Thực tế trong thời gian qua, cơ chế chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ đã được hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn để KH&CN thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực.
Tạo đòn bẩy bằng chính sách
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao Bộ KH&CN chủ trì triển khai Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, với mục đích phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, nhân lực quản lý nhằm thực hiện đổi mới, làm chủ và tạo ra công nghệ tiên tiến.
Chương trình có nhiều nội dung, tập trung xây dựng và thực hiện lộ trình nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, bao gồm các hoạt động chính như hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, khai thác cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp để sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia. Việc đổi mới công nghệ sẽ giúp tăng hiệu quả và năng suất lao động, đồng thời tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới để phục vụ thị trường.
Diện tích cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tăng mạnh |
Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về phát triển doanh nghiệp, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã xác định “lấy doanh nghiệp làm trung tâm” thực hiện các hoạt động đổi mới. Do đó, các dự án của Chương trình đã tập trung vào nghiên cứu, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm cải tiến và tạo ra các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.
Hỗ trợ nhiều đề xuất thiết thực của doanh nghiệp
Ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN cho biết, Chương trình Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã nhận được hơn 300 đề xuất.
Trên cơ sở xác định các lĩnh vực và định hướng ưu tiên, các Bộ, ngành, địa phương đã lựa chọn được 58 đơn vị có năng lực tham gia thực hiện các nhiệm vụ. Trong đó, 64% số đơn vị trực tiếp chủ trì nhiệm vụ là các doanh nghiệp, huy động được 1.320 tỷ đồng vốn đối ứng (chiếm 70% tổng kinh phí). Các nhiệm vụ được triển khai tại hơn 20 tỉnh thành, thuộc hơn 50 lĩnh vực công nghệ khác nhau, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương. Phần lớn các nhiệm vụ được thực hiện theo hình thức doanh nghiệp chủ trì kết hợp cùng các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia công nghệ để đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới với sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự gắn kết này đã góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ vào thực tiễn sản xuất.
“Ngoài ra, các doanh nghiệp khi tham gia Chương trình đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như hàng trăm công nghệ, quy trình công nghệ được hấp thu và làm chủ; hàng chục bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ; năng suất lao động trung bình tăng 2,4 lần; khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước; doanh thu của các doanh nghiệp tăng lên gấp khoảng 2 lần, lợi nhuận tăng khoảng 2,4 lần so với trước”, ông Dũng cho hay.
Trong ngành nông nghiệp, có thể thấy rõ hiệu quả tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ ứng dụng công nghệ mới, Viện đã tạo thành công 06 giống lúa thuần có khả năng chịu mặn và hạn, với năng suất và chất lượng tương đương các giống chất lượng cao, đặc biệt chịu được mặn ở mức 6 ÷ 8‰ (các giống lúa chịu mặn hiện chỉ chịu được đến ngưỡng 4‰), thời gian chịu hạn không dưới 30 ngày, phục vụ canh tác trên diện tích bị nhiễm mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đã được công nhận là giống quốc gia. Đặc biệt 2 trong 6 giống mới này đã vượt qua những đợt ngập mặn và hạn hán kéo dài tại Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2015 và 2016, sản lượng và chất lượng gạo đảm bảo. Các giống lúa thuần mới sẽ góp phần đáng kể giải quyết bài toán của gần 150.000 ha ngập mặn và trên 30.000 ha canh tác bị hạn hàng năm tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Ở lĩnh vực thủy- hải sản, một ví dụ điển hình về đổi mới công nghệ là Tập đoàn Sao Mai khi đầu tư nghiên cứu thành công để đổi mới và làm chủ công nghệ tinh luyện mỡ cá Tra, giúp tạo ra sản phẩm dầu ăn chất lượng cao, tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Sản phẩm bước đầu đã xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu về tiêu chuẩn cao như Dubai, Singapore, Hàn Quốc.., giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng hơn 2 lần, tăng giá trị cá Tra thêm 4,67%.
Về lĩnh vực công nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân Năm Nhã đã làm chủ được quy trình chế tạo và lắp đặt thành công hệ thống sấy lúa vỉ ngang năng suất 150 tấn/mẻ với tỷ lệ nội địa hóa 90%, cải tiến công đoạn sấy giúp giảm tổn thất lúa gạo sau thu hoạch, nâng thời gian bảo quản, góp phần chủ động việc dự trữ lúa gạo quốc gia. Đổi mới công nghệ đã giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hơn 3 lần, lợi nhuận tăng 10 lần, thị trường trong nước không ngừng mở rộng và bước đầu đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là Campuchia và Myanma.
Cẩu trục cảng biển của Công ty Cổ phần Kết cấu thép và Thiết bị nâng Việt Nam (Ảnh: VINALIFT). |
Thông qua đổi mới từ kỹ thuật thiết kế đến công nghệ chế tạo lắp ráp và kiểm tra chất lượng, Công ty Cổ phần kết cấu thép và thiết bị nâng Việt Nam (Vinalift) đã nâng cao năng lực gia công cơ khí chính xác, chế tạo hàng loạt cụm bánh xe di chuyển, cụm dầm cân bằng, khung xe chạy có chất lượng cao, ổn định. Tăng giá trị sản phẩm thêm 22%, năng suất tăng thêm 30÷40%, có khả năng đáp ứng 40% nhu cầu đầu tư phát triển các cảng biển trong nước.
Đó là một số kết quả của các tập đoàn, doanh nghiệp khi đổi mới dây chuyền, thiết bị, công nghệ; đổi mới quy trình sản xuất để tăng năng suất, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đây cũng chính là thành quả khi chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng hành với doanh nghiệp trong những giai đoạn khó khăn, cùng doanh nghiệp giải bài toán khó về vốn cho công nghệ.
Thu Hiền
- Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch về mô hình tăng trưởng, chuỗi giá trị, trong đó có đóng góp đáng kể của khoa học và công nghệ.
" alt=""/>Đòn bẩy từ chính sách song hành cùng doanh nghiệp đổi mới công nghệĐiều đáng nói, ở khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Thái Lan là nước chủ nhà thì duy nhất U23 Việt Nam là đội vượt qua vòng loại.
U23 Việt Nam ăn mừng chiến thắng khó tin 4-0 trước U23 Thái Lan để đoạt vé dự VCK U23 châu Á 2020. Ảnh: SN |
Sau khi U23 Indonesia hết cơ hội, các đội bóng U23 Timor Leste bất ngờ hạ U23 Macau 5-3, U23 Lào vượt qua U23 Philippines 3-2, U23 Campuchia hòa 1-1 với U23 Đài Loan nhưng đều là những trận đấu mang tính chất thủ tục.
U23 Myanmar không thể gây bất ngờ khi thất bại tới 0-7 trước U23 Nhật Bản. Dù xếp thứ 2 bảng I nhưng với 3 điểm cùng hiệu số là 0 nên không đủ cạnh tranh vào top 4 đội nhì có thành tích tốt nhất.
Đáng tiếc có lẽ là U23 Malaysia, dù dẫn trước nhưng lại để U23 Trung Quốc giật lại một điểm với bàn gỡ hòa 2-2 ở phút 84. Trận hòa này khiến đại diện của Đông Nam Á đứng thứ 2 bảng J với 4 điểm cùng hệ số +1. Cánh cửa đến Thái Lan đầu năm sau cũng đóng lại với họ khi không thể lọt vào top 4 đội nhì.
Xếp hạng các đội nhì bảng |
Như vậy, sau khi vòng loại khép lại, đã xác định được đủ 16 đội bóng đoạt vé dự VCK U23 châu Á 2020 gồm: Qatar (bảng A), Bahrain (bảng B), Iraq và Iran (bảng C), UAE và Saudi Arabia (bảng D), Jordan và Syria (bảng E), Uzbekistan (bảng F), Triều Tiên (bảng G), Hàn Quốc, Australia (bảng H), Nhật Bản (bảng I), Trung Quốc (bảng J), Việt Nam (bảng K) và chủ nhà Thái Lan.
Trong số đó, có 4 đội đứng nhì bảng có thành tích tốt nhất gồm U23 Australia, Iran, Syria và Saudi Arabia.
Danh sách 16 đội dự VCK U23 châu Á 2020 |
Tham dự VCK U23 châu Á 2020 có 11 đội bóng nhất các bảng và 4 đội xếp thứ 2 có thành tích tốt nhất vòng loại, cùng đội chủ nhà Thái Lan.
VCK U23 châu Á 2020 đồng thời cũng là vòng loại Olympic Tokyo 2020. 3 đội đứng vị trí cao nhất trừ chủ nhà Nhật Bản sẽ đoạt vé dự Thế vận hội 2020. Trong trường hợp Nhật Bản giành một trong ba vị trí dẫn đầu thì đội xếp thứ 4 tại cũng sẽ có vé dự Olympic 2020.
Video bàn thắng U23 Việt Nam 4-0 U23 Thái Lan:
Nghĩa Hưng
" alt=""/>Xác định 16 đội bóng giành vé dự VCK U23 châu Á 2020