Cứ ngỡ lấy chồng Tây là cuộc đời các chị em sẽ lật sang trang mới và có cuộcsống sung túc an nhàn,áilịch thi đấu vô địch quốc gia tây ban nhalịch thi đấu vô địch quốc gia tây ban nha、、
Cứ ngỡ lấy chồng Tây là cuộc đời các chị em sẽ lật sang trang mới và có cuộcsống sung túc an nhàn,áiViệtvỡmộngsaukhilấychồngTâlịch thi đấu vô địch quốc gia tây ban nha nào ngờ, họ lại có bao nỗi khổ âm thầm. Thậm chí nhiềuchị em không chịu nổi đã bỏ cuộc.
Chủ nhà thành... bố vợ Diệu kỳ bé gái sinh non chiến thắng số phận Phụ nữ Việt sẽ bị 'giành giật' Phòng the trong cơn “nước sôi lửa bỏng” Hãi hùng 'thần dược' chồng uống vợ sướng ở Việt Nam
Khu nhà ở xã hội CT19A ở khu đô thị mới Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2011. Ảnh: Minh Thư
Cụ thể, phản ánh tới Báo điện tử Infonet, đại diện cho các cư dân, bà Nguyễn Thị Doanh, Tổ trưởng tổ dân phố số 19 cho biết: Từ năm 2011, giá thuê NOXH là 29.100 đồng/m2. Như vậy, với căn hộ 52m2 thì tiền thuê một tháng là hơn 1,6 triệu đồng; cộng thêm tiền phí dịch vụ chung cư là 2.400 đồng/m2 thì chi phí người dân phải trả cho căn hộ này khoảng gần 1,8 triệu đồng. Với những căn có diện tích rộng hơn thì chi phí trên 2 triệu đồng/tháng. Đây là mức giá không hề thấp so với mặt bằng lương công chức hiện nay, vậy mà giá cho thuê tiếp tục được tăng cao hơn khiến các cán bộ công viên chức thuê nhà vô cùng bức xúc.
Theo bà Doanh, ngày 19/6/2014, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 3250/QĐ-UBND phê duyệt giá cho thuê NOXH tại CT19A – khu đô thị mới Việt Hưng. Theo đó, giá cho thuê áp dụng trong 40 năm trung bình là 54.111 đồng/m2/tháng và tỷ lệ tăng giá mỗi kỳ điều chỉnh tăng lũy tiến là 12%. Như vậy, đến giai đoạn 3 năm cuối, giá cho thuê nhà sẽ là 85.145 đồng/m2/tháng.
“Nhà càng xuống cấp giá cho thuê càng tăng, đó là nghịch lý, thành phố không biết có sự nhầm lẫn nào không mà ra quyết định quá bất hợp lý như thế nên người dân chúng tôi đã kiến nghị lên thành phố. Sau đó, thành phố đã ra văn bản tạm thời chưa áp dụng mức giá cho thuê theo Quyết định số 3250, mà vẫn áp dụng giá cho thuê là 29.100 đồng/m2/tháng đến hết năm 2016”, bà Doanh cho hay.
Cũng theo vị Tổ trưởng tổ dân phố số 19 này thì đến ngày 21/2/2017, UBND TP Hà Nội lại có văn bản số 690/UBND-KT chấp thuận đề xuất của Liên ngành Sở Xây dựng và Sở Tài chính về mức giá cho thuê NOXH tại CT19A là 34.176 đồng/m2/tháng, áp dụng từ ngày 1/1/2017.
“Người dân chúng tôi không đồng tình với mức giá cho thuê là 34.176 đồng/m2/tháng vì không hiểu mức giá này được tính như thế nào. Hơn nữa, công văn số 690/UBND-KT không phải là quyết định hành chính, chúng tôi đề nghị UBND TP cần có quyết định hành chính thay thế cho quyết định 3250 trước đây”, bà Doanh nói.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Thược, Tổ phó Tổ dân phố số 19 còn cho hay: “UBND TP đã có công văn số 1873/VP-KT giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường, Cục thuế TP cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, xử lý, trả lời khiếu nại của cư dân CT19A về giá cho thuê nhà trước ngày 20/3/2017. Ngày 29/3, ông Nguyễn Chí Dũng – Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đã giao Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở phối hợp với phòng quản lý nhà và thị trường bất động sản trả lời đơn thư của công dân. Thế nhưng, đến nay người dân CT19A vẫn chưa nhận được phúc đáp nhưng Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở lại triển khai ký phụ lục hợp đồng thuê nhà với người dân là chưa phù hợp”.
Trong khi đó, theo phản ánh của người dân cũng như có mặt tại các tòa nhà cho thuê mới thấy, chất lượng các tòa nhà đang dần xuống cấp, tường bị thấm dột, nhà để xe bong tróc từng mảng, ngập nước… thì giá thuê nhà lại tăng cao hơn.
Đại diện cư dân, bà Nguyễn Thị Doanh, Tổ trưởng tổ dân phố số 19 kiến nghị thành phố cần xem xét, tính toán lại mức giá nhà cho thuê sao cho phù hợp với tiền lương của công chức, viên chức nhà nước. Cần có quyết định thay thế Quyết định 3250 đã hết hạn. Không áp dụng lãi suất bảo toàn vốn cũng như công khai, minh bạch chi tiết các số liệu liên quan đến việc tính toán giá thuê nhà tại CT19A. Đặc biệt, các đơn vị liên quan cần có buổi họp với toàn bộ cư dân trước khi ký phụ lục hợp đồng…
TheoInfonet
" width="175" height="115" alt="Nhà ở xã hội: Nghịch lý nhà ở càng xuống cấp, thu tiền thuê càng cao" />
Nhà ở xã hội: Nghịch lý nhà ở càng xuống cấp, thu tiền thuê càng cao
BS. Hồ Cao Vũ có nhiều năm công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy. BS. Vũ có nhiều kinh nghiệm thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng sử dụng dao Harmonic và tạo hình có bệnh lý thoát vị thành bụng đi kèm trước đó. Năm 2010 đã trải qua khóa đào tạo trực tiếp tại khoa phẫu thuật tạo hình của MD Aderson Cancer Center Hospital, Houston, Texas, USA.
SĐT: 0911413443 - 0967588668
Fanpage: Dr Hồ Cao Vũ
Lệ Thanh
" width="175" height="115" alt="Bác sĩ chia sẻ lưu ý khi cùng lúc phẫu thuật tạo hình thành bụng, nâng ngực" />
Bác sĩ chia sẻ lưu ý khi cùng lúc phẫu thuật tạo hình thành bụng, nâng ngực
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn những mảnh đất xen kẹt nằm sâu trong ngõ, ngách để đầu tư
Điệp khúc “Dự án trước, đường theo sau”
Đáng nói, ngõ 102 Trường Chinh quá hẹp, chỉ cần 2 xe ô tô đi ngược chiều nhau, giao thông sẽ ùn ứ ngay lập tức. Trong khi, việc cả 2 chung cư đồng loạt đi vào hoạt động, nếu tính trung bình có 3 người sinh sống/căn hộ sẽ có gần 3.000 người chuyển đến. Đó là chưa tính số lượng ô tô con dồn về vượt ngưỡng chịu tải của con đường.
Tình trạng cũng không khá khẩm gì khi trục đường Nguyễn Huy Tưởng - Lê Văn Thiêm - Nguyễn Tuân (Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội) dài hơn 1km phải oằn mình chống chọi với gần chục dự án xung quanh như Impreia Garden, Aqua Spring, Hapulico Complex, Goldseason, Comatce Tower, PVV Vinapharm Tower… Trong số này đã có một số dự án bàn giao nhà, chính vì vậy tình trạng tắc đường luôn xảy ra cho dù không phải giờ cao điểm. Còn điệp khúc mở rộng đường được chủ đầu tư hứa với cư dân nhưng chưa biết bao giờ mới thực hiện được.
“Đóng góp” cũng không kém phần là dự án 283 Khương Trung của Công ty CP Đầu tư thiết kế và Xây dựng (VIDEC). Ngoài hai đơn nguyên đã bàn giao từ trước, hiện VIDEC đang cho triển khai tòa Star Tower cao 25 tầng với 250 căn hộ. Cộng dồn cả 3 tòa nhà, tổng cộng VIDEC đã bổ sung cho phố Khương Trung hơn một nghìn cư dân.
Ngoài tình trạng kẹt xe, áp lực lên hạ tầng, phần lớn các công trình trong ngõ nhỏ cũng không đảm bảo yêu cầu về hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Vào cuối tháng 5 vừa qua, tại tầng 15 của chung cư Capital Garden đã xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng.
"Điều đáng nói là khi xe cứu hỏa đến nơi không thể di chuyển đến khu vực cửa sổ nơi xảy ra vụ cháy. Bởi thiết kế đường giao thông của tòa nhà lệch chuẩn, khó đáp ứng được điều kiện tối thiểu để xe cứu hỏa có thể lưu thông và vận hành” - anh Nguyễn Văn Châu – cư dân tòa nhà Capital Garden bức xúc.
Một địa điểm khác tại Hà Nội cũng đang chịu áp lực lớn từ việc hạ tầng không theo kịp sự gia tăng dân số là tuyến phố Triều Khúc (quận Thanh Xuân). Với lòng đường nhỏ hẹp (chiều rộng chưa đầy 6m), nhà cửa san sát, phố Triều Khúc từ lâu đã nổi danh về sự chật chội và nạn tắc đường. Thế nhưng, tuyến phố này hiện còn “cõng” trên mình số lượng vài trăm căn hộ cao cấp thuộc Dự án Diamond Blue (số 69) và tổ hợp liền kề - cao tầng Pandora (số 53).
Và lỗ hổng trong cấp phép đầu tư
Sở dĩ ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn những mảnh đất xen kẹt nằm sâu trong ngõ, ngách để đầu tư, tìm mọi cách để xin cấp phép dự án là do tỷ suất lợi nhuận và tính thanh khoản của những dư án trong khu vực trung tâm luôn cao hơn rất nhiều so với các khu vực ngoại thành.
Bên cạnh đó, nhiều người Hà Nội vẫn mang nặng tâm lý “nhìn xa, trông rộng, nhưng phải ở gần”. Ngay cả những người không có nhiều tiền nhưng luôn chọn sống tại các quận trung tâm, tiện lợi cho việc đi làm, học hành của con cái.
Tình trạng “nhồi” chung cư cao tầng trong ngõ là trái với lý luận quy hoạch xây dựng
Một DN thừa nhận, với quỹ đất ngày càng hạn hẹp trong khu nội đô, việc xoay xở làm sao để có một dự án xây dựng tại nội thành là điều không đơn giản. Đó thường là đất của các dự án di chuyển nhà máy, xưởng sản xuất. Tuy nhiên, khi đã được cấp phép thì khả năng thành công của doanh nghiệp là rất lớn.“Việc xây dựng dự án trong khu vực nội đô khiến chi phí đầu tư hạ tầng giảm, dễ thu hút nhà đầu tư… do đó, khả năng thành công của các doanh nghiệp cũng lớn hơn, đặc biệt là những doanh nghiệp mới tham gia thị trường bất động sản".
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) thẳng thắn chỉ ra sự khuất tất trong cấp phép đầu tư. Đơn cử như lâu nay, một số chủ đầu tư thường lobby để khoét lõm những khu vực không đủ điều kiện xây chung cư, trung tâm thương mại. Hoặc có dự án chung cư trong ngõ phải mượn đường mới vào được. Nghĩa là dù không có đường vào, hoặc đường vào quá hẹp nhưng chủ đầu tư vẫn “phù phép” để dự án được hình thành.
“Nguyên tắc hạ tầng đi trước, xây dựng đi sau dứt khoát phải thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, Nhà nước cần có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch. Lỗi tăng mật độ xây dựng, tính năng cho dự án cao ốc không hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư. Bởi để xảy ra tình trạng đó, chứng tỏ các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt chưa làm hết chức năng. Do đó, cần chấm dứt quy trình ngược trong cấp phép xây dựng nhà cao tầng, trung tâm thương mại trong ngõ hẹp. Phải đánh giá tác động và gắn trách nhiệm chủ đầu tư với hệ quả do dự án của họ gây ra” - ông Châu nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Phạm Sỹ Liêm, các chủ đầu tư thường đặt yếu tố lợi nhuận lên trên hết nên tình trạng “nhồi” chung cư cao tầng trong ngõ ở Hà Nội đã và đang diễn ra là trái với lý luận quy hoạch xây dựng.
Để khắc phục tình trạng này, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng cần xem xét ngay từ khâu cấp GPXD. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đến phương án khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình cần thực hiện chủ trương xã hội hóa, đầu tư cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng chủ đầu tư “ăn sẵn” hạ tầng như hiện nay. Nếu không có giải pháp về cơ chế đủ mạnh nhằm ràng buộc trách nhiệm xã hội các chủ đầu tư, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ đối diện với sức ép ngày càng lớn về việc mất cân đối cung cầu.
Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp hưởng lợi, còn chính quyền "chịu trận" trước sức ép về hạ tầng, ùn tắc giao thông và dân số gia tăng.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Quy hoạch chung cư trong ngõ nhỏ: Siết lại quy trình cấp phép xây dựng
Tại các ngõ nhỏ ở Hà Nội, việc chung cư nối đuôi nhau mọc dày đặc đang bức tử quy hoạch, dồn gánh nặng lên hạ tầng.
" alt="Hết đất “vàng”, chủ đầu tư đua nhau nhồi chung cư trong ngõ hẹp" width="90" height="59"/>