Các cấp trên cũng nói nữ nhân viên là "người duy nhất làm ầm ĩ".
Ngày 25/8, các quan chức Liên đoàn cộng đồng tổ chức tín dụng Hàn Quốc đã đến ngân hàng được đề cập để làm việc với nữ nhân viên. Một nhóm điều tra cũng được thành lập để theo dõi vụ việc và đang trong quá trình xác minh các cáo buộc.
Tại Hàn Quốc, tình trạng lạm quyền, chèn ép, bắt nạt ở các công ty, doanh nghiệp không phải là điều lạ, đến nỗi quốc gia này có hẳn một cái tên cho nó: Gapjil. Đây là một từ ghép để chỉ "gap" - chỉ người có quyền lực và "jil" - hậu tố tiêu cực khi nhắc đến một số hành động cụ thể.
Trong cuộc khảo sát của Gapjil 119 năm 2021, gần 29% nhân viên cho biết họ bị lạm dụng tại nơi làm việc.
Theo cuộc khảo sát của Embrain Public, được thực hiện từ ngày 10 đến 16/6 trên 1.000 nhân viên văn phòng từ 19 tuổi trở lên, 29,6% cho biết từng trải qua một số hình thức quấy rối tại nơi làm việc trong năm 2021, bao gồm lạm dụng, bắt nạt bằng lời nói hoặc thể chất.
Trong số này, 39,5% đánh giá mức độ bị lạm dụng là “nghiêm trọng”; 11,5% có ý định tự tử; 67,6% không dám phản kháng trong khi 25,3% khiếu nại và 23,6% bỏ việc.
Năm 2019, Hàn Quốc bắt đầu thi hành luật chống quấy rối, bắt nạt nơi công sở. Theo đó, hành vi này được định nghĩa là hoạt động gây ra đau khổ về thể chất, tinh thần hoặc làm xấu đi môi trường làm việc của người sử dụng lao động hay người lao động; sử dụng địa vị hoặc quyền lực để hành xử vượt quá phạm vi của các quy tắc làm việc.
Tuy nhiên, luật chỉ quy định kỷ luật hoặc phạt hành chính đối với hành vi này tối đa 8.000 USD.
Theo Zing
Cô Ann (váy đỏ) ngồi bên cạnh cha mình (tóc trắng, ngồi bên phải) trong cuộc họp yêu cầu trục xuất ba người chồng.
Được biết, chồng cả của cô Ann là một cảnh sát về hưu, góa vợ có tên là Richard Alich; chồng thứ là một người đàn ông khá giả, cùng làng, ruộng đất rất nhiều, tên là John Peter Oluka; chồng ba là một sinh viên đại học tên Michael Enyaku, cũng có đất và có nhà.
Chồng cả của cô Ann, anh Richard Alich cho biết, trong một lần giúp cô Ann sửa xe đạp, anh đã quen biết cô, sau đó hai người nảy sinh tình cảm.
Chồng thứ của Ann, anh John Peter Oluka thì chia sẻ rằng, trong lúc đang chăn thả gia súc, anh gặp cô Ann. Cô thường hay nói đùa rằng rất muốn lấy anh John làm chồng, nếu lấy được sẽ cho anh một ngôi nhà. Sau đó, hai người hẹn hò và chính thức là vợ chồng, chung sống với những người khác.
Về phía chàng sinh viên đại học Michael Enyaku, chồng ba của cô Ann, cũng là người chồng được cô Ann yêu thương nhất, anh chàng thoải mái tiết lộ rằng, khi tới nhà cô Ann, biết được cô đã có người đàn ông khác, anh rất ngạc nhiên. Sau, lại thấy chung vợ với người khác cũng không đáng ngại, vì vậy anh liền chấp thuận cuộc sống một vợ nhiều chồng.
Những tưởng cuộc sống của cô Ann và ba người chồng cứ thế vui vẻ, hạnh phúc trôi đi, thế nhưng cuộc đời vốn không bằng phẳng, cha ruột cô Ann, ông Pastor Peter Ogwang vô cùng bất mãn với đời sống hôn nhân hỗn loạn của con gái.
Không thể chấp nhận nổi, ông Pastor bắt cô Ann phải bỏ chồng. Nhưng cô Ann rất kiên trì, nói rằng: "Cha, con đã là người trưởng thành, có quyền quyết định cuộc sống riêng của mình, con có phúc mới lấy được ba người chồng này".
Chẳng ai ngờ, ông Pastor lại uy hiếp con gái bằng các thế chấp đất đai. Cuối cùng, không lay chuyển được quyết định của cha, cô Ann thỏa hiệp, yêu cầu ba người chồng rời đi. Trước khi đi, cô còn nhắn nhủ, cô yêu ba người rất nhiều, nhưng vì cha cô không cho phép, cô đành phải làm theo. Chỉ khi có công nhận chính thức từ phía chính quyền địa phương, họ mới có thể chung sống cùng nhau.
Ba người chồng rời đi, nhưng đều hứa sẽ trở lại với cô Ann khi đã lo liệu xong xuôi các thủ tục. Đây không phải là một lời hứa xuông. Hiện, chàng sinh viên Enyaku đã liệu xong giấy tờ và quay lại chung sống với cô Ann.
Có điều là, cô Ann đang mang thai 6 tháng, hiện cũng không biết cha đứa trẻ là ai, Enyaku cũng không phải người duy nhất nhận là cha của đứa trẻ.
Sau khi cãi nhau với chồng, bà Triệu (60 tuổi) bỏ nhà ra đi, cảnh sát và người dân tìm cả đêm không thấy. Ngày hôm sau, họ phát hiện bà lão trong một ngôi mộ.
" alt=""/>Lấy cùng lúc ba chồng, người phụ nữ không biết cha của con mình là aiKhoảng 2 năm trước, vợ chồng Mỹ Duyên đi du lịch Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vì không có bất kỳ dấu hiệu mang thai nào nên cô muốn vào khu trò chơi cảm giác mạnh để trải nghiệm.
Tuy nhiên, nữ TikToker vừa đến cửa khu vui chơi thì bị nữ nhân viên ở đây ngăn lại. Cô càng ngạc nhiên khi người này giải thích: “Chị mang thai, không được vào chơi đâu ạ”.
“Tôi hoang mang và cố trình bày là mình mặc quần áo rộng, chứ không hề mang thai. Thế nhưng, cô ấy không tin và bắt tôi phải xét nghiệm máu”, Mỹ Duyên kể.
Thấy phải xét nghiệm phiền phức, vợ chồng Mỹ Duyên bỏ về. Mấy ngày sau, cô thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Nhớ lời của nhân viên khu vui chơi, cô mua que về thử thai.
Nhìn que thử lên 2 vạch, Mỹ Duyên càng bán tín bán nghi, hoang mang trước phỏng đoán của người lạ.
Đến nay, sau khi sinh con được 7 tháng, nữ TikToker mượn sóng truyền hình gửi lời cảm ơn và xin lỗi đến nữ nhân viên khu vui chơi ở Phú Quốc.
Mỹ Duyên nói, nếu nhân viên đó không kiên quyết ngăn cản thì có lẽ vợ chồng cô đã mất con. Đến tận bây giờ, cô không thể lý giải tại sao người này phán đoán quá chính xác. Sau 3-4 năm mong con, vợ chồng cô vừa vui vừa hoang mang khi tin vui đến theo cách thật kỳ lạ.
Nghén thèm đồ sống
Mỹ Duyên cho biết, suốt thai kỳ, cô rất khỏe mạnh, ăn uống dễ dàng, không nôn ói. Tuy nhiên, cô lại nghiện ăn đồ sống như: Cá hồi, hàu, cá ngừ sống…
“Tôi biết ăn đồ sống không tốt cho thai nhi nhưng cơn nghén khiến tôi không thể kiềm chế. Qua 3 tháng đầu của thai kỳ, tôi ăn đồ sống liên tục, mỗi tháng ăn 2-3 lần”, mẹ bỉm tâm sự.
Sau mỗi lần ăn đồ sống, cô lại thấy sợ và cảm thấy có lỗi với con. Thế nên, cô nhanh chóng tái khám và thở phào nhẹ nhõm khi bác sĩ chẩn đoán thai nhi khỏe mạnh.
Ngoài nghiện ăn đồ sống, nữ TikToker còn thích đi phượt trong thời gian mang thai. Lúc thai nhi được 4 tháng, vợ chồng cô đi Vũng Tàu bằng xe máy.
Chuyến đi phượt đầu tiên diễn ra suôn sẻ. Thế nên, khoảng 2 tháng sau, cô lại “vác” bụng bầu đi phượt Vũng Tàu cùng chồng.
Lần đó, cô dầm mưa rồi bị cảm, ho trong 1 tháng. Việc này khiến Mỹ Duyên day dứt, không dám đi phượt nữa.
“Bố mẹ hai bên mắng vợ chồng tôi nhiều lắm. Chúng tôi chỉ biết im lặng, hối hận. Dù biết ở nhà sẽ rất bức bối nhưng tôi rút kinh nghiệm, an toàn của con là trên hết”, Mỹ Duyên chia sẻ.
Trong quá trình sinh con, Mỹ Duyên gặp phải một vài vấn đề về sức khỏe. Cô không có dấu hiệu sinh dù bước vào tuần thứ 39 của thai kỳ. Sau sinh, cô ngất xỉu, thiếp đi suốt 8 tiếng đồng hồ.
Lúc tỉnh dậy, cô không nhớ rõ thông tin cá nhân cũng như ngày giờ sinh con, phải nhờ chồng cho xem ảnh con lúc chào đời.
Mỹ Duyên hài hước nhắc lại: “Con tôi khóc rất to, mỗi lần khóc là đánh thức tất cả em bé xung quanh. Các điều dưỡng liên tục nhắc nhở phải dỗ bé nín nhưng tôi quá đau, không thể bế con.
May mắn, chồng tôi chịu khó học hỏi, các y tá hướng dẫn qua 1 lần là hiểu và thực hành thuần thục. Từ đó, chồng tôi chăm con, dỗ và cho con uống sữa rất chu đáo. Hiện tại, anh là ông bố bỉm sữa chuyên nghiệp”.
Nữ TikToker hạnh phúc khi được chồng, người thân yêu thương, hỗ trợ tận tình trong lần đầu làm mẹ. Thông qua chương trình, cô gửi lời cảm ơn đến mẹ và chồng. Bởi, họ lo lắng, chăm bé chu đáo để cô tập trung làm việc.