Soi kèo góc Ba Lan vs Hà Lan, 20h00 ngày 16/6
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/249c598770.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2: Tự tin trên sân nhà
Trailer đậm chất xã hội đen của của Mafia 3
Người tiêu dùng nắm đằng lưỡi
Tại hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng” do Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) tổ chức ngày 13/7, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho hay tại Việt Nam hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng của các công ty tín dụng tiêu dùng. 2014 -2015, lợi nhuận của nhiều tổ chức tín dụng tăng gần 40%.
Tuy nhiên trong thời gian qua liên tục xuất hiện nhiều hành vi vi phạm người đi vay: Các phản ánh khiếu nại liên quan đến tín dụng tiêu dùng chiếm hơn 80% trong tổng số các vụ việc bị khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh thông qua tổng đài 18006838, email, điện thoại, Facebook và khiếu nại trực tiếp.
“Thực tế này đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiêu dùng. Vay không thế chấp, chỉ cần chứng minh thư được xét duyệt vốn nhanh nhưng tiềm ẩn đằng sau đó là sự rủi ro rất lớn cho người tiêu dùng”, ông Trịnh Anh Tuấn nói.
Đề cập đến những mảng tối của lĩnh vực cho vay tín chấp, ông Hồ Tùng Bách, Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh cho hay hầu hết các phản ánh tới Cục Quản lý Cạnh tranh của người tiêu dùng cho thấy các doanh nghiệp cho vay không hề cung cấp thông tin minh bạch, thậm chí không cung cấp hợp đồng. Việc cho vay mua được thực hiện ngay tại các siêu thị điện máy, cửa hàng bán điện thoại với quầy giao dịch và nhân viên tư vấn, để trống lãi suất, phí phạt.
“Nhiều doanh nghiệp, tổ chức thiếu uy tín đã cố tình cung cấp không đầy đủ thông tin, không rõ ràng, có dấu hiệu cố tình gây nhầm lẫn, lừa dối người vay. Những nội dung đó gồm lãi suất, điều kiện thanh lý sớm hợp đồng, phí phạt vi phạm. Ngoài ra, các tổ chức cũng không cảnh báo người tiêu dùng về thời hạn trả nợ, phí phạt.
Cảnh báo của ông Hồ Tùng Bách cũng nêu rõ cách thức cung cấp hợp đồng của bên cho vay không tạo điều kiện để người tiêu dùng nghiên cứu các điều khoản, ép họ ký hợp đồng khống; không cung cấp hợp đồng (chỉ gửi qua đường bưu điện sau khi ký kết). Và đến khi nhận được hợp đồng nhiều người mới ngã ngửa khi thực tế lãi suất họ phải chịu lên tới 80%/năm (tương đương gần 7%/tháng), thay vì chỉ 25-30%/năm như cam kết miệng ban đầu.
Chung quan điểm, bà Đinh Thị Thanh Nhàn, Khoa Kinh tế và Luật, Đại học Thương mại nhận định mức lãi suất cho vay hiện đang rất tùy tiện. Ngoài ra, nhiều tổ chức, doanh nghiệp còn tăng các khoản phí đi kèm để người vay mua tiêu dùng phải gánh chịu, khiến cho trong thực tế giá sản phẩm đã bị tăng lên đáng kể.
Bị “cho vào tròng”, nhiều người tiêu dùng không có khả năng trả nợ hoặc trả chậm đã bị công ty cho vay sử dụng vũ lực, đe dọa, nhắn tin gọi điện “khủng bố” bất kể ngày đêm.
">Vay mua điện thoại, laptop bị “cắt cổ” lãi suất 80%/năm
Cụ thể, trước trận gặp Afreeca ở Tuần 9, SKT đã có chuỗi bốn chiến thắng liên tiếp trước các đối thủ lần lượt là ROX, KT, MVP và Samsung Galaxy. Thế nhưng phong độ thăng hoa này đã không được thể hiện ở trong trận đấu với đối thủ “kị dơ” bậc nhất trong lịch sử của SKT. Kết quả là nhà ĐKVĐ đã để thua bạc nhược trước đối thủ đang xếp hạng năm với tỉ số sai hai ván đấu đều là 5-14.
Trận thua đã làm giảm bước tiến của SKT khi họ đang rất cần điểm để cạnh tranh ngôi đầu bảng mà ROX đang nắm giữa. Hiện nhà ĐKVĐ đang kém ROX hai trận thắng trong khi họ còn bốn trận đấu nữa tại vòng bảng LCK Mùa Hè 2016.
Ở Tuần 10, SKT sẽ gặp đội bét bảng CJ Entus trong trận đấu sớm nhất diễn ra vào lúc 18g00 ngày 25/7.
June_6th
">[LCK Mùa Hè 2016] SKT lại thua trận trước Afreeca
Soi kèo phạt góc PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2
Theo kỹ sư phần mềm thuộc thế hệ 9x Vũ Thành Đức, đồng sáng lập Pass Community, ý tưởng hình thành Pass Community khá tình cờ.
Năm 2016, Vũ Thành Đức từ Mỹ về Việt Nam nghỉ hè và trong thời gian này đã tranh thủ tham dự một số sự kiện công nghệ tổ chức tại Hà Nội. Vũ Thành Đức nhận thấy nhu cầu trao đổi thông tin về lĩnh vực này rất lớn, nhất là thông tin giữa thung lũng công nghệ Silicon tại Mỹ và Việt Nam.
“Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 càng đòi hỏi sự nhạy bén cũng như các kiến thức tốt về CNTT, kỹ năng giao tiếp để thế hệ trẻ Việt Nam đương đầu và đối diện với những thử thách mới. Trong khi đó hiện nay nhiều nhà nghiên cứu khoa học, kỹ sư đang hoạt động tại nước ngoài tuy không có điều kiện về Việt Nam nhưng vẫn muốn cống hiến kiến thức cho cộng đồng công nghệ trong nước. Đây chính là lý do Pass ra đời, là cầu nối cho họ gặp nhau”, kỹ sư Vũ Thành Đức nói.
Vậy là Pass Community ra đời tại Mỹ vào đầu năm 2017 với hoạt động gồm thuyết trình trực tiếp, trao đổi online, hướng đến đối tượng đội ngũ lập trình viên muốn nắm bắt xu hướng công nghệ của thế giới tại Việt Nam, khu vực Châu Á.
Các chương trình của cộng đồng này đang chủ yếu tập trung vào các vấn đề nóng nhất tại thung lũng Silicon như đào tạo kỹ năng mềm cho lập trình viên, ngành khoa học xử lý dữ liệu (Data Science) và trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence).
">Pass Community và tham vọng “nhập khẩu” công nghệ từ Silicon Valley về Việt Nam
"Sinh viên" Trần Mạnh Hiệp cần 6 năm để hoàn tất chương trình tại Đại học Kinh tế TPHCM
Làm kinh doanh nhưng đam mê lớn nhất cúa Hiệp vẫn là “nghịch ngợm” các thiết bị công nghệ. Nhờ chơi lâu năm trong giới công nghệ và cũng nhờ diễn đàn Tinh tế, anh mượn được nhiều đồ của người khác để test và viết review. Nhưng số lượng đồ mượn chỉ chiếm một phần trong số các thiết bị mà Cu Hiệp muốn sử dụng thử. Thời gian đầu, phần lớn số tiền kiếm được, Hiệp đều dùng mua các loại máy tính, điện thoại, máy ảnh… để “nghịch” và để đầy nhà.
Thú chơi công nghệ của Cu Hiệp không chỉ tốn tiền mà còn làm “tốn thời gian”. Sinh viên bình thường học Đại học Kinh tế TPHCM mất 4 năm, riêng Trần Mạnh Hiệp cần tới 6 năm vì thi lại nhiều môn. Năm 2001, khi đi thi một môn tốt nghiệp, dân chơi này hồn nhiên mang một chiếc PDA vào phòng thi dù “không có ý định quay cóp gì bằng thiết bị đó” (lời của Trần Mạnh Hiệp). Sinh viên này bị lập biên bản và phải thi lại.
Ốp lưng da điện thoại đầu tiên ở Việt Nam
Ngoài đam mê các sản phẩm như máy tính, điện thoại, máy ảnh... Hiệp có sự yêu thích đặc biệt với các phụ kiện công nghệ. Thế nhưng, tay chơi này rất không hài lòng với những sản phẩm ốp lưng bằng nhựa hoặc nilon được bán phổ biến trên thị trường (giá chỉ 10.000 đến 20.000 đồng/chiếc).
Yêu thích đồ da, Cu Hiệp rất muốn làm ốp lưng da cho điện thoại nhưng gặp 3 rào cản: da quá dầy, việc cắt làm ốp lưng không đạt được độ chính xác 100% sẽ khiến điện thoại trông rất xấu, không có loại keo dán phù hợp trên thị trường.
Sau nhiều tháng mày mò, tìm hiểu, Cu Hiệp đã tìm ra cách cắt và dán một miếng da thật, được xử lý kỹ lưỡng, lên điện thoại di động để làm ốp lưng, với độ chính xác 100% và đảm bảo mỹ thuật - điều chưa ai làm được trước đó.
Những miếng dán da đầu tiên của Cu Hiệp. Ảnh: NVCC
Với phần cắt da, Hiệp phát hiện ra chiếc máy laser dùng trong cắt chữ quảng cáo có thể tạo ra đường cắt độ chính xác tuyệt đối. Mang da đi cắt thử với máy laser ở một công ty quảng cáo, Hiệp đã bước tìm ra giải pháp.
Năm 2007, Khắc Tên ra đời với sản phẩm đầu tiên được bán rất chạy là miếng dán da làm ốp lưng cho điện thoại di động. Ngoài chất liệu khác biệt (da thật), ốp lưng của Khắc Tên còn có một điểm đặc biệt khác – tính cá nhân. Tên và hình mà người mua yêu cầu, sẽ được khắc trên ốp lưng da.
Với giá 100.000 đồng cho miếng dán da cơ bản và 160.000 đồng khi khắc tên và hình (cao hơn gấp 5-10 lần các miếng ốp lưng thông thường), sản phẩm của Cu Hiệp chỉ dành cho khách hàng dùng điện thoại cao cấp. Thế nhưng, miếng dán da cho điện thoại của Khắc Tên lại bán rất chạy.
Bên cạnh ốp lưng da cho điện thoại, Cu Hiệp còn mở rộng sản xuất cho các loại laptop (chủ yếu cho máy Mac và Sony). Giá của sản phẩm này từ 500.000 – 700.000 đồng/lần dán, nhưng khách hàng mua khá nhiều vì diện tích laptop rộng nên họ thể hiện được khá nhiều hình độc đáo trên đó.
Bí quyết làm ốp lưng da điện thoại
Sau hơn 10 năm, Khắc Tên vẫn là nơi duy nhất tại Việt Nam có thể tạo ra những chiếc ốp lưng bằng da mỏng, khít chặt với lưng của những chiếc smartphone thời thượng. Trần Mạnh Hiệp tiết lộ, đồ da làm phụ kiện công nghệ mà Khắc Tên sản xuất khác hoàn toàn với ngành da trên thị trường ở 3 điểm.
Thứ nhất, miếng ốp da được bào mỏng bằng một loại máy chuyên biệt để dán vào lưng điện thoại mà không làm kích thước điện thoại dày lên nhiều. Loại máy này chỉ những người làm trong nhà máy lớn biết nhưng không phổ biến với người sản xuất nhỏ. Thứ hai, miếng ốp da được cắt gọn bằng máy laser nên độ chính xác là 100%, giúp trùng khít với mặt lưng điện thoại.
Ốp da được cắt bằng máy laser và dán với loại keo được đặt hàng riêng từ châu Âu.
Thứ ba, loại keo dán được đặt hàng từ châu Âu với tính năng đặc biệt giúp việc dán dễ dàng, dính chặt nhưng khi cần vẫn có thể bóc miếng da khỏi điện thoại mà không bị sót keo trên bề mặt.
Trần Mạnh Hiệp tiết lộ, lúc mới làm, chưa có ai tại Việt Nam nghĩ ra việc dùng máy laser để cắt da và làm ốp lưng cho điện thoại, đến bây giờ cũng vậy. Thêm vào đó, dù có đủ các loại máy móc cần thiết nhưng nếu người làm không biết đặt hàng đúng tính năng cho loại keo phù hợp thì cũng không thể dán được ốp lưng da.
Chia sẻ về sản phẩm độc đáo của mình, Cu Hiệp nói: “Nhôm, kính hay nilon không thể thân thiện như da hay gỗ. Ngoài việc bảo vệ điện thoại (chống chầy xước và điện thoại để rung trên bàn sẽ không bị rớt), cầm nắm êm tay thì người dùng còn có thể cá nhân hoá sản phẩm bẳng nội dung khắc lên miếng da và màu da yêu thích”.
Cùng là bao da nhưng... không giống người khác
Sau 2 năm kinh doanh sản phẩm độc quyền là ốp lưng da cho điện thoại, Cu Hiệp chuyển sang sản xuất bao da. “Để dán một ốp lưng phải mất 30 phút mới xong, trong khi làm bao da thì thời gian phục vụ nhanh hơn và có thể dự trữ được. Thêm nữa, giá của một bao da cũng cao hơn”, tay chơi công nghệ tiết lộ lý do sản xuất bổ sung phụ kiện công nghệ.
Tuy nhiên, bao da do Khắc Tên sản xuất cũng được thiết kế và làm rất khác biệt. Các bao da đều được thiết kế trên máy tính, cắt bằng máy laser như ốp lưng nên độ chính xác là 100% và được làm từng cái một. Thêm nữa, các lỗ chỉ cũng được đục bằng laser nên chính xác tuyệt đối. Chỉ được khâu tay qua các lỗ đã đục sẵn với sợi rất to và cách may đặc biệt nên khi nhìn vào là biết ngay của Khắc Tên chứ không thể lẫn với sản phẩm khác.
Và cuối cùng, bao da do Khắc Tên sản xuất luôn có dịch vụ khắc chữ và hình mà khách hàng thích, để tạo dấu ấn riêng cho chủ nhân.
Được thiết kế và sản xuất rất kỳ công, khác biệt nhưng Cu Hiệp lại khẳng định: “Mình tập trung vào tính năng chứ không phải sự là hào nhoáng. Khi dùng miếng dán da, bao da hay VÍ SEN của Khắc Tên, mọi người sẽ thấy điểm nổi bật là thuận tiện chứ không phải thích vì đẹp”.
Tay chơi công nghệ này tiết lộ, ngay từ đầu, bộ phận sản phẩm của Khắc Tên đã quyết định không sơn mép cho các sản phẩm để tạo sự khác biệt. Thay vào đó, họ chọn cách dùng máy laser để cắt, đục lỗ... và khâu tay giúp cho sản phẩm có nét đặc trưng riêng, không lẫn được.
“Mình muốn khách hàng nhìn thấy thớ da, nên không sơn mép. Điều này có thể làm được do các đường cắt của bên mình với máy laser là chính xác 100%. Tuy nhiên, vì vậy mà nó cũng kén khách”, Cu Hiệp chia sẻ.
">Chuyện kinh doanh đồ da không giống ai của ông chủ diễn đàn Tinh Tế
Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tại địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn và http://doanhnghiep.chinhphu.vn vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định ban hành.
Quy chế này quy định việc tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân thông qua Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng TTĐT Chính phủ (Hệ thống thông tin). Quy chế này không quy định về việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giải đáp pháp luật.
Quy chế quy định rõ, việc tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống thông tin tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của cá nhân tổ chức; bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, trung thực; quy trình tiếp nhận, phân loại chuyển xử lý, xử lý và trả lời phải cụ thể, rõ ràng, thống nhất và thực hiện qua các chức năng của Hệ thống thông tin; bảo đảm thủ tục tiếp nhận đơn giản, thuận tiện, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp gửi phản ánh, kiến nghị; đồng thời bảo đảm an toàn thông tin trong việc gửi, chuyển, lưu trữ dữ liệu về phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Để gửi phản ánh, kiến nghị, người dân truy cập vào địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn; doanh nghiệp truy cập vào địa chỉ http://doanhnghiep.chinhphu.vn.
Theo quy định, phản ánh, kiến nghị gửi qua Hệ thống thông tin phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; thể hiện rõ nội dung phản ánh, kiến nghị; có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của người dân, doanh nghiệp gửi phản ánh, kiến nghị.
Đối với việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, theo Quy chế, các bộ, ngành, địa phương thực hiện tiếp nhận, phân loại phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi đến Hệ thống thông tin; cập nhật đầy đủ các phản ánh, kiến nghị được gửi bằng văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử vào Hệ thống thông tin để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở các phản ánh, kiến nghị được Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chuyển thông qua Hệ thống thông tin, cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc phối hợp xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy trình được quy định tại Điều 14 Nghị định 20 ngày 14/2/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
">Trả lời kiến nghị của người dân trên kênh tương tác với Chính phủ trong 20 ngày
Choáng với nữ streamer xinh đẹp hóa ra là cô nàng béo nặng hàng trăm ký
友情链接