: Thanh Tùng

Vậy trong bức thư năm nay, chúng ta cần tập trung làm nổi bật nội dung nào nhất?

Theo Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU, chủ đề năm nay khuyến khích giới trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình về thế giới chúng ta đang sống trước những thách thức toàn và đề xuất các giải pháp để thay đổi. Cốt lõi của điều này nằm trong mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, một chương trình tốt đẹp với mục đích thắt chặt sự kết nối giữa các thế hệ và đảm bảo cho một hành tinh đáng sống trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Chương trình này được tất cả các quốc gia thành viên của Liên hiệp Quốc thông qua vào năm 2015. Nội dung quan trọng nhất của Chương trình Nghị sự 2030 là danh sách 17 mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), kêu gọi tất cả các quốc gia cùng chung tay hành động và tăng cường hợp tác hướng đến cột mốc 2030.

Các mục tiêu Phát triển Bền vững có tính phổ quát và bao trùm, không chỉ tập trung xóa đói giảm nghèo mà còn hướng đến việc cải thiện chất lượng y tế, giáo dục, nâng cao sự bình đẳng xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế, hành động vì khí hậu và bảo tồn rừng biển…

Ban giám khảo lưu ý nhìn lại lịch sử các chủ đề của cuộc thi trong nhiều năm qua, có thể thấy đây là nội dung được UPU rất quan tâm: “Tôi viết lá thư này cho bạn để trao đổi làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn”(Chủ đề UPU 32 - 2003); “Hãy viết một bức thư nói về thế giới mà bạn muốn được lớn lên trong đó" (Chủ đề UPU 44 - 2015); “Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng thư ký mới của Liên hợp quốc. Điều gì bạn tư vấn cho ông ấy trước tiên và cách giải quyết vấn đề ấy như thế nào?”(Chủ đề UPU 46 – 2017); “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống"(Chủ đề UPU 49 - 2020).

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh SDG gần đây nhất, Tổng Thư ký Liên hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới cần phải cùng nhau thực hiện kế hoạch toàn cầu một cách mạnh mẽ hơn để thực hiện Chương trình Các mục tiêu Phát triển Bền vững đúng tiến độ, “bởi đó không đơn thuần là một bản danh sách mà còn chứa nhiều hy vọng, hoài bão và kỳ vọng của người dân trên toàn thế giới về tương lai của nhân loại”.

Các nhà lãnh đạo các quốc gia, người dân và đặc biệt là giới trẻ chúng ta, đang đứng trước nhiều thách thức và mang những trách nhiệm lớn lao với tương lai. Vì vậy, Ban giám khảo nhấn mạnh, bức thư của mỗi em cũng chính là một lời hứa, một trọng trách gìn giữ thế giới của chúng ta như một di sản tốt đẹp dành lại cho thế hệ sau.  

Năm 2024, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề là: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”.

Tiếng Anh là: "At 150 years old, the UPU has served people around the world for more than eight generations. The world has changed enormously since then. Write a letter to future generations about the world you hope they inherit".

Chủ đề của cuộc thi năm nay gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (1874-2024).

">

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 53

- "Thật lạ là buổi họp phụ huynh không nói đến việc thu tiền, không có lời than phiền về kết quả học tập, cũng chẳng phải là buổi tuyên dương..."- Câu chuyện sau đây được ghi lại từ lời kể của ông Phạm Thái Sơn, một phụ huynh của Trường THPT Việt Nhật.

Đó là buổi họp phụ huynh của con tôi - đang học lớp 10, Trường THPT Việt Nhật, Q.Gò Vấp, TP.HCM trong ngày 12/5 vừa qua. Một buổi họp phụ huynh diễn ra ngoài tưởng tượng của chúng tôi.

Trước đó một tuần, khi con mang thư mời họp phụ huynh của giáo viên về tôi đón nhận nó với tâm trạng không mấy quan trọng. Tôi biết đây là buổi họp phụ huynh cuối năm, chắc chắn chỉ những chuyện khen, chê, tuyên dương, học thêm, học hè, đặc biệt một vấn đề sẽ không thể thiếu là vấn đề tài chính. 

Là người từng nhiều lần họp phụ huynh cho con ở cấp học dưới, tôi thấy rằng trong nhiều buổi họp giáo viên còn dành cả buổi để biểu dương học sinh, thậm chí có buổi họp chỉ để bàn chuyện thu tiền và quà cáp cuối năm cho giáo viên, chụp ảnh kỷ yếu ra sao, tổ chức học thêm ra sao... Những buổi họp phụ huynh trở nên chán ngắt. 

Chúng tôi thường nói, bây giờ "sĩ diện" của mình phụ thuộc vào con. Quả thật, nhiều phụ huynh nở mày, nở mặt vì con họ học giỏi, gia đình có điều kiện nhưng cũng có phụ huynh ngồi ủ rũ, thậm chí ngượng ngùng như bản thân vừa gây nên tội. 

Tôi là một phụ huynh từng phải "cúi đầu" vì thành tích bết bát trong học tập của con ở khoá học trước, lần này con cũng không phải một học sinh xuất sắc và tôi đã xác định sẽ “lĩnh giáo” thay con. Tôi cũng nghĩ sau cuộc họp phụ huynh sẽ cho con “một trận”. 

{keywords}
Buổi họp phụ huynh ngày 12/5 (Ảnh: Phụ huynh Phạm Thái Sơn cung cấp)

Nhưng thật lạ là buổi họp phụ huynh không diễn ra như những gì tôi mường tượng trước đó. Khi chúng tôi tới trường, nhà trường thông báo do lượng học sinh không đông nên toàn thể ban giám hiệu, cố vấn và giáo viên chủ nhiệm cùng họp chung với phụ huynh. 

Mở đầu buổi họp, thầy Hiệu trưởng Trịnh Quang Trinh nói rằng “Hôm nay, chúng tôi mời các phụ huynh tới đây với mong muốn chúng ta cùng nhau thảo luận về phương pháp để dạy dỗ con em chúng ta được tốt hơn. Đặc biệt, khi ngày hè sắp đến, chúng ta sẽ thảo luận để tìm ra phương pháp giáo dục con, phụ huynh cần làm gì để cùng nhà trường giáo dục con cho phù hợp...

Giáo viên chủ nhiệm con thì nói rằng: "Học sinh ở lứa tuổi này rất hiếu động. Ở trường, các em sẽ được rèn luyện tác phong, đạo đức và tính kỷ luật thông qua các hoạt động. Môi trường nhà trường đã tạo cho các em có sự thay đổi đáng kể, nhưng nếu không có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thì rất khó đạt được mục đích đề ra. Bản thân giáo viên, chúng tôi mong muốn xây dựng được một thế hệ trẻ có tính tự chủ cao, có tinh thần trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, có sức khỏe và tính sáng tạo để các em có thể nhanh chóng hòa nhập với sự phát triển của thế giới. Nhưng nếu không có sự giúp sức của phụ huynh thì khó để thành công". 

Rồi các thầy lần lượt hướng dẫn các kỹ năng về cách dạy con cái, kỹ năng cho con đi chơi trong hè, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự lập...

{keywords}

Buổi họp phụ huynh ngày 12/5 (Ảnh: Phụ huynh Phạm Thái Sơn cung cấp)

Buổi họp phụ huynh hôm nay giống như một buổi huấn luyện kỹ năng mềm cho phụ huynh học sinh nhiều hơn. Buổi họp nhẹ nhàng, thú vị và bổ ích. Không chỉ tôi mà nhiều phụ huynh vẫn còn cảm giác “lạ” này.

Một buổi họp phụ huynh chỉ xoay quanh các phương pháp giáo dục học sinh. Nhà trường tư vấn cho phụ huynh cách phối hợp với trường để giáo dục con cái, tùy theo tính cách của từng em sẽ có cách tiếp cận khác nhau. Cũng trong cuộc họp này, xuyên suốt từ đầu tới cuối giáo viên chủ nhiệm chỉ nói về những kỹ năng quan trọng, phương pháp dạy dỗ học sinh, cách phụ huynh dạy dỗ con mình. Riêng kết quả học tập dù được đề cập nhưng rất ít, giáo viên không hề nói đến việc thu tiền, không có lời than phiền về kết quả học tập, và cũng chẳng phải là buổi tuyên dương. 

Lúc này, tôi mới nhớ đến thư mời họp phụ huynh có đề cập đến chuyện bàn vễ kỹ năng dạy con cho bố mẹ. Quả thực, bản thân tôi và nhiều phụ huynh lúc đầu không quan tâm việc đề cập trong thư, nhưng hôm nay thì khác, chúng tôi cảm thấy thích thú và vui vẻ với cách họp mới. 

Kết thúc cuộc họp, một vị phụ huynh ngồi bên tôi xung phong phát biểu rằng, các thầy đã giúp các phụ huynh có thông tin và phương pháp để cùng nhà trường giáo dục con.  Gần đây con ông đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là việc đối xử với cha mẹ lễ phép hơn, tự giác trong học tập, học tập tốt hơn, hoà đồng hơn và về nhà không hay cáu gắt như trước. Việc con sử dụng điện thoại cũng hạn chế hơn trước và rất phấn khởi vì những buổi họp phụ huynh như thế này. 

Thường lệ, mỗi lần đi họp phụ huynh tôi sẽ ra về cuối cùng, vì muốn trao đổi thêm với giáo viên để hỏi rõ hơn về tình hình của con, ngoài ra gửi gắm các giáo viên uốn nắn con. Nhưng hôm nay thì không, tôi nghĩ những gì giáo viên truyền đạt đủ để chúng tôi nhận ra cần giáo dục con như thế nào. 

Giáo dục không phải là điểm số, thành tích, là tuyên dương mà trên hết là giá trị sống và học làm người. Tôi nghĩ nếu mỗi kỳ họp phụ huynh, giáo viên vạch ra một chủ đề để truyền thụ cho chúng tôi những bài học cần thiết thì những cuộc họp phụ huynh sẽ không còn áp lực và sáo rỗng nữa.

GS Vũ Gia Hiền,cố vấn cấp cao của Trường THPT Việt Nhật: Chúng tôi xác định là dạy các em thành người có trách nhiệm với xã hội và có tư duy sáng tạo chứ không nặng về kiến thức. Tôi nghĩ, ngoài việc nhà trường giáo dục học sinh thì quan trọng nhất là sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Việc rèn luyện kỹ năng cho các em không phải ngày một, ngày hai mà là quá trình rèn luyện. Nếu không có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình thì thực sự khó để thành công. Chúng tôi sẽ lựa chọn để mỗi kỳ họp phụ huynh sẽ bàn một vấn đề mà phụ huynh tâm đắc để cùng phối hợp giáo dục các em học sinh.

Tuệ Minh

">

Chuyện không ngờ ở buổi họp phụ huynh cuối năm

{keywords}Những thí sinh dự thi đầu tiên của Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn

Trong năm đầu tiên tuyển sinh, Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn nhận được hơn 800 hồ sơ đăng ký dự thi, nhiều nhất là khối chuyên Văn với 500 hồ sơ, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/16,67. 

Ở khối chuyên Lịch sử, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/6,4. Khối chuyên Địa lý, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/6.

Các thí sinh sẽ phải làm 4 bài thi viết gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).

Xem đề thi môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn (không chuyên) tại đây.

Xem đề thi môn Tiếng Anh tại đây

{keywords}
Tâm lý trái ngược của các thí sinh trước khi vào phòng thi

Đưa con đi thi, chị Ngọc Lan cho biết, đây là năm đầu tiên trường tuyển sinh nên chị cũng theo dõi tìm hiểu từ những ngày đầu thành lập. 

"Vì là khóa đầu tiên tuyển sinh nên cũng không biết như thế nào nhưng tôi vẫn rất tin tưởng về đội ngũ giảng viên".

Chị Lan chia sẻ định hướng cho con gái học Văn "cho đỡ mệt" và không lo lắng về cơ hội nghề nghiệp sau này.

"Tôi nghĩ một người giỏi Văn thì nhiều ngành nghề và công việc cần đến. Tất nhiên, thời buổi giờ nếu học giỏi một môn cũng chưa chắc mang lại thành công, vì vậy gia đình và cháu cũng xác định vẫn phải học kèm theo Ngoại ngữ...".

"Mình không đặt kỳ vọng cao nhưng qua trò chuyện mình vẫn cảm nhận được nỗi lo và áp lực không nhỏ. Cũng dễ hiểu thôi, bởi các con còn quá trẻ, lần đầu tiên tham gia một kỳ thi khốc liệt như thế với số lượng thí sinh đông và tỷ lệ chọi lên đến 1/16".

{keywords}
Phụ huynh ngồi chờ con bên ngoài phòng thi
{keywords}
 

Trong khi đó, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên đã nhận được 2.731 hồ sơ với 3.111 nguyện vọng.

{keywords}
2.731 hồ sơ dự thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2020

Với chỉ tiêu 90 học sinh/lớp chuyên, lớp chuyên Hóa có tỷ lệ chọi là 1/7,9.

Xếp sau đó là lớp chuyên Toán với tỷ lệ chọi 1/7,8 và chuyên Tin với tỷ lệ chọi 1/7,7.

Thấp nhất là tỷ lệ chọi của lớp chuyên Sinh, với 359 nguyện vọng, tỉ lệ chọi chỉ là 1/4.

Chị Nguyễn Thị Thanh (quận Đống Đa) có con dự thi vào chuyên Tin cho biết, hôm qua, chị cũng đã cho con ăn xôi đỗ xanh với hi vọng con thi cử gặp nhiều hanh thông.

"Còn sáng nay, dù nhà ở gần trường nhưng mẹ con cũng gọi nhau dậy từ rất sớm. Sau đó thắp hương để cầu xin may mắn, thuận lợi”.

Tuy không gây áp lực lên con nhưng chị mong con vào trường chuyên để có môi trường phát triển.

{keywords}
 
{keywords}
Các thí sinh dự thi Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2020

Thí sinh dự thi vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên phải làm bài thi viết 3 môn là Ngữ văn, Toán và môn chuyên. Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận đối với môn Toán và các môn chuyên; trắc nghiệm kết hợp với tự luận đối với môn Ngữ văn.

Điểm môn Ngữ văn là điều kiện, không dùng để tính điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên. Điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên là tổng điểm thi môn Toán (vòng 1) và điểm thi môn chuyên (nhân hệ số 2).

Xem đề thi môn Ngữ văn tại đây.

Xem đề thi và đáp án môn Toán vòng 1 tại đây

{keywords}
Các thí sinh chuẩn bị làm bài thi ở Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên sáng 12/7

Kết thúc bài thi Ngữ văn điều kiện sáng nay, Nguyễn Kim Giang, học sinh Trường THCS Nguyễn Cao (Bắc Ninh) cho hay khá thoải mái. "Em định thi chuyên Hóa. Môn Văn không áp lực vì chỉ cần đủ điểm để xét. Khó nhất là câu 2 nên em không làm" - Giang nói.

{keywords}
Các thí sinh kết thúc môn thi đầu tiên ở Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên
{keywords}
Một thí sinh mừng rỡ sau khi kết thúc bài thi đầu tiên ở Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn

Các thí sinh hoàn thành bài thi Ngữ văn (không chuyên) của Trường Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn cũng có tâm trạng tương tự.

Em Nguyễn Phương Anh (học sinh lớp 9A1 Trường THCS Nguyễn Trực) phấn khởi cho biết mình hoàn thành hết bài thi và dự kiến được khoảng từ 8 điểm trở lên. 

"Trước khi thi em có làm qua rất nhiều đề thi của các trường chuyên khác các năm trước thì thấy đề của Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn trong năm đầu tiên này có phần dễ hơn", Phương Anh nhận xét.

Em Nguyễn Ngọc Linh (THCS Giảng Võ) nhận xét, đề thi này thuộc diện bình thường nhưng cấu trúc đề thi hơi lạ, giới hạn độ dài đoạn văn cảm nhận của bản thân chỉ 200 chữ.

{keywords}
Phụ huynh đứng chờ đón con trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội)
{keywords}
Đường Nguyễn Trãi tắc nghẽn vì số lượng thí sinh và phụ huynh quá lớn

Kỳ thi vào lớp 10 của trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT Chuyên Khoa học Xã hội & Nhân văn diễn ra trong 2 ngày (12-13/7).

Thanh Hùng - Thúy Nga

Triết lý nào cho sự tồn tại của trường chuyên?

Triết lý nào cho sự tồn tại của trường chuyên?

Thách thức cuối cùng dành cho trường chuyên là làm thế nào để những học sinh lớn lên từ đây sẽ mang tài năng của mình trở lại phục vụ xã hội.

">

Hơn 3.500 thí sinh trong cuộc đua giành suất vào 2 trường chuyên ở Hà Nội

Nhận định, soi kèo Fulham vs Liverpool, 20h00 ngày 6/4: Đối thủ khó nhằn

W-bo nhiem can bo 7.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì lễ công bố và trao quyết định công tác cán bộ tại 7 đơn vị của Bộ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, buổi lễ còn có sự tham dự của các thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Thanh Lâm, Bùi Hoàng Phương, cùng lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT.

bo nhiem can bo 6.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao quyết định cho ông Lê Văn Tuấn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo quyết định được công bố tại sự kiện, ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện được điều động, bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục An toàn thông tin. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/7.

W-bo nhiem can bo 5.jpg
Bên cạnh việc được điều động và bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, ông Lê Thái Hòa cũng được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao phụ trách Cục này. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bộ trưởng Bộ TT&TT quyết định điều động và bổ nhiệm ông Lê Thái Hòa, Thư ký Bộ trưởng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện. Ông Lê Thái Hòa cũng được giao nhiệm vụ phụ trách, điều hành Cục Tần số Vô tuyến điện từ tháng 7.

W-bo nhiem can bo 8.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao quyết định cho bà Hoàng Thị Phương Lựu. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bà Hoàng Thị Phương Lựu, Chánh Văn phòng Bộ TT&TT được giao kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Thư ký Bộ trưởng, Bộ TT&TT từ ngày 1/7 cho đến khi có quyết định khác.

W-bo nhiem can bo 4.jpg
Ông Nguyễn Khắc Lịch được giao đảm trách chức vụ Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT từ ngày 1/7. Ảnh: Lê Anh Dũng

Cũng từ tháng 7, ông Nguyễn Khắc Lịch, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ được điều động và bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT.

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Đinh Quang Trung đảm trách nhiệm vụ phụ trách điều hành Vụ Khoa học và Công nghệ từ ngày 1/7.

bo nhiem can bo 3.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ Đinh Quang Trung phụ trách điều hành vụ này từ tháng 7. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tại sự kiện, Bộ TT&TT cũng trao các quyết định: Điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Bổ nhiệm lại ông Nguyễn Nguyên giữ chức Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành kể từ ngày 1/7/2024.

W-bo nhiem can bo 9.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Hữu Hạnh. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, điểm đặc biệt của đợt bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lần này là 5 lãnh đạo mới tại 4 cục và Vụ Kế hoạch – Tài chính đều được nhìn nhận dựa trên tiềm năng, và được lãnh đạo Bộ giao cho các thách thức mới. Cụ thể, tân Cục trưởng Cục An toàn thông tin Lê Văn Tuấn được điều động sang lãnh đạo một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực tần số mà ông từng quen làm. Cục trưởng Cục Công nghiệp ICT Nguyễn Khắc Lịch được giao đảm trách điều hành lĩnh vực quan trọng của đất nước, ngành công nghiệp cốt lõi của một quốc gia.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Hạnh được lãnh đạo Bộ TT&TT giao trọng trách Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính với kỳ vọng sẽ tạo sự thay đổi lĩnh vực kế hoạch, tài chính của Bộ TT&TT. Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên được tin tưởng giao thêm cơ hội để dốc sức cho sự phát triển của lĩnh vực xuất bản, với một nhiệm vụ quan trọng là làm cho sách ‘sống dậy’ bằng cách làm mới. Tương tự, với Phó Cục trưởng phụ trách điều hành Cục Tần số vô tuyến điện Lê Thái Hòa, thách thức lớn cũng không hề nhỏ, dù là trở lại đơn vị công tác cũ.

W-bo nhiem lai Cuc Xuat ban in va phat hanh.jpg
Ông Nguyễn Nguyên được bổ nhiệm lại giữ chức vụ Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành. Ảnh: Lê Anh Dũng

Đề nghị các cán bộ coi việc được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và giao phụ trách điều hành là cơ hội để thử thách chính mình, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng mong các cán bộ này vận dụng hết khả năng để làm việc, qua đó sẽ phát hiện ra mình là ai và có thể gánh vác được nhiệm vụ mới hay không.

Để tạo điều kiện cho 5 đơn vị trên hoạt động, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng giao Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ TT&TT chậm nhất là hết tháng 7 và mục tiêu là giữa tháng này, hoàn thành việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo của các đơn vị.

W-bo nhiem can bo.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong các cán bộ coi nhiệm vụ, thách thức mới là cơ hội để thử thách chính mình. Ảnh: Lê Anh Dũng

Nhấn mạnh lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của Bộ TT&TT, bao gồm cả các cán bộ vừa được điều động phải tập trung xây dựng hệ thống cho đơn vị mình, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Nhiều vị trí lãnh đạo sẽ chỉ duy trì khoảng 1 năm và dài  2- 3 năm là di chuyển. Vì thế, để khi lãnh đạo thay đổi nhưng tổ chức vẫn ổn định, chỉ có mỗi cách là xây dựng tổ chức một cách có hệ thống.

Cách xây dựng hệ thống cho tổ chức, theo hướng dẫn của Bộ trưởng là đưa tất cả hoạt động của cán bộ, công chức trong đơn vị đưa lên môi trường số; Đầu tư hệ thống công cụ số để cho người lao động đỡ vất vả; Xây dựng hệ tri thức số của ngành, lĩnh vực và đơn vị.

“Làm được việc đó, hệ thống của tổ chức tương đối ổn, lãnh đạo mới về sẽ không phải bắt tay vào làm những việc hàng ngày, thường xuyên”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý.

Chúc mừng 7 cán bộ mới nhận nhiệm vụ, các Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, Nguyễn Huy Dũng và Bùi Hoàng Phương đều cho rằng đây là một cơ hội để các cán bộ làm mới mình. Các Thứ trưởng cũng tin tưởng rằng những cán bộ này sẽ hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đạt được kết quả ngay trong nửa cuối năm nay, và tiến lên phía trước để đưa ngành, lĩnh vực TT&TT tiếp tục phát triển.

W-bo nhiem can bo 1.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 3 Thứ trưởng Bộ TT&TT chụp ảnh lưu niệm cùng 7 cán bộ mới nhận các quyết định về công tác cán bộ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Cả 7 cán bộ mới nhận quyết định đều khẳng định sẽ nỗ lực hết mình trong triển khai các nhiệm vụ, đồng thời cam kết sau 1 năm nếu không hoàn thành tốt công việc được giao sẽ tự nguyện từ chức, nhường vị trí cho người khác phù hợp hơn.

Cũng tại lễ công bố và trao quyết định công tác cán bộ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phân tích về cách làm công tác cán bộ dựa trên tiềm năng đang được Bộ TT&TT áp dụng.

“Bổ nhiệm cán bộ khi đã chắc chắn 100% thì làm công tác cán bộ có vẻ dễ nhưng sẽ luôn thiếu cán bộ, nhất là khi ngành TT&TT phải cung cấp nhân lực cho toàn quốc. Bổ nhiệm cán bộ dựa trên tiềm năng là Ban cán sự Bộ phải chấp nhận rủi ro. Nhưng, phải thế thì mới có nhiều cán bộ”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng lý giải rõ.

Bên cạnh yêu cầu nhiệm vụ giao cho cán bộ bổ nhiệm dựa trên tiềm năng phải có mức độ thách thức cao để nhanh chóng bộc lộ khả năng, hai điều kiện khác để thực hiện cách bổ nhiệm dựa trên tiềm năng là hình thành văn hóa rời vị trí lãnh đạo khi không gánh vác được nhiệm vụ; Lãnh đạo trực tiếp phải giám sát, hỗ trợ thường xuyên hơn để kịp thời thay đổi, điều chỉnh để nếu cần thì kịp thời thay thế cán bộ.

Chỉ rõ cán bộ trưởng thành lên là do công việc, và việc thử người cũng giống như "lửa thử vàng", Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh:Muốn có nhiều cán bộ thì lãnh đạo phải tạo ra nhiều thử thách mới, tạo ra nhiều công việc mới. Muốn có nhiều cán bộ giỏi thì lãnh đạo phải tạo ra nhiều thách thức lớn và nhiều công việc lớn!”.

">

Bộ TT&TT thay đổi nhân sự lãnh đạo tại 7 cơ quan, đơn vị

Bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện TP Thủ Đức. Ảnh: Chí Hùng.

Ông cho rằng hiện chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn về việc xét nghiệm máu có thể tầm soát ung thư. Tại Israel, xét nghiệm máu phải được thực hiện cùng với các kỹ thuật khác, ví dụ như CT phổi liều thấp để có đánh giá chính xác. 

“Xét nghiệm máu chưa đủ chứng cứ và cơ sở khoa học để thực hiện đơn lẻ khi tầm soát ung thư. Ngoài ra, chi phí xét nghiệm máu trong trường hợp này còn cao hơn chi phí cho chụp CT liều thấp”, bác sĩ Nir Peled nói.

Đồng quan điểm, bác sĩ Ooi Wei Seong, Giám đốc y khoa của ICS, Singapore, cho hay chỉ số này ung thư phổi trong máu CEA chỉ đúng trong khoảng 20% trường hợp. Đồng thời, chỉ số này cũng tăng khi xét nghiệm một người đang hút thuốc. 

Tại Singapore, việc tầm soát ung thư phổi chủ yếu vẫn dựa trên nhu cầu và khả năng kinh tế của từng bệnh nhân. Kỹ thuật thường sử dụng nhất cũng là chụp CT phổi liều thấp. Bệnh nhân phát hiện khối u qua tầm soát sẽ được xử trí tùy theo tình huống. Khối u nhỏ hướng lành tính sẽ được theo dõi định kỳ. 

Cũng tại hội thảo sáng nay, bác sĩ Vũ Trí Thanh, Phó giám đốc điều hành Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết ung thư phổi đang đứng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới về cả tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong. 

Ở nước ta, ung thư phổi xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan, với khoảng 23.600 ca mắc mới và 20.700 người tử vong mỗi năm. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi là hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp liên quan đến phóng xạ hoặc amiăng, yếu tố di truyền.

Ngày nay, việc chẩn đoán, điều trị và tiên lượng của bệnh ung thư phổi đã tốt hơn do tiến bộ của y học hiện đại. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể mang đến cơ hội hồi phục cho người bệnh ung thư. 

3 dấu hiệu điển hình của ung thư phổiUng thư phổi có tỷ lệ mắc và tử vong chỉ sau ung thư gan do người dân thường chủ quan không đi khám khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh.">

Chuyên gia cảnh báo việc xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi

- "Khi con chưa được dạy cách bảo vệ thân thể, nếu bị xâm hại tình dục thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm không?"... "Em chưa được ba mẹ bày cách bảo vệ thân thể, phòng tránh xâm hại tình dục, sau phiên tòa này em sẽ tự bảo vệ mình"...

Đây là những câu hỏi, tâm sự được học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn, Quận 1, TP.HCM đưa ra tại phiên tòa giả định sáng ngày 10/4. 

Phiên tòa giả định này do Chi hội luật sư bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM và Trường THCS Trần Văn Ơn tổ chức, xét xử vụ án “Dâm ô với trẻ em”. 

{keywords}
Phiên tòa giả định xét xử vụ án dâm ô với trẻ em

Tình huống giả định được đặt ra như sau: Anh Ngô Văn Đại là bạn của chị Nguyễn Thị Tuyết, chị Tuyết là mẹ bé Huỳnh Bảo Ngọc, sinh ngày 10/1/2004. Khoảng 13h ngày 24/9/2016, anh Đại đến nhà chị Tuyết ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 và xin phép đưa bé Ngọc đi chơi. Sau đó, anh Đại chở bé Ngọc đi nhậu với bạn, đến 23h cùng ngày thì chở về nhà anh ở đường Huỳnh Khương Ninh, Quận 1 để ngủ.  

Vào nhà, anh Đại cho bé Ngọc ngủ trên nền đất còn anh nằm kế bên ôm bé Ngọc. Đến khoảng 1h sáng ngày 25/9/2016, anh Đại tỉnh giấc và lấy tay sờ khắp người bé Ngọc, nhưng sau đó anh ngủ cho đến sáng rồi thức dậy rồi chở bé Ngọc về trả cho chị Tuyết.

{keywords}

Về nhà, bé Ngọc kể lại cho chị Tuyết về hành động của anh Đại, nên chị Tuyết đến công an phường trình báo sự việc. Công an đã có quyết định trưng cầu giám định đối với bé Ngọc, nhưng bé và chị Tuyết từ chối. Tại cơ quan điều tra, anh Đại đã khai nhận hành vi của mình.

Theo kết luận của Viện Kiểm sát, hành vi của Ngô Văn Đại là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục đối với trẻ em. Bị cáo đã lợi dụng sự tin tưởng của gia đình, xâm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em gái, để lại hậu quả tâm lý cho bị hại, nên cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự để răn đe, giáo dục bản thân.

Từ đó, Viện Kiểm sát đã đề nghị xử phạt bị cáo Ngô Văn Đại từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù về tội “dâm ô đối với trẻ em” theo Điểm b,p, Khoản 1, Điều 46 của Bộ luật Hình sự. 

{keywords}

Đồng thời, đại diện hợp pháp của bị hại cũng yêu cầu bị cáo Đại phải bồi thường 30 triệu đồng do làm tổn hại và phục hồi sức khỏe, tinh thần và nhân phẩm của nạn nhân cũng như gia đình nạn nhân.

Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho bị cáo Đại cho rằng hành vi của bị cáo là sai trái nhưng bị cáo thực hiện hành vi này không có ý định trước, mà khi nằm bên bé Ngọc mới nảy sinh ý định. Bị cáo phạm tội do bộc phát nhất thời, không kiềm chế được cảm xúc của mình, không suy nghĩ kỹ về hậu quả nên đề nghị tuyên phạt bị cáo mức 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Trong phiên tòa, Luật sư Trần Thị Hồng Việt đã có lời nhắc nhở với mẹ của nạn nhân về việc phải bảo vệ con mình. 

“Bà là mẹ cháu, đáng lẽ bà phải hướng dẫn cho con mình cách thức tự bảo vệ mình khi có người khác đụng chạm vào cơ thể cháu. Cũng như bản thân bà phải có những hành động để bảo vệ con, không giao con cho ai, hay khi có ai đụng chạm vào cơ thể của con thì phải la lên, chống cự. 

Nhưng không chỉ một mà nhiều lần, bà đã giao con cho người không cùng huyết thống đưa cháu đi chơi là một hành động đáng trách. Chính sự dễ dãi của người mẹ đã khiến con mình trở thành nạn nhân”.

Ngoài ra, các luật sư cũng nhắc nhở bị hại, cũng là để nhắc các em học sinh: "Cơ thể mình là của mình và không ai được đụng chạm vào, trừ bác sĩ thăm khám bệnh khi cần thiết, và càng không dễ dãi với bạn bè đồng trang lứa. Các em phải học cách bảo vệ chính cơ thể của mình trước. Khi có hành vi nào động chạm đến thân thể của mình, các em phải lên tiếng để được pháp luật, các cơ quan truyền thông giúp đỡ”.

{keywords}
Học sinh chăm chú theo dõi phiên tòa giả định

Kết thúc phiên tòa giả định, nhiều học sinh đã đặt ra câu hỏi cho các vị luật sư và hội thẩm về hành vi xâm hại tình dục. 

Đó là những câu hỏi như: Có nhiều trường hợp mới chỉ 2 - 3 tuổi đã bị xâm hại tình dục. Khi con chưa được dạy cách bảo vệ thân thể, nếu bị xâm hại tình dục thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm không? Người xâm hại và người bị xâm hại cùng huyết thống thì bị xử lý thế nào? Người xâm hại và bị xâm hại đều dưới 13 tuổi thì pháp luật xử thế nào?...

Học sinh Thanh Tùng, lớp 7, Trường THCS Trần Văn Ơn cho biết “Xem phiên tòa giả định hôm nay, em cảm thấy rất sợ nếu ở trong trường hợp là bạn Ngọc. Từ nay, em sẽ chú ý bảo vệ thân thể mình, không cho ai động chạm vào, đặc biệt tránh xa người lạ”.

Còn học sinh Mai Hương thì cho biết “Em chưa được ba mẹ bày cho cách bảo vệ thân thể mình để phòng tránh bị xâm hại tình dục, nhưng bắt đầu từ hôm nay em sẽ tự bảo vệ thân thể của mình, như không đi chơi với người lạ, không đi vào chỗ tối, chỗ vắng”... 

Cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, hy vọng phiên tòa giả định "sẽ là tiếng chuông để học sinh biết bảo vệ mình trước những tội ác, còn phụ huynh biết quan tâm, bảo vệ con cái để các em có một tuổi thơ đẹp đẽ, sáng trong".

Lê Huyền

">

Mở phiên tòa xâm hại tình dục trẻ em ở trường học

友情链接