Chia sẻ với VietNamNet sáng nay, bà Nguyễn Thị Minh Châu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Giáp Bát cho hay:
“Theo quy định của Sở GD-ĐT với nhiệt độ ngoài trời như hôm nay là 9,7 độc C trẻ mầm non sẽ được nghỉ học, nhưng giáo viên chúng tôi vẫn làm việc bình thường và phụ huynh nhà nào không có ai trông con thì vẫn đưa con đến trường. Hôm qua, trường cũng cho nghỉ vì nhiệt độ là 9,9 độ C, có những phụ huynh không ai trông con nên chúng tôi vẫn phải linh động nhận học sinh. Chúng tôi cũng hiểu có những gia đình mà nếu trường không nhận trông thì cũng khó khăn trong việc xoay xở, ảnh hưởng đến công việc".
Thông báo nghỉ học tại Trường Tiểu học Trung Tự sáng 31/1. Ảnh: Phạm Hải |
Hôm qua, trường vẫn nhận hơn 200 trẻ được phụ huynh gửi gắm.
"Có thể hôm qua thông báo ngay trong đầu giờ sáng nên phụ huynh không để ý bản tin dự báo thời tiết, cũng chưa kịp chuẩn bị nên vẫn đưa con đến trường nhiều. Sau đó, trường cũng đã đính thông báo ở cổng trường để phụ huynh chủ động hơn”.
Bà Châu cho biết, ngày hôm nay với nhiệt độ là 9,7 độ nhà trường vẫn sẵn sàng tinh thần đón học sinh và nhiều khả năng vẫn sẽ có những gia đình phải đưa con đến lớp.
Bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Liên cho biết hôm nay cũng là ngày thứ 2 nhà trường thông báo cho học sinh nghỉ vì trời lạnh dưới 10 độ C.
Tuy nhiên, tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn đi làm bình thường và lên tinh thần sẵn sàng.
“Học sinh nào đến trường do gia đình nào không có điều kiện trông coi, nhà trường vẫn đón tiếp bình thường. Bản thân tôi cũng thức dậy trước 6h sáng để theo dõi chương trình dự báo thời tiết thông báo nhiệt độ là bao nhiêu, qua đó nhắn tin lập tức cho các phụ huynh về kế hoạch nghỉ học”, bà Mai nói.
Bà Mai cho biết đã nhắc nhở các giáo viên nếu học sinh đến trường thì có hình thức đón nhận, không để các con bơ vơ, đảm bảo an toàn, chăm sóc đầy đủ để tránh lạnh.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thịnh Quang cũng cho hay đây cũng là ngày thứ 2 trường phát thông báo cho học sinh được phép nghỉ học. Tuy nhiên, nhà trường cũng nhắc nhở đội ngũ cán bộ, giáo viên, thậm chí từ các bảo vệ ở cổng trường hỗ trợ đón học sinh với các cô.
Bác Tống Văn Hanh. Ảnh: Thanh Hùng |
Bác Tống Văn Hanh (bảo vệ của Trường Mầm non Lê Quý Đôn, Dương Nội, quận Hà Đông) cho biết: Hôm nay số phụ huynh đưa con đến trường ít hơn nhiều so với hôm qua, ước tính chỉ khoảng 1/3. Phụ huynh cũng chia sẻ cũng vì khó khăn quá nhà không có ai trông mới phải đưa con đến trường những ngày lạnh giá như thế này.
Phụ huynh Nguyễn Hằng (phường Dương Nội, quận Hà Đông) chia sẻ: “Trời lạnh hai hôm liền thực sự cũng khiến gia đình tôi đau đầu. Nhà không thuê người giúp việc nên mấy hôm nay đầu giờ sáng phải lục đục làm phiền gửi con sang nhà hàng xóm. Vợ chồng tôi thì phải đi làm sớm, nếu cứ tiếp tục như thế này cả tuần thì cũng mệt”.
Thanh Hùng
Không khí lạnh tăng cường dồn xuống khiến nhiệt độ miền Bắc tiếp tục giảm, Hà Nội rét 8 độ, nhiều khu vực vùng núi cao phủ trắng băng tuyết.
" alt=""/>Học sinh được nghỉ lạnh, cha mẹ vẫn mang đến trườngQuy định kỳ quặc của thầy chủ nhiệm
Theo báo cáo kết quả kiểm tra xác minh của Cơ quan CSĐT Công an huyện Phú Tân thì vào ngày 23/2, Công an phát hiện trên mạng xã hội facebook, tài khoản “Mỹ Ngọc” đăng tải các bài viết, video phát trực tiếp có nội dung: Tố cáo thầy Lê Trường Thọ, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3 Trường THCS Long Hòa có hành vi dùng cây thước đánh học sinh Phùng Thị Minh Thư trong lớp 7A3 do thầy Thọ làm chủ nhiệm.
Công an huyện Phú Tân đã chỉ đạo trinh sát phối hợp Công an xã Long Hòa, Phòng GD-ĐT tiến hành xác minh vụ việc.
Đến ngày 26/2, thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra, xác minh vụ việc trên.
Trường THCS Long Hòa, nơi xảy ra vụ việc |
Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, đầu năm học 2018 - 2019, thầy Lê Trường Thọ là giáo viên dạy môn âm nhạc, được phân công chủ nhiệm lớp 7A3. Vào tiết sinh hoạt lớp đầu năm, thầy Thọ chia lớp ra thành 4 tổ để quản lý và bầu ban cán sự lớp.
Trong đó, em Thư được bầu làm tổ trưởng tổ 1. Thầy Thọ cũng tự đặt ra nội qui của lớp học về hình thức xử lý học sinh vi phạm và hình thức khen thưởng học sinh được điểm hồng (điểm 9 hoặc điểm 10).
Cụ thể, nếu học sinh nào trong tuần được điểm hồng thì sẽ được thưởng 1 tờ giấy kiểm tra. Nếu được điểm hồng liên tiếp 3 tuần thì sẽ được thưởng 3 tờ giấy kiểm tra và 1 cây viết.
Ngược lại, nếu học sinh nào vi phạm như không thuộc bài, không soạn bài, chửi thề, nói tục... bị phạt đánh 2 cây thước vào mông và nhiều lỗi vi phạm khác với mức phạt khác nhau.
Riêng về ban cán sự lớp, từ tổ phó đến lớp trưởng nếu vi phạm thì bị phạt đánh gấp 10 lần học sinh bình thường.
Còn nếu em nào trong ban cán sự tự ý từ chức thì bị phạt đánh 40 cây thước vào mông. Cả lớp thống nhất đưa tay biểu quyết.
Sau đó, trong tiết sinh hoạt, em Thư bị vi phạm lỗi không thuộc bài và chửi thề trong tuần. Mỗi lỗi Thư bị phạt đánh 2 cây thước vào mông.
Tuy nhiên, do nữ sinh này là ban cán sự lớp nên bị phạt gấp 10 lần bằng 60 cây thước đánh vào mông.
Thư thấy việc làm ban cán sự lớp bị phạt nặng hơn các bạn khác nên xin từ chức và chấp nhận chịu phạt thêm 40 cây, tổng mức phạt là 100 cây thước đánh vào mông.
Trước khi đánh, thầy Thọ kêu 1 nam sinh lấy phấn vẽ 1 ô vuông (chu vi 30x30 cm) xuống bục giảng, bên phải ghế ngồi giáo viên khoảng để học sinh bị phạt đứng vào đó chịu đánh đòn. Nếu thầy giáo đang đánh mà 2 chân học sinh bước ra khỏi ô vuông thì bị phạt lại từ đầu. Trong đó, em Thư bị phạm nhiều lỗi nên bị đánh sau cùng và bị đánh 3 lần.
Lần thứ nhất: Thư đứng vào ô vuông đã vẽ sẵn và thầy Thọ ngồi trên ghế dùng tay phải cầm cây thước đánh từ sau ra trước vào mông em Thư được 5 cây thì nữ sinh lớp 7 khóc. Lúc này, 6 bạn học chung lớp lên chịu đánh đòn thế cho Thư.
Lần hai: Sau khi đánh xong các bạn của Thư, thầy Thọ tiếp tục đánh Thư vào mông thêm 5 cây thước. Thư tiếp tục khóc và 7 em khác học chung lớp lên chịu đòn thế cho Thư.
Lần ba: Sau khi tiếp tục đánh xong các bạn của Thư, thầy Thọ tiếp tục dùng cây thước đánh Thư vào mông được khoảng 5-6 cây, Thư khóc chịu không nổi nên xin thiếu.
Tổng cộng thầy Thọ đánh Thư khoảng 15-16 cây, trong đó có 1-2 cây đánh trúng vào thắt lưng của Thư.
Công an huyện Phú Tân cho biết, do thấy Thư khóc nhiều nên thầy Thọ đồng ý cho Thư nợ lại 35 cây để lần sau phạt tiếp.
Quá trình bị đánh Thư không bị té ngã và đi về chỗ ngồi để nghe sinh hoạt lớp cho đến khi ra về. Sau khi bị đánh, Thư vẫn đi học hình thường không kể lại cho cha mẹ biết việc bị thầy Thọ đánh.
Vẹo cột sống do bệnh lý
Đến ngày 20/2, Thư nói với gia đình bị đau lưng nên được đưa đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM khám điều trị.
Tại đây, bác sĩ cho Thư chụp X-quang và chẩn đoán Thư bị “vẹo cột sống”. Bác sĩ ra toa cho thuốc về nhà uống điều trị ngoại trú. Ngoài ra, quá trình điều tra xác minh cho thấy trước ngày Thư bị thầy Thọ đánh có đến khám bệnh 2 lần tại dịch vụ y tế tư nhân.
Tại 2 lần khám này, Thư khai bị đau lưng, đau cột sống. Trong đó, chẩn đoán Thư bị bệnh hội chứng cột sống.
Ngày 27/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Tân có công văn gửi đến Bệnh viện Chấn thưong chỉnh hình TP.HCM để liên hệ bệnh viện yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh án, xác định kết quả chup X-quang và hỗ trợ điều tra.
Sau đó, bệnh viện có công văn trả lời về tình trạng bệnh của em Thư như sau: Khám lâm sàng ngày 20/2, chẩn đoàn lâm sàng trên bệnh nhân là vẹo cột sống không cấu trúc.
Trên phim X-quang cột sống ngực - thắt có hình ánh “mất cân xứng”, phù hợp với chẩn đoán vẹo cột sống không cấu trúc.
Tiếp đến ngày 6/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Tân có công văn gửi đến Trung tâm pháp y tỉnh An Giang đề nghị xác định bệnh của em Thư như sau: Vẹo cột sống không cấu trúc là như thế nào? Vẹo cột sống không cấu trúc có phải do ngoại lực tác động gây ra hay do bệnh lý?
Cũng trong ngày 6/3, Trung tâm pháp y tỉnh An Giang có công văn trả lời giải thích về trường hợp trên như sau: Vẹo cột sống không cấu trúc (do tư thế xấu) là khi đứng ở tư thế tự nhiên cột sống có đường cong bất thường nhưng mất đi khi đứng thẳng, hoặc khi uốn thẳng, không có ụ lồi của xương sườn.
Trên phim X-quang có thể thấy các đốt sống bình thường không xoắn vặn.
Do vậy, vẹo cột sống không có cấu trúc không phải do ngoại lực tác động mà là do tư thế ngồi không đúng kéo dài gây nên, đây là bệnh lý.
Từ những kết luận trên, Công an huyện Phú Tân kết luận: Hành vi của thầy Thọ dùng cây thước bằng gỗ đánh 15-16 cây vào mông em Thư không phải tác nhân gây ra việc vẹo cột sống của Thư cho nên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo qui định của pháp luật hình sự.
Mặt khác, mẹ ruột của Thư và nữ sinh này đã làm đơn không yêu cầu xử lý hình sự và từ chối giám định thương tích nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện không đưa vụ việc vào quy trình tiếp nhận giải quyết tố giác về tội phạm.
Đồng thời khẳng định thông tin thầy Thọ dùng cây đánh phạt em Thư dẫn đến bị vẹo cột sống là hư cấu.
Còn theo UBND huyện Phú Tân về xử lý trách nhiệm các cá nhân sai phạm: Ngày 5/3, Hiệu trưởng Trường THCS Long Hòa đã ban hành quyết định kỷ luật với thầy Thọ bằng hình thức cảnh cáo. Đối với thầy Hiệu trưởng Trần Thiện Chơn, UBND huyện đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật theo quy định.
Hoài Thanh
Thầy Thọ thừa nhận có đánh học sinh nhưng không đến mức gây ra tình trạng vẹo cột sống như phụ huynh phản ánh.
" alt=""/>An Giang: Tình tiết bất ngờ vụ thầy giáo bị tố đánh vẹo cột sống nữ sinhMở cửa cho đông đảo người dùng, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, khách tham dự sự kiện “Safety Café Vietnam” được khuyến khích chia sẻ những thắc mắc, trải nghiệm của mình liên quan đến an toàn trên không gian mạng khi sử dụng các nền tảng Facebook và Instagram, đồng thời nhận được những lời khuyên giúp tăng cường bảo vệ an toàn của bản thân.
Tiến sỹ Rafael Frankel, Giám đốc Chính sách công, Meta khẳng định, bảo vệ người sử dụng, đặc biệt là các bạn trẻ, trên tất cả các nền tảng của Meta là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngoài việc xây dựng các chính sách về an toàn trẻ em trên Facebook, Instagram, Meta còn phát triển nhiều công cụ và nguồn tài liệu hỗ trợ.
“Đồng hành cùng Hiệp hội Internet Việt Nam và Cyberkid Vietnam đưa sáng kiến Safety Café đến Việt Nam, chúng tôi muốn chia sẻ các nguồn tài liệu sẵn có cũng như các bí quyết bảo mật mà các bậc phụ huynh và các bạn trẻ có thể sử dụng để có những trải nghiệm thú vị trên không gian mạng một cách an toàn”, Tiến sỹ Rafael Frankel chia sẻ.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho biết, ngày 19/11 tới đánh dấu 25 năm khai trương dịch vụ Internet Việt Nam. Sau 25 năm, Việt Nam hiện được đánh giá là nằm trong nhóm 15 quốc gia “lớn nhất” trên không gian mạng. Hơn 70% người sử dụng mạng xã hội nằm trong độ tuổi 15 - 34 với mục đích học tập, giải trí, kinh doanh, kết nối ... Trong đó, Facebook là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất.
“Việc trang bị những kỹ năng, kiến thức để trở thành công dân của thế giới số cho giới trẻ tại Việt Nam là rất cần thiết. Vì thế, Hiệp hội Internet Việt Nam tích cực đồng hành cùng sáng kiến Safety Café Vietnam nhằm mang các giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin đến gần với người dùng Internet, đặc biệt là giới trẻ và trẻ em tại Việt Nam”, ông Vũ Thế Bình nói.
Còn theo Bà Nguyễn Như Quỳnh, Chủ tịch CyberKid Vietnam, với cách truyền tải và tiếp cận gần gũi,sáng kiến “Safety Café Vietnam” sẽ giúp cho mọi người, nhất là đối tượng thanh thiếu niên có thể nắm bắt được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền riêng tư của mình trên môi trường mạng.
Vân Anh
" alt=""/>Sắp diễn ra “Safety Café Vietnam” về an toàn trực tuyến cho người dùng Việt