Trường đại học “bắc cầu” đưa sinh viên vào doanh nghiệp
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-19 12:02:01 评论数:
Đó là chia sẻ của PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh,ườngđạihọcbắccầuđưasinhviênvàodoanhnghiệbảng xếp hạng tbn Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tại “Ngày hướng nghiệp 2019: Khoa học máy tính và thông tin, Toán Tin và Toán ứng dụng” diễn ra ngày 27/10.
Sinh viên tham gia “Ngày hướng nghiệp 2019: Khoa học máy tính và thông tin, Toán Tin và Toán ứng dụng”
Theo dự báo của Vietnamworks, tới năm 2020, Việt Nam có thể thiếu đến 400.000 lao động ngành công nghệ thông tin; mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động, chưa kể nguồn nhân lực chất lượng cao khiến các nhà tuyển dụng vất vả tìm kiếm.
Bà Lê Thị Thu Hương - Phó Giám đốc điều hành Công ty Episerver Việt Nam cho biết, hàng năm công ty của bà luôn có nhu cầu tuyển dụng liên tục nguồn nhân lực IT chất lượng cao, có năng lực làm việc trong môi trường đa quốc gia. Tuy nhiên, để tìm kiếm được nguồn nhân lực chất lượng không phải điều dễ dàng.
Bà Hương cho biết, trước xu hướng phát triển ngày càng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ứng viên cần chuẩn bị những kiến thức nền về ngôn ngữ lập trình, có tư duy logic, rèn luyện vốn ngoại ngữ thường xuyên cũng như biết cách làm việc nhóm hiệu quả. Bên cạnh đó, ứng viên phải có thái độ cầu tiến, sẵn sàng trải nghiệm và thử thách bản thân.
Tương tự, ông Hoàng Trọng Tuấn, Phó Phòng Nhân sự Trung tâm Samsung SVMC cho biết, chiến lược của Samsung tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng thị trường. Samsung vừa rút các doanh nghiệp sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam, do đó luôn trong tình trạng “khát” nhân lực.
"Sinh viên không phải là khách hàng. Nhà trường và sinh viên sẽ tạo thành một cộng đồng giúp giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và xã hội".
Bài toán nhân sự của doanh nghiệp cũng chính là trăn trở và là mục tiêu đào tạo của trường đại học. PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết: “Hiện tại, trường đặt trọng tâm vào công tác đào tạo, hướng nghiệp và việc làm của sinh viên, phát triển những chương trình đào tạo định hướng ứng dụng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản vốn là thế mạnh của trường”.
TS. Trần Mạnh Cường, Trưởng Khoa Toán – Cơ – Tin học cũng khẳng định, đào tạo khoa học cơ bản là thế mạnh của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Trong thời đại trí tuệ nhân tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc kết hợp Toán ứng dụng, Thống kê và Công nghệ thông tin là hết sức cần thiết.
Từ yêu cầu đó, Khoa đang thiết kế các chương trình đào tạo đại học, sau đại học mới, định hướng ứng dụng, áp dụng Toán học vào cuộc sống như chương trình đào tạo Khoa học dữ liệu, Tài chính định lượng và Quản trị rủi ro, song hành cùng các ngành Toán học, Toán Tin, Máy tính và Khoa học thông tin hiện có.
Nhờ vậy, sinh viên ra trường có thể đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp do đã được trang bị nền tảng lý thuyết vững chắc, được trải qua quá trình thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp”.
“Bên cạnh hợp tác đào tạo, tư vấn hướng nghiệp, trong những năm gần đây, Khoa đã tham gia chuyển giao các kết quả nghiên cứu - ứng dụng trong các lĩnh vực Toán học, Cơ học, Tin học, Thống kê và Khoa học dữ liệu cho các doanh nghiệp, cơ quan trong nước và nước ngoài.
TS. Cường cho rằng, bằng việc được trang bị kiến thức nền tảng rất tốt, nhất là kiến thức căn bản về thống kê, tối ưu, thuật toán, cùng với nỗ lực cải thiện tiếng Anh, sinh viên có thể tự tin gia nhập thị trường lao động ở bên ngoài.
Là sinh viên năm hai nhưng Đỗ Duy Đạo, sinh viên Lớp Máy tính và Khoa học thông tin chất lượng cao đã có cơ hội thực tập, tham gia thống kê dữ liệu cho Công ty Cổ phần Chẩn đoán hình ảnh Việt Nam. Đạo cho rằng, nhờ vào việc kết nối doanh nghiệp của nhà trường đã giúp em có nhiều cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp tương lai và sớm tìm ra hướng đi phù hợp cho bản thân.
Hiện Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đang làm cầu nối với 70 doanh nghiệp trong đào tạo và tìm kiếm cơ hội việc làm cho sinh viên. PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên kỳ vọng, khi có sự kết nối giữa ba bên: nhà trường – doanh nghiệp – sinh viên sẽ giúp giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và bài toán việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Trường Giang
Đưa người học đi lao động nước ngoài, trường nghề lo trang bị kỹ năng
- Bên cạnh ngoại ngữ, người lao động đi xuất khẩu nước ngoài hiện còn còn thiếu nhiều kỹ năng như tinh thần việc nhóm, tính tự giác, chủ động công việc...