Nhận định, soi kèo U21 Montenegro vs U21 Luxembourg, 1h15 ngày 11/6
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2 -
Hacker Triều Tiên hạ gục Axie Infinity bằng đòn đánh kim tiềnSau vụ tấn công, cùng với xu hướng đảo chiều của thị trường tiền mã hóa, lượng người chơi Axie Infinity đã giảm mạnh. Trong một bài đăng sau vụ việc, Sky Mavis từng cho biết, các nhân viên của công ty này liên tục bị những kẻ lừa đảo tấn công trên các kênh mạng xã hội khác nhau. Một trong số họ đã trở thành nạn nhân của tin tặc. Kẻ tấn công sau đó đã sử dụng quyền truy cập của tài khoản này để thâm nhập vào cơ sở hạ tầng CNTT của Sky Mavis và giành quyền kiểm soát các nút xác thực.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trước đó đã khẳng định Lazarus Group là nhóm tin tặc phải chịu trách nhiệm đối với vụ tấn công vào mạng lưới Ronin. Đây là sidechain của Axie Infinity - tựa game Blockchain do người Việt phát triển.
Nhóm hacker Lazarus được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau như APPLEWORM, APT-C-26, GROUP 77, GUARDIANS OF PEACE, HIDDEN COBRA, OFFICE 91, RED DOT... và được cho là có mối quan hệ với Triều Tiên.
Park Jin Hyok - một thành viên hiếm hoi của Lazarus từng lộ diện với cáo buộc tấn công vào Ngân hàng Trung ương Bangladesh năm 2016. Lazarus Group là một nhóm tội phạm mạng được hình thành từ một số lượng cá nhân không rõ. Mặc dù không có nhiều thông tin về Lazarus, thế nhưng nhóm hacker này đã nhiều lần phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công trên không gian mạng trong suốt một thập kỷ qua.
Trong lịch sử hoạt động của mình, cuộc tấn công đáng ý nhất mà Lazarus từng thực hiện chính là vụ việc liên quan tới Sony Pictures diễn ra năm 2014.
Ở động thái mới nhất, Axie Infinity vừa cho phép người chơi Axie Infinity gửi và rút tiền từ tài khoản game bằng việc mở lại cầu nối Ronin Bridge. Cầu nối này đã phải tạm thời đóng cửa từ tháng 3, ngay sau vụ hack lớn nhất lịch sử DeFi với trị giá 625 triệu USD. Startup này cũng cho biết, sẽ hoàn trả lại số tiền mà người dùng đã bị lấy mất.
Trọng Đạt
"> -
Bác sĩ cấp cứu và nỗi ám ảnh đe dọa 'cho sáng nhất đêm nay'"Sao không nói trước? Làm không cẩn thận, tao cho chúng mày sáng nhất đêm nay". Có vẻ chuyện bắt đầu nặng nề hơn khi người này chuyển ngôi xưng hô, chỉ tay thẳng mặt nữ nhân viên. "Sáng nhất" theo cách của ông ấy, là quay lại video, đăng trực tiếp lên mạng xã hội, gọi đường dây nóng của bệnh viện hoặc ngành y tế để tố cáo.
Chúng tôi đã quen với việc bị dọa theo kiểu đó. Tôi cũng tin đã làm ở phòng khám, cấp cứu, ít người chưa từng bị dọa hoặc phàn nàn theo những cách khác nhau. Nhưng buồn thì vẫn buồn.
Lãnh đạo bệnh viện chúng tôi yêu cầu phải coi bệnh nhân là khách hàng, và nhân viên y tế, bệnh viện là người cung cấp dịch vụ, phải làm bệnh nhân hài lòng. Đó là tiêu chí cho mỗi nhân viên, bởi chỉ cần bị phản ánh, kiến nghị, phải giải trình, "ăn" kỷ luật, đương nhiên mọi thành quả phấn đấu sẽ bị "đánh tụt", thậm chí "trắng tay" trong năm đó.
Hai vấn đề bị người nhà bệnh nhân thắc mắc nhiều nhất là thứ tự khám, và ai cũng coi con mình là bệnh nhi cấp cứu phải ưu tiên số 1. Chờ đợi là điều rất khó với bệnh nhân và người nhà.
Ai cũng hiểu việc khám bệnh được thực hiện theo số thứ tự, mọi bệnh nhân đều bình đẳng. Bác sĩ chúng tôi có nghĩa vụ đối xử công bằng với tất cả bệnh nhân. Nhưng có những bệnh nhân khám, cấp cứu sẽ được ưu tiên.
Tuy nhiên, điều này chưa được Bộ Y tế đưa vào thành một nội dung, quy chế cụ thể. Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định "ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu; và Trẻ em dưới 6 tuổi…", nhưng trong khám cấp cứu Nhi cũng có những mức độ khác nhau: Cấp cứu ngay – có dấu hiệu ưu tiên hay không có dấu hiệu cấp cứu.
Một số bệnh viện tự đưa ra quy định ưu tiên khám và xử trí cấp cứu người bệnh cấp cứu. Ví dụ, có nơi ưu tiên hàng đầu cấp cứu ngay cho bệnh nhân ngưng thở, ngưng tim; rồi đến khó thở, suy hô hấp; cuối cùng là hôn mê, sốc, trụy mạch, co giật. Những bệnh nhân này phải được xử trí ngay trong 3 phút đầu tiên tiếp nhận.
Một số nhóm khác xếp ở nhóm 2, gọi là “có dấu hiệu ưu tiên”, như rối loạn dấu hiệu sinh tồn, xuất huyết tiêu hóa, đa chấn thương, tiêu chảy mất nước nặng, ngộ độc cấp, các cơn đau cấp tính. Hoặc như trong sản khoa, bệnh nhân có xuất huyết tử cung, tim thai suy, sa dây rốn… Nếu tiếp nhận bệnh nhi như vậy, thầy thuốc phải xử trí trong 5-10 phút.
Nếu không có dấu hiệu ưu tiên, ví dụ như bé 5 tuổi trên đây, bệnh nhân cấp cứu sẽ được xử trí ngay khi có thể, tùy từng nơi, quy định trong 60 phút đến 2 tiếng.
Chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K (Hà Nội). Ảnh: Thạch Thảo Đó là những quy định chuyên môn mà thầy thuốc chúng tôi được học, có nơi là được quy định. Nhưng không phải nơi đâu bệnh nhân cũng được thông báo bằng bảng biểu rõ ràng, giải thích cụ thể, và không phải lúc nào thầy thuốc cũng có điều kiện giải thích cặn kẽ. Nhiều bác sĩ cấp cứu, đặc biệt là các bạn trẻ, cho rằng khó nhất là giải thích cho họ về thứ tự ưu tiên cấp cứu, và vì sao con họ lai phải xử trí sau.
Điều này khiến bệnh nhân không hài lòng, dẫn đến những xung đột không đáng có, nếu thông tin được trao đổi theo cách khác.
Nhưng cũng có những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cho mình là "khách hàng", coi đi viện là mặc nhiên được hưởng dịch vụ như sân bay, khách sạn… nên đòi hỏi được phục vụ làm sao để họ hài lòng nhất.
Bệnh nhân coi mình là thượng đế, khi không được thỏa mãn hài lòng, không ít nhân viên y tế lãnh nạn vì bị tấn công.
Sau nhiều vụ nhân viên y tế bị bạo hành xảy ra, nhiều người cho rằng một phần do bệnh nhân cho mình quyền được phục vụ. Không ít đồng nghiệp của chúng tôi bị bệnh nhân chỉ thẳng mặt, chửi: "Bọn mày không biết cười, tao cho chết đói".
Họ nghĩ bệnh nhân là người nuôi sống y bác sĩ. Và chỉ cần không làm hài lòng họ, như một thói quen, họ mang đủ hình phạt ra dọa: Gọi báo chí, đưa lên mạng xã hội, gọi đường dây nóng, dù chưa cần biết câu chuyện ra sao.
Tôi tin tất cả bệnh nhân vào viện mong muốn được trải nghiệm việc được khám chữa bệnh thành công, theo đúng nhu cầu. Chúng tôi làm cha làm mẹ, đưa con đi viện cũng chỉ mong vậy. Nhưng ở vai thầy thuốc, chúng tôi cũng có chuyên môn và quy trình kỹ thuật chuẩn chỉnh và cần được tôn trọng.
Chúng tôi từng ước, giá như bệnh nhân chỉ là bệnh nhân, thầy thuốc là thầy thuốc.Họ có là khách hàng, là người tiêu dùng nhưng là khách hàng, người tiêu dùng đăc biệt. Bệnh viện có là nơi cung cấp dịch vụ nhưng là dịch vụ sức khỏe đặc biệt. Ai cũng cần hướng đến sự chuyên nghiệp, thay vì chỉ chăm chăm làm hài lòng họ. Sự chuyên nghiệp sẽ đưa tới những trải nghiệm tốt hơn.
* Bài viết là trải nghiệm và quan điểm cá nhân của một bác sĩ công tác tại Hà Nội.
Võ Thu (ghi)
Bác sĩ cấp cứu: Làm việc 48-50 tiếng mỗi tuần, lương 12 triệu đồng
"Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu tiếng Anh, người ta thống kê rằng nhiều bác sĩ cấp cứu chỉ sống được 50 tuổi. Nhiều nhân viên y tế trầm cảm, loạn thần. Có lẽ vì thế, đến nay, các khoa cấp cứu vẫn thiếu người", một bác sĩ làm việc tại TP.HCM chia sẻ."> -
Các hãng smartphone đón đầu việc tắt sóng 2G chuyển đổi lên 4GViệc tắt sóng 2G là xu thế tất yếu và là cơ hội cho các smartphone giá rẻ. Ảnh: Anh Tú Ông Lê Hồng Phong, Giám đốc kinh doanh của Honor Việt Nam cho biết, việc tắt sóng 2G sắp tới là một xu hướng tất yếu của thời đại chuyển đổi số. Các sản phẩm điện thoại sử dụng công nghệ 2G đã trở nên lỗi thời và gây ra nhiều bất tiện, như tốc độ kết nối chậm, không hỗ trợ các ứng dụng hiện đại và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc chuyển đổi lên 4G là cần thiết cho cả người dân và nhà nước để đảm bảo sự thuận tiện và hiệu quả trong sử dụng công nghệ.
Cùng quan điểm, đại diện vivo Việt Nam cũng đánh giá cao và tin rằng việc dừng công nghệ 2G sắp tới sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dùng. Hãng sẽ tích cực phối hợp với các chuỗi bán lẻ để đón đầu và hỗ trợ người dùng chuyển đổi điện thoại từ 2G lên 4G trước ngày 16/9.
Trong khi đó, ông Patrick Chou, Tổng Giám đốc Xiaomi Việt Nam đánh giá cao quyết định dừng công nghệ 2G và chuyển lên 4G của Chính phủ Việt Nam, trong nỗ lực thúc đẩy công nghệ viễn thông và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Sẽ tung ra nhiều dòng smartphone phổ thông, không lo thiếu thiết bị
Theo ông Lê Hồng Phong, để đáp ứng nhu cầu khách hàng chuyển đổi điện thoại 2G sang 4G thời gian tới, hãng dự kiến sẽ ra mắt các dòng sản phẩm smartphone trong phân khúc 2 - 4 triệu đồng. Điển hình là trong tháng 8 này, hãng sẽ ra mắt smartphone Honor X6b. Đây là sản phẩm có nhiều tính năng nổi bật, độ bền cao và có mức giá rất ưu đãi.
Honor Việt Nam sẽ ra mắt nhiều mẫu smartphone mới để người dân không thiếu thiết bị khi chuyển lên 4G. Ảnh: Anh Tú Trước các lo ngại việc thiếu thiết bị khi người dùng đồng loạt chuyển đổi từ điện thoại 2G lên 4G, ông Lê Hồng Phong cho biết, Honor Việt Nam đã đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều dòng sản phẩm smartphone mới sẽ được ra mắt sắp tới.
Đồng thời, để hỗ trợ người tiêu dùng chuyển đổi lên 4G, Honor Việt Nam đã hợp tác với các nhà bán lẻ như: Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viettel Store, Hoàng Hà Mobile triển khai các chương trình trợ giá thu cũ đổi mới với giá trị lên đến 500.000 đồng cho mỗi thiết bị 2G nâng cấp lên 4G, không giới hạn số lượng và khuyến mãi SIM 4G cho tất cả sản phẩm trong phân khúc dưới 5 triệu đồng.
Ông Patrick Chou cũng chia sẻ, trong thời gian tới, Xiaomi sẽ tiếp tục tập trung vào các phân khúc smartphone 4G phổ thông và tầm trung để phục vụ nhu cầu nâng cấp thiết bị của người dùng Việt Nam khi tắt sóng 2G. Hãng sẽ hợp tác với các nhà bán lẻ tiếp tục cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm điện thoại thông minh, đặc biệt là ở phân khúc phổ thông với các chương trình khuyến mãi đặc biệt, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng công nghệ mới.
Các smartphone phân khúc dưới 5 triệu đồng sẽ tăng trưởng mạnh khi tắt sóng 2G sắp tới. Ảnh: Anh Tú Trong khi đó, đại diện vivo Việt Nam phân tích, hiện tại trên thị trường còn khoảng 10 triệu thuê bao 2G vẫn đang hoạt động, dòng feature phone 4G cũng đã có sự tăng trưởng rõ rệt. Đây có thể là cơ hội tăng trưởng thị trường smartphone phân khúc dưới 5 triệu đồng (hiện tại đang chiếm 60% thị trường).
Với việc tắt sóng 2G sắp tới, tỷ lệ người dùng chuyển đổi từ điện thoại 2G Only lên smartphone đang kỳ vọng lên đến 10-15%, tương đương khoảng 1-1,5 triệu máy. Điều này sẽ làm cho phân khúc điện thoại di động dưới 5 triệu đồng tăng gấp đôi, tạo động lực tăng trưởng cho thị trường smartphone Việt Nam cuối năm 2024.
Để hỗ trợ người dùng chuyển đổi điện thoại từ 2G lên 4G, vivo cũng đang phối hợp với các nhà bán lẻ trong nước đưa ra các chương trình như thu cũ đổi mới. Khách hàng đổi điện thoại 2G sang smartphone bất kỳ dưới 5 triệu đồng sẽ được tặng ngay 1 SIM 4G của các nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone giúp trải nghiệm các ứng dụng TikTok, Facebook, YouTube hoàn toàn miễn phí, kèm thêm 1GB data dung lượng mỗi ngày. Với giải pháp tài chính linh hoạt, hãng đưa ra chương trình trả góp 0%, trả trước 10% (Vivo cũng đang đàm phán với các đối tác trả góp để hỗ trợ thêm chính sách trả góp 0%, trả trước 0đ). Hỗ trợ thêm các phiếu mua hàng, giảm giá theo các dòng sản phẩm…
Vivo cũng cam kết đồng hành cùng các chuỗi bán lẻ và nhà mạng để hỗ trợ người dùng trong quá trình chuyển đổi 2G lên 4G.
Tại toạ đàm “Tắt sóng 2G người dân cần chuẩn bị gì?” do báo VietNamNet phối với với Cục Viễn thông tổ chức ngày 18/7 vừa qua, ông Vũ Thành Trung, Giám đốc sản phẩm Oppo Việt Nam thông tin, trong thời gian tới, hãng sẽ tập trung vào nhóm đối tượng chuyển dịch từ điện thoại 2G lên smartphone 4G/5G bằng cách tung ra nhiều smartphone dưới 5 triệu đồng có tiêu chuẩn cao, giá thành hợp lý để phù hợp với nhóm đối tượng đang sử dụng feature phone 2G ở vùng nông thôn, những người có thu nhập không cao.
Những smartphone này có độ bền cao, pin dung lượng lớn và trang bị sạc nhanh. Các yếu tố này sẽ khiến những người đang sử dụng feature phone 2G chú ý và chuyển dịch sang smartphone.
">