当前位置:首页 > Công nghệ > Đánh thuế người nhiều nhà

Đánh thuế người nhiều nhà

2025-01-18 20:55:09 [Thể thao] 来源:NEWS

Bộ Tài chính đồng tình với đề xuất này và cho biết sẽ nghiên cứu đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất. Tác động của việc này như thế nào đang gây tranh cãi (chứ không còn là tranh luận) trong dư luận. Một số người kỳ vọng đánh thuế người sở hữu nhiều nhà sẽ làm giá nhà giảm xuống để dân có thể mua được nhà. Có thật như vậy không?Đánhthuếngườinhiềunhàgia vang 9999

Với kinh nghiệm cá nhân và qua nghiên cứu chính sách nhà ở nhiều nước, tôi e rằng đánh thuế nặng lên sở hữu nhà từ căn thứ hai không đảm bảo làm giá nhà hạ xuống.

Khoảng ba tháng trước, vợ chồng tôi mua một căn nhà ở thành phố Bristol, Anh để sửa lại và cho thuê. Chúng tôi đã bỏ ra trên 80 nghìn bảng Anh vốn tự có, rồi phải nộp thuế và phí đến gần 55 nghìn bảng.

Trong số tiền đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là "thuế tem" (stamp duty land tax), khoảng 32 nghìn bảng (nghĩa là lên tới 40% vốn tự có chúng tôi phải bỏ ra). Loại thuế này ra đời từ năm 2003 ở Anh, hiện tại bắt đầu áp dụng cho bất cứ giao dịch nào từ 250 nghìn bảng Anh trở lên, và lũy tiến. Ví dụ người mua nhà giá trị trên 250 nghìn bảng phải đóng thuế 5% giá trị giao dịch, trong khi người mua nhà trên 1,5 triệu bảng phải đóng gấp gần 2,5 lần (12%). Và nếu đó là căn nhà thứ hai trở đi, tất cả giao dịch nhà thứ hai với giá trị trên 250 nghìn bảng này phải trả thêm 3% nữa.

Ngoài khoản thuế này, chúng tôi phải sử dụng dịch vụ luật sư, định giá, và nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) cao trên các dịch vụ đó. Vì vậy mà vốn gốc mua nhà bỏ ra hơn 80 nghìn bảng nhưng lại phải đóng thuế, phí và các loại dịch vụ đến 55 nghìn bảng, gần 70% vốn gốc mua nhà.

Thuế và phí nặng như vậy, nhưng giá nhà ở Anh không hề giảm. Theo dữ liệu của Cục đăng ký nhà đất ở Anh, giá nhà bình quân năm 2003 khi áp dụng thuế này là 135 nghìn bảng Anh, và hiện nay là khoảng 300 nghìn bảng.

Một bài viết gần đây cũng chỉ ra nhiều nước có những cách khác nhau để đánh thuế lên người sở hữu nhiều nhà. Nhưng hầu hết các nước này, trong đó có Singapore, Hàn Quốc, Anh, Canada và Australia, đều trong trạng thái giá nhà tăng không ngừng nghỉ và người trẻ ngày càng khó mua nhà. Dựa vào các kinh nghiệm trên của các nước, có thể thấy đánh thuế lên căn nhà thứ hai nhiều khả năng không làm giảm giá nhà như mong đợi.

Nhưng chính sách này có thể sẽ có tác dụng hạn chế mua đi bán lại ngắn hạn như Bộ Xây dựng nhắm tới. Bởi vì nếu cứ phải nộp 5-12% giá trị giao dịch như ở Anh, và người mua nhà sử dụng đòn bẩy tài chính, thì khoản tiền bỏ ra ban đầu khá lớn (như trường hợp của tôi là đến 40% vốn mua nhà), thì người muốn lướt sóng sẽ gánh thêm khoản chi phí lớn. Nếu tỷ suất sinh lợi không tương ứng, người ta sẽ giảm lướt sóng lại mà mua nhà, đất giữ lâu hơn.

Có điều, ít lướt sóng lại không có nghĩa là giá nhà đất sẽ giảm. Cùng lắm, nó tăng chậm hơn mà thôi. Có người tin rằng vậy là đủ, khi mà giá nhà tăng chậm lại, thì người dân có thể có cơ hội "bắt kịp".

Thực tế ở Anh cho thấy điều ngược lại. Từ khi thuế áp dụng vào 2003, tỷ số giá nhà trên thu nhập khả dụng (tiền dôi dư có thể được dùng tích lũy mua nhà) lại không ngừng tăng lên, đến mức hiện tại ở Anh đã gọi là tình trạng khủng hoảng nhà ở.

Vì sao có nghịch lý đó? Vì phải gánh chịu nhiều khoản thuế, phí ban đầu, và chi phí lãi vay trong những năm gần đây không được khấu trừ thuế nữa, người mua nhà đầu tư ở Anh đã tăng tiền thuê tương ứng. Giá tiền thuê nhà ở Anh vì vậy tăng nhanh hơn nhiều so với giá nhà. Kết quả là người ở thuê ngày càng không còn đủ tích lũy để mua nhà.

Đánh thuế người nhiều nhà

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读