Soi kèo góc Genoa vs Venezia, 2h45 ngày 18/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs Volos, 22h00 ngày 16/2: Làm khó chủ nhà -
Tôi nhìn thấy có ba bên cùng hưởng lợi từ kế hoạch tham vọng này. Chính quyền địa phương mong muốn thu hồi đất để nâng cấp đô thị. Người dân, đang sống trong những căn nhà lụp xụp ô nhiễm ven kênh rạch, có thể thay đổi điều kiện sống nhờ vào tiền đền bù. Doanh nghiệp bất động sản có cơ hội bán được nhiều căn hộ để trả nợ, trả lãi trong bối cảnh thị trường đang "đóng băng". Nguyên tắc 'cùng có lợi'Lợi ích của các bên là hoàn toàn hài hoà. Việc di dời, vì thế, lẽ ra phải khá thuận lợi. Nhưng không. Chính quyền đánh giá, kế hoạch có khả năng "phá sản". Đến hết quý II năm nay, thành phố mới bồi thường và dời được 657 căn, đạt hơn 10%. Chỉ còn hai năm để hoàn thành 90% còn lại.
Không chỉ ở Việt Nam, việc phát triển và cải tạo đô thị thường kèm theo nhiều xung đột lợi ích. Các hộ dân không chịu di dời vì sự gắn kết lâu đời với nơi họ đã sinh sống. Giá đền bù thường được cho là chưa thỏa đáng. Hoặc họ chưa rõ chất lượng cuộc sống tại khu tái định cư. Các mối làm ăn buôn bán mới sẽ được xây dựng như thế nào, việc ăn học của con em sẽ ra sao. Đây là các mối quan tâm chính đáng. Cá biệt có một số hộ dân không chịu dời đi vì lòng tham. Hiểu và giải đáp được các trăn trở và nguyện vọng trên của người dân, việc giải tỏa sẽ thuận lợi hơn.
Chính quyền địa phương có thể kết hợp với doanh nghiệp xây dựng sẵn các khu định cư phù hợp, dựa trên khảo sát ý kiến người dân bị di dời về việc các khu tái định cư nên được quy hoạch, thiết kế như thế nào. Sự đa dạng loại hình nhà ở sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu và túi tiền khác nhau của người dân. Khu tái định cư phải có đầy đủ công năng của một đô thị hoàn chỉnh như công viên, cây xanh, bệnh viện, trường học, trung tâm mua sắm... Người dân hài lòng với nơi ở mới sẽ vui lòng và nhanh chóng di dời.
Lý thuyết là thế, nhưng trong thực tế, cân bằng giữa lợi ích của chính phủ, người dân, và doanh nghiệp luôn là bài toán nhiều thách thức.
Giải pháp đôi bên cùng có lợi, hay "đồng lợi", là một hướng tiếp cận chính, đã và đang định hình sự phát triển bền vững của các thành phố lớn trên thế giới. Thành phố New Islington, Manchester, Vương Quốc Anh là một ví dụ điển hình. Islington cũ cần được cải tạo. Người dân được mời đến lấy ý kiến về thành phố mới sẽ được quy hoạch, thiết kế, và xây dựng như thế nào. Năm 2002 dự án được khởi công. Người dân vẫn tiếp tục lưu trú sinh hoạt tại khu ở cũ cho đến khi khu tái định cư mới xây xong. Ngày nay, New Islington với kiến trúc độc đáo, xanh, đẹp, hiện đại, với khu trung tâm thương mại, văn phòng công ty, bến du thuyền... từng được bầu là nơi đáng sống nhất Vương quốc Anh.
Hafen, Hamburg (Đức) là một dự án phát triển đô thị lớn nhất châu Âu. Từ năm 2006, Uỷ ban Phát triển Đô thị của thành phố tham gia vào các cuộc đối thoại rộng rãi với công chúng để đảm bảo các mối quan tâm của người dân được giải quyết. Cuộc thi kiến trúc của thành phố được tổ chức để chọn ra thiết kế tốt và sáng tạo nhất. Kết quả, thành phố mới được xây dựng, chú trọng phát triển bền vững, sinh thái, nhiều không gian công cộng, các yếu tố bền vững về kinh tế, cơ hội việc làm, và khả năng chống chọi cao với lũ.
Tại Hàn Quốc, dự án khôi phục dòng suối Cheonggyecheon là một minh họa về sự đồng lợi đã mang lại thành công. Do ô nhiễm, năm 1958 chính quyền Seoul đã phủ bêtông dòng suối Cheonggyecheon. Một đường trên cao dài 5,6 km, rộng 16 m được xây dựng vào năm 1976. Như một quy luật tất yếu, giải pháp đi ngược thiên nhiên gây ra rất nhiều vấn đề nan giải cho trung tâm Seoul. Tháng 7/2003, thị trưởng Seoul Lee Myung-Bak (sau này trở thành tổng thống Hàn Quốc), đã có quyết định mang tính lịch sử, dỡ bỏ đường cao tốc trên cao và khôi phục dòng suối. Dự án ban đầu bị phản đối bởi người dân và các doanh nghiệp. Chính quyền Seoul lúc đó đã có nhiều chính sách như lập nhóm nguyên cứu, tham vấn và lắng nghe ý kiến công chúng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng với giá đền bù hợp lý, tổ chức đào tạo nghề lại, tạo các cơ hội kinh doanh khác ở nơi mới cho doanh nghiệp. Kết quả là dự án được hoàn thành sau 26 tháng, với tổng chi phí 323 triệu USD, tương đương với trị giá ngày nay là 17.000 tỷ đồng nếu tính tỷ lệ trượt giá là 4%/năm. Dự án đã thành công trong việc cải tạo vẻ đẹp đô thị, xây dựng hệ thống đường bộ hành thân thiện môi trường, và thiết lập được "vành đai văn hóa Cheonggyechoen", đáp ứng mục tiêu biến Seul thành thành phố "bền vững, đáng sống, và toàn cầu". Về mặt kinh tế con suối này thu hút hơn 25 triệu du khách mỗi năm, mang lại giá trị tương đương 20.000 tỷ won.
Tại Nhật Bản có mô hình chia sẻ lợi nhuận. Theo đó, người dân có thể góp đất và tiền đền bù tài sản trên đất vào dự án bất động sản. Lời hoặc lỗ phát sinh từ việc kinh doanh bán nhà trong dự án sẽ được chia theo tỷ lệ góp vốn của chủ doanh nghiệp và người dân. Cũng theo mô hình này, nếu một hộ dân đang kinh doanh ăn uống và đất nhà bị thu hồi để làm trung tâm thương mại, thì hộ dân này sẽ được bố trí kinh doanh một quán ăn trong khu thương mại đó. Cách tiếp cận này không chỉ giải quyết các mối quan tâm về kinh tế của người dân mà còn tăng cường hợp tác giữa chủ đầu tư và người dân.
Không chỉ áp dụng trong các vấn đề phát triển đô thị, đồng lợi là nguyên tắc phổ quát thâm nhập sâu vào tất cả khía cạnh của xã hội, từ thiết kế luật pháp cho một quốc gia, đến hợp tác kinh doanh, hay xây dựng các mối quan hệ cá nhân. Lợi ích của các bên liên quan đều cần được xem xét một cách bình đẳng.
Đồng lợi tuy vậy cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Lợi ích của cá nhân phải hài hòa với lợi ích xã hội, lợi ích của quốc gia. Lợi ích ngắn hạn phải hài hoà với lợi ích dài hạn. Đồng lợi không chỉ về kinh tế mà còn trong văn hóa và tinh thần. Được lợi về kinh tế nhưng hại về văn hoá và hay đánh đổi về môi trường thì không thể xem là đồng lợi.
Nguyên tắc đồng lợi nhấn mạnh sự hài hòa các mục tiêu xã hội, và cũng là động lực của phát triển bền vững.
Bùi Mẫn
"> -
Cuộc sống của đôi vợ chồng già cùng chú chó mưu sinh vỉa hèNgười ta gọi họ là "ông bà Quê" không phải ám chỉ ông bà nhà quê lên phố, mà vì sự trùng hợp khi ông bà đều tên Quê và cùng là người Long An lên Sài Gòn lập nghiệp. Ông là Song Quê, năm nay 70 tuổi, còn bà là Ngọc Quê, 63 tuổi. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại phải phụ tiền trả nợ cho con cháu nên dù đã ở tuổi xế chiều, hai ông bà vẫn phải gắng gượng đi làm mỗi đêm để kiếm thêm tiền.
Cứ đến 6h tối, ông bà Quê lại dọn hàng dưới chân cầu Mới trên đường Bạch Đằng, Quận Bình Thạnh. Ông bơm xe, bà luộc trứng. Dù có khách hay vắng khách, đến 12h đêm ông bà mới dọn hàng về.
Bà Quê nói: "Tôi với ổng có nhiều cái chung lắm, chung tên, chung quê quán, chung luôn ý chí mưu sinh. Chúng tôi gặp nhau trên đất Sài Gòn này đã là một duyên may rồi. Thời trẻ hai người quyết chí làm ăn buôn bán để mua được miếng đất nhỏ, rồi cất được cái nhà tuy xập xệ nhưng vẫn ở được mấy chục năm nay".
Công việc bơm vá xe của ông Quê cũng vô chừng, có hôm ông bơm vá được 3,4 chiếc. Có hôm cả buổi tối cũng chỉ có 1,2 người, thậm chí không có ai. Ông nói: "Bơm vá xe cũng kiếm được 5, 10 ngàn thôi. Chủ yếu mình đã buôn bán ngoài vỉa hè thì nhận luôn việc này, nhỡ người đi đường bị hư xe, bể bánh, thì còn có mình sửa cho".
Còn bà Quê thì bán hột vịt lộn cho khách. Mỗi ngày bà ra chợ mua khoảng 30 - 40 trứng về. Mỗi trứng bán ra bà chỉ lời được 3 nghìn đồng, có hôm bán được 20 trứng, có hôm thì ế đến khuya.
Ông Quê phụ nhóm lửa luộc trứng. Dòng người vội vã trên đường ít khi để ý đến nơi bán của ông bà vì vỉa hè này khá tối.
Ông nói: "Trứng hấp rồi phải bán trong đêm chứ không để qua ngày hôm sau được. Nên có những đêm mưa, không có một bóng người đến ăn thì chúng tôi phải chịu lỗ khi bỏ hết số trứng đã hấp".
Cùng theo với ông bà Quê bao nhiêu năm nay là chú chó già được cột một góc trên lề đường. Chị bán ve chai, vé số khi đi ngang nơi bán của ông bà cũng thích chú chó này.
Hai ông bà xem chú chó là bạn, chơi đùa với nó những khi vắng khách. Bà nói: "Phải cột nó vào vì sợ bọn trộm chó đến dụ rồi bắt nó đi mất, mỗi ngày tôi lấy cơm nguội trộn với hột vịt lộn cho nó ăn. Mình ăn sao, nó ăn vậy, ngoan lắm!"
Bà kể: "Chúng tôi có 3 đứa con nhưng đứa nào cũng khổ, không nhờ vả được gì. Có thằng con trai lúc lấy vợ sinh con không được bao lâu thì đứa bé bị bệnh phải nhập viện mà vợ chồng tụi nó nghèo, không có tiền nên đi vay nặng lãi người ta. Giờ hai vợ chồng tôi phụ trả cho bọn nó 50 nghìn/ ngày. Tiền kiếm được không bao nhiêu, chỉ dành trả nợ hết. Vậy mà trả cũng sắp xong rồi, chỉ còn một tháng nữa là dứt nợ nần".
(Theo MASK Online)">Hai ông bà sợ nhất là trời mưa, vì những đêm đó rất khó nhóm bếp, hai ông bà núp dưới mái hiên, chờ tạnh mưa lại bê nồi bê củi ra vỉa hè nhóm lửa bắc bếp hấp trứng, trời mưa lại ôm nồi chạy ngược vào hiên. Có đêm không bán được bao nhiêu, sáng hôm sau không đủ tiền đi chợ, chỉ mua được một ít trứng bán tiếp. Dù khắc khổ và vất vả như thế, nhưng ông bà vẫn cười hiền, chia sẻ: "Đôi bạn già này cũng buôn bán cùng nhau mấy chục năm qua. Buồn vui cùng trải, cũng không thấy hiu quạnh, chỉ thương con cháu giờ lang bạt nhiều nơi mưu sinh mà mình cũng không giúp được gì nhiều".
-
“Phố Bên Đồi” là dự án nghệ thuật sinh thái được thành lập vào năm 2016. Chương trình với hình thức hoạt động nghệ thuật đương đại, cộng đồng và du lịch với mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đà Lạt khác biệt qua góc nhìn nghệ thuật của “Phố Bên Đồi”Sau ba mùa được tổ chức thành công, năm nay dự án tiếp tục mang đến sự khác biệt khi chọn địa điểm Dốc Nhà Làng – một không gian sống nhộn nhịp ngay trong lòng trung tâm Đà Lạt - để làm không gian triển lãm.
Một số tác phẩm được trưng bày tại “Phố Bên Đồi” 2018. Mới đây, dự án khởi động cuộc thi sáng tác với tên gọi “Vào miền nghệ thuật”. Theo ban tổ chức, đây là sân chơi dành cho những nhân tố đam mê nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc với cùng niềm khát khao phản ánh tất cả các khía cạnh của đời sống, thiên nhiên, những hình ảnh văn hóa, các vấn đề của xã hội... để chung tay cùng cộng đồng tạo nên những không gian sống thân thiện với môi trường.
Các tác phẩm tham dự sẽ được Hội đồng Nghệ thuật chương trình và giám khảo khách mời là kiến trúc sư Vũ Đức Chiến, nhà sáng lập tổ chức Kí Hoạ Đô Thị Việt Nam (Urban Sketchers Vietnam) duyệt và tuyển chọn.
“Thành phố Đà Lạt dưới góc nhìn của những người yêu cái đẹp luôn là một địa điểm đầy ắp tinh thần nghệ thuật. Chúng tôi muốn chọn nơi đây một phần vì muốn đưa cái chân thiện mỹ đến mọi người, phần khác là để truyền tải thông điệp xanh đến cộng đồng”, ông Nguyễn Trung Hiền - đại diên dự án chia sẻ.
Dự án “Phố Bên Đồi” trải qua nhiều mùa đều được thực hiện tại một địa điểm với không gian độc đáo khác nhau dựa trên các giá trị về văn hoá, lịch sử, kiến trúc,... tại thành phố Đà Lạt. Tất cả với mục đích mang nghệ thuật vào và làm sống dậy một không gian xưa cũ, cũng như khơi gợi ký ức, cảm xúc và những suy ngẫm về một Đà Lạt là điểm đến gợi nhớ trong mỗi người.
Hình ảnh khách thăm quan tại triển lãm mùa hai. Với ấp ủ mang đến một Đà Lạt nghệ thuật đến với cộng đồng, dự án cũng khuyến khích người dân TP. Đà Lạt trồng thêm hoa, cây xanh quanh nhà. Về danh sách các nghệ sĩ biểu diễn và tác phẩm tham gia - nếu năm ngoái, chương trình quy tụ hơn 125 tác phẩm nghệ thuật, với sự tham gia của hơn 50 tên tuổi uy tín trong ngành nghệ thuật đương đại trong nước và quốc tế - thì năm nay, ban tổ chức chủ trương nhấn mạnh tinh thần đường phố thông qua các nghệ sĩ thuộc lĩnh vực này biểu diễn.
Mời quý vị xem clip:
Tuấn Chiêu
Hơn 50 nghệ sĩ tham gia sự kiện kỷ niệm 125 năm thành phố Đà Lạt
Nhân kỷ niệm 125 năm Đà Lạt, sự kiện "Phố bên đồi" lần 3 mang đến một triển lãm với hơn 125 tác phẩm của hơn 50 nghệ sĩ, chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực nghệ thuật.
">