Quy định hiện nay
(theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT hiện hành)
Dự thảo thông tư mới
(đang xây dựng, nếu được thông qua sẽ thay thế Thông tư 17)
1. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu họcKhông dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Bộ GD-ĐT lý giải: Theo chương trình GDPT mới, học sinh tiểu học 2 buổi/ngày và hầu hết các trường đã áp dụng, đồng nghĩa không tổ chức dạy thêm trong trường. Do đó, về bản chất, dự thảo thông tư mới không thay đổi so với hiện nay.
2. Quy trình “ngược nhau” về dạy thêm, học thêm trong nhà trườngYêu cầu học sinh, phụ huynh viết đơn tự nguyện xin học thêm, sau đó nhà trường xây dựng kế hoạch dạy thêm.
Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký.
Hiệu trưởng xét duyệt danh sách, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm.
Giáo viên đề xuất dạy thêm, học thêm cần nêu rõ lý do; mục tiêu; nội dung, thời lượng… trong tổ chuyên môn để lấy ý kiến, đi đến thống nhất.
Căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn, hiệu trưởng họp với ban lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện ban phụ huynh để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch.
Sau khi công khai kế hoạch dạy thêm, học thêm, nhà trường cho học sinh tự nguyện đăng ký, rồi xếp lớp, phân công giáo viên giảng dạy.
3. Viết “đơn tự nguyện” xin học thêm trong trườngHọc sinh có nguyện vọng phải viết đơn xin học thêm gửi trường; phụ huynh ký, cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.Không yêu cầu học sinh viết "đơn tự nguyện" để tránh vấn đề hình thức.4. Mức thu tiền học thêm trong nhà trườngMức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường.Mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh theo quy định.
5. Quy định mức trần tổng thời lượng dạy học, bao gồm học thêm trong nhà trường
KhôngTổng thời lượng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường và dạy thêm học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học; không quá 42 tiết/tuần đối với cấp THCS; không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT.
6. Giáo viên công lập không được tổ chức dạy thêm ngoài trườngQuy định rõ giáo viên trường công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Bỏ quy định này.
Bộ GD-ĐT lý giải: Luật viên chức nêu rõ viên chức không được tổ chức kinh doanh, do đó, giáo viên trường công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Vì thế, Bộ GD-ĐT không nhắc lại quy định này, nhưng để tránh hiểu nhầm, Bộ sẽ nghiên cứu bổ sung lại.
Giáo viên công lập dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình đang dạy chính khóa không cần xin phép hiệu trưởng. Tuy nhiên phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học thêm.
Giáo viên cũng phải cam kết không sử dụng ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên và học sinh.
"Từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT chưa bao giờ cấm việc dạy thêm, học thêm. Bộ GD-ĐT xây dựng dự thảo thông tư lần này nhằm quản lý, hạn chế tối đa những tiêu cực đối với dạy thêm, học thêm. Vấn đề khiến dư luận bức xúc hiện nay là việc giáo viên dạy học sinh ở trường rồi bằng cách này, cách kia 'ép' các em học thêm. Những trường hợp này học sinh và phụ huynh phải 'tự nguyện một cách bắt buộc'. Đây là vấn đề ngành GD-ĐT phải nhìn thẳng và tìm cách quản lý, khắc phục", ông Thành nói.
Theo ông Thành, Bộ GD-ĐT ra quy định về việc dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo việc này nếu có diễn ra được thực hiện minh bạch, tự nguyện, chứ không khuyến khích học sinh đi học thêm.
Ông Thành cũng khuyên phụ huynh không ôm đồm cho con học thêm quá nhiều.
“Phụ huynh cần xem xét con mình có hứng thú, sở trường về lĩnh vực gì, chứ không thể thích mọi thứ, mọi môn. Bộ GD-ĐT dự thảo quy định để hướng tới việc tự nguyện, đúng mong muốn của học sinh.
Việc đăng ký học thêm quá nhiều hoàn toàn không cần thiết và các con cũng không đủ sức để học. Điều quan trọng nhất là phải có thời gian để học sinh ‘tiêu hóa’ được khối lượng kiến thức, phát triển được năng lực. Việc cho con học nhiều, không ‘tiêu hóa’ được vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa phản tác dụng”, ông Thành đưa lời khuyên.
Theo ông Thành, chương trình phổ thông 2018 được thiết kế nhằm hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Theo đó, kiến thức mới chỉ là điều kiện cần, là nguyên liệu và phải được vận dụng, thực hành mới trở thành năng lực của học sinh.
Ông Thành cũng nhắn nhủ: “Cha mẹ học sinh phổ thông bây giờ hầu hết là công dân thế hệ mới, sống trong thời đại mới với môi trường công nghệ. Vì vậy cần nhận thức và đủ sự tự tin, bản lĩnh để quyết định con mình cần và có xu hướng về điều gì thì học thêm cái đó mà thôi.
Đừng hoang mang khi thấy con người ta đi học thêm môn này môn kia rồi đăng ký theo. Sự phân công lao động trong xã hội là rất rõ ràng và đánh giá đúng năng lực của con mình để chọn hướng đi phù hợp mới là lý tưởng của mỗi gia đình. Cái gì cũng muốn con giỏi rồi đăng ký học thêm cho bằng được thì chỉ làm hại con”.
Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, triển lãm Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sĩ Bùi Trang Chước giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam và bản gốc những phác thảo mẫu vẽ Quốc huy của họa sĩ Bùi Trang Chước do gia đình cố hoạ sĩ gửi bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Triển lãm giúp công chúng có điều kiện hiểu rõ hơn những mẫu phác thảo Quốc huy Việt Nam. Càng ý nghĩa hơn, khi hoạt động này được tổ chức vào dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
![]() |
Các bản phác thảo Quốc huy đều là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt. |
Phát biểu khai mạc triển lãm, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng khẳng định đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về quá trình tôn vinh biểu tượng nhà nước - Quốc huy Việt Nam. Đây cũng là sự ghi nhận, tôn vinh đóng góp to lớn của họa sĩ Bùi Trang Chước nói riêng và giới nghệ sĩ mỹ thuật nói chung trong sáng tác các biểu tượng của quốc gia, dân tộc.
Các bản phác thảo Quốc huy đều là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, độc đáo cả về đề tài, nội dung, hình thức, là minh chứng về quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của họa sĩ Bùi Trang Chước. Thông qua triển lãm, ban tổ chức mong muốn công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ có thêm hiểu biết về ý nghĩa của Quốc huy Việt Nam, từ đó bồi đắp thêm lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Triển lãm mở cửa đón khách tham quan hết ngày 6/9.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, bộ máy nhà nước được hình thành và dần hoàn thiện. Bước sang những năm 1950, một số quốc gia trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Khi đó, để tiếp tục củng cố, thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước, đồng thời khẳng định chủ quyền dân tộc thông qua hoạt động ngoại giao, Bộ Ngoại giao có Công văn gửi Ban Thường trực Quốc hội đề nghị làm Quốc huy, Quốc ấn. Cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy đã được phát động năm 1951, thu hút sự tham gia của đông đảo họa sĩ cả nước.
Một vài hình ảnh trong triển lãm:
![]() |
Những bản vẽ màu với hình ảnh mặt trời mọc toả những tia nắng vàng, ngôi sao vàng 5 cánh và lá Quốc kỳ; dải lụa đỏ uốn quanh những bông lúa chín vàng; cái đe thể hiện nền công nghiệp. |
![]() |
Những bản vẽ màu với hình ảnh ngôi sao vàng 5 cánh; Tháp Rùa trên Hồ Gươm, Hà Nội; Dải lụa đỏ uốn quanh những bông lúa chín vàng; cái đe thể hiện nền công nghiệp. |
![]() |
Bản vẽ chì và những bản vẽ màu với dòng chữ Quốc hiệu nước "Việt Nam Dân chủ Cộng hoà"; Ngôi sao 5 cánh; Cửa đền Quang Trung, cây cổ thụ phía sau Đền toả tán rộng, những bông lúa, bánh xe thể hiện nền công nghiệp. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bản vẽ chì có tên nước Việt Nam trên dải lụa, ngôi sao 5 cánh, bánh xe thể hiện nền công nghiệp, dải lụa mềm uốn quanh những bông lúa. |
![]() |
![]() |
Họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương (khóa 1936-1941), là người Việt Nam vẽ tem bưu chính đầu tiên ở Đông Dương. Năm 1953, ông được biệt phái sang làm nhiệm vụ sáng tạo mẫu bằng khen, huân chương, huy chương cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tham gia cuộc thi sáng tác mẫu Quốc huy. Bằng tài năng và lao động miệt mài, nghiêm túc, họa sĩ Bùi Trang Chước đã có hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy Việt Namg với 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và chi tiết. Trong đó, 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họa sĩ Bùi Trang Chước được Ban Mỹ thuật, Ngành Văn nghệ Trung ương chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ tháng vào tháng 10/1954.
|
Tình Lê
Triển lãm giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam.
" alt=""/>Giới thiệu gần 200 tài liệu về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam