Bà Lê Thị Bắc,ấuhiệugiúpngườiphụnữpháthiệnsớmungthưtrựctràbảng xếp hạng seria 66 tuổi ở Thanh Hoá đến Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh thăm khám do thường xuyên thấy đau bụng từng cơn vùng hố chậu trái và hạ vị, kèm đi ngoài phân lẫn máu nhiều ngày. Hình ảnh nội soi đường tiêu hóa phát hiện đám tổn thương dạng u ống tuyến lan tỏa tại trực tràng. Tổn thương chiếm 2/3 chu vi trực tràng lan xuống ống hậu môn. Kết quả giải phẫu mẫu bệnh phẩm cho thấy, bệnh nhân bị tổn thương tiền ung thư trực tràng. Sau hội chẩn, các bác sĩ chỉ định nội soi can thiệp cắt hớt niêm mạc để loại bỏ các khối polyp lớn trong lòng trực tràng. Hình ảnh các khối sùi lớn ken đặt lòng trực tràng (ảnh phải) và hình ảnh sau khi được cắt bỏ BS Lê Thị Kim Liên cho biết, ca phẫu thuật kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ. Toàn bộ khối tổn thương đã được cắt bỏ, làm sinh thiết để xác định có tế bào ung thư hay không và ở giai đoạn nào. 24 giờ sau can thiệp, bà Bắc đã có thể đi lại, không đau đớn, khó chịu, sinh hoạt bình thường. BS Liên cho biết, trước khi có kỹ thuật cắt hớt niêm mạc, những trường hợp như bà Bắc sẽ phải cắt bỏ trực tràng – hậu môn, sau đó phải làm hậu môn nhân tạo, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, gây tâm lý ngại ngùng, tự ti cho người bệnh. BS Nguyễn Quảng Đại, khoa Thăm dò Chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết thêm, kỹ thuật cắt hớt niêm mạc thực hiện qua nội soi có thể cắt trọn vẹn các khối u, tổn thương ung thư sớm ở niêm mạc ống tiêu hóa như ung thư thực quản, dạ dày, ung thư đại trực tràng… giúp người bệnh tránh được cuộc đại phẫu cắt bỏ đoạn ống tiêu hóa tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, bảo tồn đường tiêu hóa, giảm đau đớn. Người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng, sinh hoạt bình thường sau 1 ngày can thiệp, rút ngắn chi phí, thời gian nằm viện. Bác sĩ khám lại cho bệnh nhân sau khi nội soi cắt hớt niêm mạc trực tràng Tại Việt Nam, ung thư đường tiêu hoá là một trong những ung thư phổ biến nhất. Riêng ung thư đại trực tràng, trong năm 2020 ghi nhận hơn 16.000 ca mắc mới. Ung thư đại trực tràng thực chất là ung thư ruột già, là phần cuối của ống tiêu hóa sau đoạn ruột non. Đáng tiếc, tỉ lệ bệnh nhân đến BV chẩn đoán, phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm chỉ hơn 20%, số còn lại đều đến viện ở giai đoạn tiến triển 3-4, do đó điều trị gặp nhiều hạn chế. Trước đây, ung thư đại trực tràng hay gặp ở người trên 50 tuổi nhưng hiện nay có xu hướng trẻ hoá, nhiều trường hợp mới 12-16 tuổi đã phải phẫu thuật. TS.BS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm khi mắc ung thư đại trực tràng lên tới 85- 90%, khi đó bác sĩ chỉ cần cắt tách dưới niêm mạc như trường hợp bệnh nhân Bắc. Nếu phát hiện ở giai đoạn 2, tỉ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 80%, giai đoạn 3 còn khoảng 40-60% nhưng đến giai đoạn cuối chỉ còn khoảng 10%. Ở giai đoạn sớm, các dấu hiệu ung thư đại trực tràng có thể gặp là đầy hơi, chướng bụng, rối loạn thói quen đi ngoài, đôi khi đi ngoài ra máu, táo bón, phân lỏng… khiến nhiều người lầm tưởng là rối loạn tiêu hoá thông thường. Ở giai đoạn sớm, có khoảng 70-80% trường hợp có dấu hiệu đau bụng, đau không liên quan bữa ăn. Cơn đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Đến giai đoạn muộn, khối u trong lòng ruột to dần khiến khuôn phân nhỏ dẹt thậm chí gây bán tắc ruột, sút cân không rõ nguyên nhân, suy nhược… Để chẩn đoán, nội soi sinh thiết khối u được coi là tiêu chuẩn vàng để xác định ung thư đại trực tràng. * Tên bệnh nhân đã được thay đổi. Thúy Hạnh Căn bệnh khiến cựu Thủ tướng Abe Shinzo khổ sở nhiều nămSáng 16/9, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, 65 tuổi đã chính thức từ chức, bắt nguồn từ lý do sức khoẻ không đảm bảo do căn bệnh viêm loét đại tràng mạn tính. |