Bức tượng dát vàng hình cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện CPAC 2021 đang khiến các cư dân mạng xôn xao.
" alt=""/>Ý nghĩa bức tượng ông Trump mặc áo cà sa ngồi thiền gây 'sốt' ở Trung QuốcTháp truyền hình Tam Đảo được cho là lãng phí, không hiệu quả
Thứ nhất, về mục đích và quy hoạch. Ông Liêm cho biết, có thể hiểu và chia sẻ được với nhà đầu tư về quyết định thay đổi mục đích xây dựng dự án. Từ việc vẽ lên một biểu tượng cho sự năng động, phát triển của đất nước, là điểm nhấn trong quy hoạch phát triển của Thủ đô Hà Nội, mang lại nguồn lợi nhuận từ các dịch vụ thương mại, du lịch và các dịch vụ khác, đồng thời phục vụ cho nhiệm vụ truyền dẫn phát thanh, truyền hình, viễn thông, khí tượng thủy văn, an ninh quốc phòng… rồi chuyển ngay sang kinh doanh bất động sản, động cơ ở đây có thể hiểu là vì lợi nhuận.
Đứng trên cương vị của một nhà đầu tư, việc tính toán, kết hợp nhiều mục đích, nhiều tính năng, nhiều công dụng nhằm thu hút, kinh doanh là có thể chấp nhận được.
Ông dẫn ví dụ rất điển hình, đó là tòa tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông (Thượng Hải, Trung Quốc). Đây là vi dụ điển hình cho sự kết hợp thành công giữa một công trình quốc gia với việc kinh doanh, phát triển dịch vụ, du lịch.
Thành công lớn nhất phải kể đến là tác động lan tỏa của công trình, thúc đẩy sự phát triển các dự án cạnh Sông Hoàng Phố. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thị trường BĐS cũng nhờ đó mà phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nhìn vào dự án vị chuyên gia không khỏi băn khoăn, ông tự đặt câu hỏi: "Việc xây dựng tháp truyền hình cao nhất thế giới này VTV đã tính toán như thế nào? Dự án sẽ thúc đẩy phát triển cái gì và nó đem lại lợi ích cho ai?"
Ông lý giải rằng, đầu tư phải có lợi nhưng cái lợi phải được xem xét, tính toán dựa trên mối quan hệ tổng thể. Ở đây cụ thể là lợi cho cả nền kinh tế, lợi cho xã hội, cho người dân chứ không phải chỉ lợi cho một nhóm người.
Vì thế, vị chuyên gia tiếp tục muốn được VTV làm rõ: "Đầu tư nhưng tiền chỉ chui vào túi nhà đầu tư mà không có tác động lan tỏa tới kinh tế, xã hội thì mục đích đầu tư thật sự là gì?
Hơn nữa, đã có một số dự án, khi xin chủ trương thì hay ho, tốt đẹp, nhìn vào dự án tưởng như cả cộng đồng, cả xã hội sẽ có lợi nhưng cuối cùng người đắc lợi chỉ là giới đầu tư, kinh doanh BĐS. Nghĩa là, chúng ta đã bày cỗ cho thiên hạ hưởng, nhà nước và người dân không được gì?", ông Liêm đặt câu hỏi.
"Bản thân tôi cũng không phản đối, nếu VN lại tiếp tục có một cái gì đó cao nhất, to nhất, hiện đại nhất thế giới. Có được cái đó mà có thể làm VN nổi tiếng hơn thì cũng tốt. Vấn đề tôi luôn nhấn mạnh là phải tính tới yếu tố hiệu quả và mục đích. Lợi ích này không hoàn toàn phải hướng vào ngân sách, nhưng lợi đó cũng không chỉ rơi vào túi nhà đầu tư. Lợi đó phải là lợi chung, lợi của toàn xã hội", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Vấn đề thứ hai,ông Liêm đề cập là hiệu quả của dự án. Lấy lại dự án tháp truyền hình trên đỉnh núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) ông Liêm tỏ rõ tiếc nuối: "Tôi chỉ lấy một ví dụ về tháp truyền hình trên đỉnh núi Tam Đảo. Tháp này đã được xây rất mất công, trong bối cảnh ngân sách vô cùng khó khăn nhưng vẫn kì cạch mang từng khối vật liệu lên tận đỉnh núi để xây dựng. Nhưng tới nay lại bỏ không. Tôi cũng chưa thấy một ai đánh giá về hiệu quả của dự án này thế nào? Tôi nghe nói, dự án bị bỏ do bị sét đánh ghê quá.
Như vậy là vừa tiếc, vừa tốn tiền, tốn công sức. Rõ ràng ở đây là trách nhiệm của người xây dựng và công tác đánh giá hiệu quả của dự án chưa tốt.
Vậy với trường hợp này, VTV đã đánh giá, tính toán thế nào? Khi một công trình càng cao thì khả năng hút sét càng lớn, VTV đã tính tới chưa, làm sao tránh tình trạng lặp lại như tháp truyền hình Tam Đảo?", vị chuyên gia tiếp tục nêu vấn đề.
Một công trình lớn, quan trọng như vậy cần phải được tính toán kỹ, đừng vì say sưa bất động sản mà bỏ quên mục đích khác.
Sở dĩ đặt câu hỏi như vậy, vì ông Liêm cho biết, không muốn VTV tiếp tục lặp lại bài học lãng phí trước đó "tiền mất, tật vẫn mang".
Quan trọng hơn, đây là dự án rất lớn, rất quan trọng lại nằm trong thủ đô do đó mức độ ảnh hưởng của nó lớn hơn rất nhiều.
"Tôi tin VTV họ cũng đã có sự tính toán, tuy nhiên tôi vẫn lưu ý đây là công trình rất lớn, nó nằm trong thủ đô vì vậy cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng, chứ đừng say sưa vì một lợi ích nào đó mà bỏ quên hoặc cố tình quên những vấn đề khác. Cũng đừng vì ham cái tháp cao nhất hay chỉ nghĩ về lợi ích BĐS mà xem nhẹ vấn đề", ông Liêm nhắc nhở.
Để nhấn mạnh cho tầm quan trọng của công tác khảo sát, thẩm định, đánh giá một công trình "không bình thường" như tháp truyền hình, TS Phạm Sỹ Liêm kể lại câu chuyện khi ông còn là nghiên cứu sinh ở Nga. Theo ông, thầy giáo của ông chính là người được giao cho thực hiện công tác thẩm định dự án Tháp Ostankino, là một tháp radio và vô tuyến truyền hình được mệnh danh là vẻ đẹp của thành phố Moskva của Liên bang Nga. Khi đó, công tác thẩm định được thực hiện với những nguyên tắc vô cùng nghiêm ngặt bao gồm từ thiết kế, chiều cao, vật liệu, cho tới tác động, hiệu quả của dự án...
"Nói vậy, để thấy rằng, nếu một công trình "không bình thường" nào cũng dễ dàng thì ai cũng muốn làm và ai cũng làm rồi. Do đó, vấn đề không phải là có xây được tháp truyền hình hay không mà cần phải xây dựng nó thế nào để một dự án lớn sẽ mang theo nhiều kỳ vọng và sự được ghi nhận chứ không phải trở thành nỗi nhục khi chứng kiến nó thất bại", vị chuyên gia chua chát.
Vấn đề thứ ba ông đề cập là cơ chế xây dựng. Khẳng định ngay, ông không quan tâm tới cơ chế xã hội hóa hay cơ chế xin - cho, nhưng rõ ràng đã là đầu tư thì cần phải có ưu đãi, có ưu đãi mới giúp nhà đầu tư hào hứng tham gia.
Tuy nhiên, theo ông Liêm việc xin là một nhẽ, còn cho thế nào. Cho có dựa trên lợi ích chung hay cho chỉ vì lợi ích của một nhóm người, một vài cá nhân để quyết định lại là vấn đề cần phải bàn.
Tóm lại, xét cả về quy hoạch và kỹ thuật, ông Liêm cho rằng, đây là một dự án, một công trình lớn, rất quan trọng cần phải được lấy ý kiến, tham khảo rộng rãi.
Nhắc lại bài học từ việc xây dựng tháp truyền hình trên đỉnh núi Tam Đảo - Vĩnh Phúc, vị chuyên gia cho biết khi đó ngành truyền hình đã rất tự tin xây dựng với ý nghĩ tháp càng cao, khả năng phủ sóng càng rộng.
"Đáng tiếc, dự án mới chỉ được tính toán dựa trên một mục đích và một tính năng mà không tính toán hết các yếu tố tác động khác. Cuối cùng, dự án bỏ hoang, nhà đầu tư nhận lấy thất bại ê hề", ông Liêm nhắc lại.
TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, kết quả đó là do VTV đã quá vội vàng, không chịu tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan. Vì vậy, ông Liêm đặc biệt nhấn mạnh với dự án tháp truyền hình tới đây, VTV cần phải tham khảo thêm nhiều ý kiến, từ nhiều lĩnh vực khác nhau để lấy kinh nghiệm.
Theo Báo Đất Việt
Ông Lê Vinh Danh nói gì?
Phóng viên VietNamNet đã nhiều lần liên hệ với ông Lê Vinh Danh, tuy nhiên ông Danh đề xuất cho 2 cá nhân thay ông lên tiếng. Hai người này đã từ chối.
Trong một chia sẻ với báo chí cách đây vài ngày, ông Lê Vinh Danh cho biết, trung bình mỗi tháng ông nhận thu nhập 407 triệu đồng. Sau khi đóng thuế và các khoản khác theo quy định thì số tiền ông thực lãnh chỉ khoảng 286 triệu.
Riêng về khoản 556 triệu là do dịch Covid-19 đầu năm nay, nhiều cán bộ tự nguyện nhận lương ít hơn trong tháng 3, 4, phần còn lại để trường trả bổ sung vào tháng 6, 7 và 8.
Cụ thể, ông Danh đã tự nguyện để nhà trường chậm trả 60%, nên tháng 3 và 4/2020, ông chỉ nhận 40% thu nhập.
Do đó, trong tháng 6,7,8/2020, ngoài thu nhập của những tháng này, ông Danh được nhận khoản thu nhập trả chậm của tháng 3 và 4/2020. Tổng thu nhập ông Danh nhận được trong tháng 6, 7, 8/2020 là 556 triệu đồng/tháng.
Ông Danh khẳng định, thu nhập thực lãnh hơn 280 triệu của ông là hợp lý vì trong trường ông làm việc nhiều nhất, gấp 10-30 lần so với những người khác, chưa kể phải chịu trách nhiệm mọi việc.
Cũng theo ông Danh, Trường ĐH Tôn Đức Thắng trả thu nhập cho cán bộ giảng viên không theo chức danh nghề nghiệp mà theo vị trí công việc và số đầu việc họ phụ trách, khối lượng công việc, hiệu quả sản phẩm đầu ra. Cùng một chức danh nghề nghiệp nhưng khác nhau về số lượng sản phẩm đầu ra thì thu nhập cũng chêch lệch.
Ông Danh cũng nói, từ năm 2012, cách thức tính lương đã được Hội đồng trường phê chuẩn. Từ đó về sau, hàng năm đều báo cáo thu chi tài chính trong đó có lương, thưởng trong Hội nghị giảng viên, viên chức. Sau khi nhận góp ý của giảng viên, viên chức thì sẽ bổ sung vào quy chế chi tiêu nội bộ của trường và trình Hội đồng trường thông qua. Hội đồng trường thông qua thì Hiệu trưởng mới ký và ban hành
Ông Danh khẳng định công thức tính lương, các tiêu chí tính lương và cách tính lương đã có trong quy chế chi tiêu nội bộ và đã được Hội đồng trường duyệt và hàng năm có bổ sung cũng được duyệt. Về công khai, minh bạch là ai cũng biết quy chế chi tiêu nội bộ, cách tính lương và cuối năm đều báo cáo ở Hội nghị giảng viên, viên chức sau đó tiếp thu ý kiến để bổ sung. Ngoài ra, trưởng đơn vị tự tham gia tính lương cho từng viên chức...
Thu nhập chính xác của ông Lê Vinh Danh
Ông Nguyễn Minh Dũng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Tài chính Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định “Số liệu về tiền lương và thu nhập của ông Lê Vinh Danh mà Tổng Liên đoàn đã công bố với báo chí là hoàn toàn đúng sự thật trên cơ sở số liệu hợp pháp do Trường ĐH Tôn Đức Thắng cung cấp".
Theo ông Dũng, số tiền hơn 556 triệu đồng là tiền Trường ĐH Tôn Đức Thắng trả cho ông Lê Vinh Danh trong một tháng cụ thể, đó là tháng 8/2020. Nếu tính bình quân 9 tháng đầu năm 2020, mặc dù trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tiền lương, thu nhập của ông Lê Vinh Danh cũng ở mức bình quân hơn 400 triệu đồng/tháng, trong đó có 3 tháng với mức hơn 556 triệu đồng/tháng.
Ông Lê Phúc, người phát ngôn của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho hay theo yêu cầu của Tổng LĐLĐ tại công văn 1143b/TLĐ ngày 26/10/2020, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã cung cấp thông tin về thu nhập của một số cá nhân cho Tổng Liên đoàn theo danh sách mà Tổng Liên đoàn đề nghị.
Theo bảng thu nhập từ tháng 1 tới tháng 9/2020 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trong các tháng 1, 2, 5, 9 ông Danh có tổng thu nhập là hơn 406 triệu đồng/tháng. Tháng 4, 5, tổng thu nhập của ông Danh là hơn 162 triệu đồng/ tháng. Tháng 6, 7, 8, tổng thu nhập của ông Danh là hơn 556 triệu đồng/tháng. Đây là tổng thu nhập cộng từ các khoản: lương, phụ cấp và Y2.
Sau khi ông Danh đóng thuế, thực lĩnh các tháng 1 và 5 là 295 triệu; Các tháng 6,7,8 là hơn 350 triệu; Các tháng 3, 4 là 117 và 129 triệu.
Có công khai, minh bạch không?
Chia sẻ với VietNamNet về tiền lương, một Trưởng khoa của Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho hay, mức thu nhập không được công khai. Tất cả các viên chức đều phải giữ bí mật về tiền lương của mình.
Theo vị này, trước đây nhà trường thành lập tổ tiền lương bao gồm một số nhân sự, trong đó trợ lý hiệu trưởng kiêm Chủ tịch công đoàn là thường trực của tổ này. Trước năm 2020, nhà trường chỉ có tổ tiền lương. Từ ngày 24/4/2020, ông Lê Vinh Danh có lập ra Hội đồng nghiên cứu chính sách tiền lương. Đứng đầu là hiệu trưởng (ông Danh) và thường trực là bà Trịnh Minh Huyền (nguyên trợ lý hiệu trưởng). Dù là tổ tiền lương hay Hội đồng lương, thì cũng chưa bao giờ công khai, minh bạch thu nhập và cách tính thu nhập của Hiệu trưởng, trợ lý hiệu trưởng.
Trước tháng 4/2020, tổ tiền lương có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí tính lương. Tuy nhiên, các tiêu chí này không có trong quy chế chi tiêu nội bộ, mà quy chế chi tiêu nội bộ chỉ quy định hết sức đơn giản về cách thức trả lương.
"Tổ tiền lương dưới sự điều hành thường trực của trợ lý hiệu trưởng quyết định tiêu chí tính lương cho viên chức. Các trưởng đơn vị được mời lên làm việc về tiền lương của đơn vị mình, và sẽ được bàn bạc về mức lương của từng viên chức (từ cấp phó trở xuống). Sau khi thống nhất, tổ tiền lương trình cho hiệu trưởng quyết định. Các tiêu chí tính lương không được công khai trong trường...
Hiệu trưởng là người quyết định bảng lương chính thức chứ không phải tập thể Ban Giám hiệu. Bảng lương này không đưa ra Hội đồng trường. Việc tính toán chi tiết do Tổ tiền lương thực hiện và Hiệu trưởng quyết định. Do đó, các thông tin cho rằng Ban Giám hiệu quyết định cuối cùng là không chính xác”- vị Trưởng khoa này nói.
Vị Trưởng khoa này còn khẳng định, thậm chí, các phó hiệu trưởng cũng không được biết lương của mình được tính như thế nào. Do đó, phó hiệu trưởng không biết lương của hiệu trưởng, trợ lý hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng khác.
“Cho đến khi truyền thông đăng tải thông tin, chúng tôi mới biết lương trợ lý hiệu trưởng cao hơn phó hiệu trưởng nhiều lần. Có thông tin cho rằng thu nhập của trợ lý hiệu trưởng cao vì làm 5-6 đầu việc, chúng tôi khẳng định rằng, ngoài lương, trợ lý hiệu trưởng nhận thêm phụ cấp kiêm nhiệm. Như vậy, làm 5-6 đầu việc đã có phụ cấp kiêm nhiệm và khoản thu nhập này cũng cao. Ngoài ra, các lãnh đạo khác cũng phải kiêm nhiệm nhiều đầu việc khác”- vị trưởng khoa nhấn mạnh.
Ông Lê Phúc, người phát ngôn của Trường ĐH Tôn Đức Thắng xác nhận tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng có quy định về bảo mật tiền lương, tất cả những người làm việc tại trường không được cung cấp thông tin thu nhập của mình cho người khác, do đó không công khai lương của bất kỳ ai.
Ông Nguyễn Minh Dũng, Trưởng ban Tài chính Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay, Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 29/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ cho phép Trường ĐH Tôn Đức Thắng quyết định thu nhập tăng thêm của người lao động từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Song quyết định này của Thủ tướng cũng quy định việc chi trả thu nhập tăng thêm phải “trên cơ sở công bằng và minh bạch”. Bảng lương, thu nhập do Trường ĐH Tôn Đức Thắng cung cấp cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa tiền lương của một nhóm nhỏ cán bộ, trong đó có hiệu trưởng so với các cán bộ, viên chức, nhân viên còn lại; chênh lệch lớn gấp nhiều lần giữa tiền lương của Trợ lý Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn (bà Trịnh Minh Huyền) so với các Phó Hiệu trưởng (ông Võ Hoàng Duy và ông Trần Trọng Đạo)”. Theo ông Dũng, nhiều cán bộ, viên chức của Trường phản ánh: chỉ biết về lương, thu nhập của hiệu trưởng sau khi TLĐ chính thức công bố và không hiểu thước đo đánh giá hiệu quả công tác cụ thể là gì. Còn trong Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM có nêu: “…việc chi trả lương, thu nhập cán bộ, giảng viên, nhân viên của Trường chưa đảm bảo sự công khai, minh bạch theo quy định pháp luật, có sự chênh lệch lớn trong việc phân phối thu nhập giữa một số ít cán bộ lãnh đạo với giảng viên, nhân viên…”. |
Minh Anh
Để làm rõ mức lương cụ thể của ông Lê Vinh Danh hợp lý hay không, Bộ Nội vụ, Bộ GD-ĐTcùng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ xem xét kỹ con số cụ thể.
" alt=""/>ĐH Tôn Đức Thắng lên tiếng về tiền lương của ông Lê Vinh Danh