Thực hiện cổ phần hóa, Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo cổ phần hóa xác định giá trị doanh nghiệp; Sở Tài chính có tờ trình ngày 23/2/2012 đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tổng giá trị tài sản công ty đến thời điểm ngày 30/9/2011 là hơn 474 tỷ đồng; nợ thực tế phải trả hơn 439 tỷ đồng; giá trị phần vốn Nhà nước là hơn 34 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, ngày 5/4/2012, UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp; Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty Sông Mã thành công ty cổ phần, số lượng cổ phần phát hành lần đầu là 3,5 triệu cổ phần.
Theo cáo buộc, dù đang trong quá trình cổ phần hóa, chưa có quyết định giao đất, cấp thẩm quyền chưa phê duyệt đầu tư dự án, nhưng ông Nguyễn Mạnh Sơn vẫn thống nhất để ông Đinh Xuân Hướng ký văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị giao làm chủ đầu tư xây dựng tòa nhà cao tầng dịch vụ tổng hợp. Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Đến năm 2012, dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, giao Công ty Sông Mã làm chủ đầu tư dự án Hạc Thành Tower (chức năng xây dựng tòa nhà thương mại, văn phòng cho thuê kết hợp với nhà ở căn hộ, diện tích thực tế là 2.961,8m2, trong đó, diện tích đất xây dựng là 1.960m2, đất giao thông 656,2m2).
Trước ngày Nhà nước chính thức giao đất để thực hiện dự án Hạc Thành Tower, ông Nguyễn Mạnh Sơn thống nhất, ông Đinh Xuân Hướng ký văn bản đề xuất của các đơn vị liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho Công ty Sông Mã được huy động vốn bằng việc chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Huy Hoàng.
Ngày 16/8/2012, ông Trịnh Văn Chiến, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản đồng ý cho phép Công ty TNHH MTV Sông Mã được chuyển nhượng 1.227,4m2 tại số 3 Phan Chu Trinh cho Công ty TNHH Huy Hoàng với giá 21 triệu đồng/m2. Phần diện tích còn lại tiếp tục được chuyển cho 3 cá nhân khác.
Cáo trạng xác định, quá trình chuyển nhượng đất trái pháp luật, ông Đinh Xuân Hướng hưởng lợi hơn 6,4 tỷ đồng và ông Nguyễn Mạnh Sơn hưởng lợi 3,5 tỷ đồng.
Bản thân ông Trịnh Văn Chiến đã đồng ý cho Công ty Sông Mã chuyển nhượng đất, đồng ý áp dụng giá giao đất tại thời điểm tháng 1/2013 theo đơn giá đất năm 2009 là trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Ông Nguyễn Đình Xứng, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã ký quyết định phê duyệt tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước của Công ty Sông Mã là 21 triệu đồng/m2 trái pháp luật, ký quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp tại thời điểm công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần, xác định giá trị thực tế doanh nghiệp không bao gồm giá trị khu đất, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước.
Theo cáo buộc, hành vi của các bị can là rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế về đất đai, cổ phần hóa doanh nghiệp, quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước hơn 55 tỷ đồng.
" alt=""/>Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn ChiếnLý giải cho sự sôi động của bất động sản khu Tây, theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính.
Bà Đỗ Cẩm Nhung - chủ một văn phòng môi giới ở Hà Nội cho rằng, nguyên nhân lớn nhất là khu vực này có sự đột phá từ quy hoạch đến hạ tầng.
“Sự phát triển vượt bậc của hạ tầng khu vực phía tây đã tạo nên cực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường bất động sản phía tây nói chung trong 10 năm qua và 10 năm sắp tới. Bởi theo định hướng đến năm 2050, khu vực phía tây sẽ có thêm hai thành phố trực thuộc là thành phố Khoa học và Đào tạo Hòa Lạc và thành phố Du lịch ở khu vực Sơn Tây - Ba Vì.
Hơn nữa, theo "Đồ án Quy hoạch lớn đến năm 2030 và tầm nhìn 2050", Hà Nội sẽ dịch chuyển từ mô hình đơn tâm sang đa trung tâm như xu hướng chung của các thành phố lớn trên thế giới.
Với kế hoạch này, Hà Nội định hướng phát triển 5 vùng đô thị tương ứng 4 thành phố trên và một đô thị trung tâm. Trong đó riêng khu vực phía tây có đến 2 thành phố mới, đây sẽ là lực đẩy rất mạnh cho thị trường bất động sản khu vực này trong tương lai sắp tới”, bà Nhung thông tin.
Còn theo bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc cấp cao bộ phận Nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, nguyên nhân quan trọng thúc đẩy giá chuyển nhượng biệt thự liền kề khu Tây leo thang từ nay tới cuối năm 2024 là do nguồn cung mới hạn chế, mặt bằng giá sơ cấp ở ngưỡng cao. Cụ thể, nguồn cung sơ cấp trong quý II chỉ hơn 600 căn, giảm 9% theo quý và 24% theo năm. Nguồn cung hạn chế nên giá bán liền kề, biệt thự cũng tăng 2-9%, lần lượt 188 và 178 triệu đồng mỗi m2.
“Trong bối cảnh thị trường bất động sản thiếu vắng các sản phẩm đầu tư, lãi suất ở mức thấp trong suốt một thời gian khá dài đã khiến các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở thị trường biệt thự, liền kề. Trong bối cảnh đó, nguồn cung khan hiếm đã khiến giá biệt thự, liền kề tăng nhiệt. Thị trường có dấu hiệu sôi động hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Nhiều dự án mở bán đạt thanh khoản rất khả quan do ngay lập tức hút được nguồn cầu có sẵn của thị trường”, bà Hằng nhận định.
Bên cạnh đó, sức hút của bất động sản khu vực này lớn hơn khi chỉ trong thời gian ngắn, khu vực phía tây nhanh chóng thu hút các nhà phát triển bất động sản lớn với dự án khu đô thị thông minh và những công trình bất động sản mang tính biểu tượng. Đơn cử như Tổng công ty Thương mại Xây dựng (WTO) với dự án Khu đô thị Hinode Royal Park (khu đô thị Kim Chung - Di Trạch) sở hữu các phân khu liền kề - shophouse, biệt thự nổi bật ở khu Tây Hà Nội.
Ngoài vị trí ''vàng'' tại khu Tây Thủ đô, các phân khu thấp tầng tại Hinode Royal Park hấp dẫn nhà đầu tư khi mức giá bán còn ở “vùng trũng” và sự đầu tư bài bản.
Theo giới thiệu của chủ đầu tư, dự án định hướng quy hoạch "all in one", bao gồm các loại hình nhà phố thương mại, nhà vườn, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, tích hợp cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp. Các khu vui chơi giải trí cao cấp đan xen công viên trung tâm, công viên nội khu, cảnh quan xanh mát... mang lại cho cư dân những phút giây thư giãn bình yên, tái tạo năng lượng sau một ngày dài bận rộn.
Thúy Ngà
" alt=""/>Bất động sản thấp tầng phía tây Hà Nội ngày càng ‘tăng nhiệt’