RCS, chuẩn tin nhắn kế nhiệm SMS truyền thống là gì?
>> Tạm biệt Allo,ẩntinnhắnkếnhiệmSMStruyềnthốnglàgìtin tức nóng Google tập trung nhân lực phát triển RCS
SMS (Short Messaging Service, dịch vụ tin nhắn ngắn) là một giao thức viễn thông tồn tại từ lâu trong thế giới điện thoại. Dựa vào 3 công nghệ di động quan trọng là GSM, CDMA và TDMA, SMS có thể cho phép người dùng gửi những thông điệp dạng văn bản với độ dài không quá 160 ký tự.
Mặc dù cực kỳ phổ biến, SMS đang bộc lộ rất nhiều nhược điểm. Điều này dẫn tới nhu cầu thay thế SMS bằng một công nghệ mới tiên tiến hơn. Và công nghệ được dùng để thay thế SMS có tên là RCS.
RCS (Rich Communication Service, dịch vụ truyền thông đa dạng) được coi là tương lai của việc "nhắn tin" trên điện thoại. Như tên gọi, RCS sẽ đem tới nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn dành cho người dùng khi gửi tin nhắn văn bản và tin nhắn đa phương tiện.
Để dễ hiểu hơn về khả năng của RCS, bạn hãy thử liên tưởng tới những ứng dụng nhắn tin đang phổ biến hiện nay như Facebook Messenger, WhatsApp hay Zalo. Khi dùng những ứng dụng này, bạn có thể nhìn thấy người nhận đã đọc tin nhắn hay đang trả lời, chia sẻ hình ảnh và video chất lượng caocho bạn bè một cách dễ dàng. Đó cũng là những điều RCS sẽ mang tới cho bạn khi nhắn tin trên điện thoại.

RCS sẽ giúp việc nhắn tin trên ứng dụng mặc định không thua kém gì những ứng dụng nhắn tin nổi tiếng hiện nay.
Về cơ bản, RCS sẽ nâng cao trải nghiệm khi nhắn tin của bạn lên mức tốt nhất có thể. Điều kiện duy nhất là hai người nhắn tin cho nhau phải dùng điện thoại hỗ trợ chuẩn RCS. Điều này nghe có vẻ rất giống với những gì Apple đang làm với ứng dụng iMessage. Tuy nhiên, thay vì phải lệ thuộc vào một thương hiệu điện thoại hay hệ điều hành cụ thể, RCS sẽ hoạt động trên nhiều điện thoại, mạng di động và hệ điều hành khác nhau.
Vậy trong trường hợp tin nhắn RCS được gửi tới một chiếc điện thoại không hỗ trợ, điều gì sẽ xảy ra? Đừng lo, tin nhắn RCS sẽ được mặc định trở thành tin nhắn SMS. Vì vậy, không có thông điệp nào của người dùng sẽ bị mất đi sau khi đã được gửi.
Khi đọc tới đây, bạn chắc chắn sẽ tự hỏi: "Những chiếc điện thoại nào sẽ hỗ trợ RCS?". Tuy nhiên, RCS là một công nghệ liên quan tới cả mạng di động và hệ điều hành. Có rất nhiều thứ liên quan cần phải đáp ứng để chắc chắn xem chiếc điện thoại của bạn có được hỗ trợ RCS hay là không?
Hãy nói qua một chút về lịch sử của RCS. Tiền thân của RCS là Rich Communication Suite ( bộ dịch vụ truyền thông đa dạng). Đây là một sáng kiến được hình thành bởi một nhóm doanh nghiệp và cá nhân trong năm 2007. Tới năm 2008, Hiệp hội GSM (GSMA) đã thành lập một ủy ban để phát triển RCS.
Vào năm 2011, ủy ban này đã phát hành một tiêu chuẩn mới có tên là RCS-e. Sau đó, Hiệp hội GSM đã chính thức gọi tên tiêu chuẩn tin nhắn mới là Rich Communication Service.

Ngay từ khi được ra mắt, RCS đã được nhiều nhà mạng sẵn sàng hỗ trợ. Tuy nhiên, việc thiếu một bộ tiêu chuẩn chặt chẽ về những tính năng được áp dụng đã khiến việc triển khai RCS trở nên hỗn loạn. Một số nhà mạng cung cấp một số tính năng nhất định của RCS, trong khi nhiều nhà mạng khác lại không. Điều này khiến tin nhắn RCS trở nên không tương thích khi được gửi giữa hai nhà mạng hỗ trợ RCS với nhau.
Để giải quyết vấn đề này, Hiệp hội GSM đã công bố bộ cấu hình tiêu chuẩn Universal Profile vào năm 2016. Bộ cấu hình này bao gồm những tính năng của chuẩn RCS được hỗ trợ và được các nhà mạng đồng ý áp dụng.
Điều may mắn là số lượng nhà mạng, nhà sản xuất điện thoại và hệ điều hành đồng ý tham gia hỗ trợ Universal Profile đang là rất lớn. Hiện nay, đang có 55 nhà mạng, 11 nhà sản xuất điện thoại và 2 nhà cung cấp hệ điều hành đang làm việc cùng nhau để biến RCS trở nên phổ biến.

Danh sách nhà mạng, hãng điện thoại và nhà cung cấp hệ điều hành đồng ý với bộ cấu hình Universal Profile.
Như bạn đã thấy trong danh sách kể trên, đa phần những nhà mạng lớn cũng như nhà sản xuất điện thoại nổi tiếng đều xuất hiện. Tuy nhiên, nếu tinh ý, bạn sẽ thấy một cái tên quan trọng đã vắng mặt. Đó là Apple.
Ở thời điểm hiện nay, Apple đang có iMessage. Vì vậy, dường như Táo khuyết không có lý do gì để hỗ trợ RCS. Tuy nhiên, khi RCS thay thế được phần lớn công nghệ SMS lỗi thời, Apple sẽ sớm phải nhập cuộc nếu không muốn bị bỏ lại trong thị trường di động. Nguyên nhân là vì giống như SMS hiện nay, RCS sẽ dần dần trở thành lựa chọn duy nhất dành cho tất cả các thiết bị, mạng di động và hệ điều hành trong tương lai.
Mặc dù đã được công nhận nhưng con đường để RCS được hỗ trợ bởi tất cả nhà mạng và nhà sản xuất điện thoại trên thế giới vẫn còn khá dài. Tuy nhiên, một điều may mắn là Google lại không muốn phải chờ đợi lâu khi muốn thúc đẩy sự phổ biến của RCS bằng một tiêu chuẩn mới có tên là "Chat" vào tháng 4 vừa qua. Đây là tiêu chuẩn được thực hiện dựa trên bộ cấu hình Universal Profile của Hiệp hội GSM. Google gọi đây là tương lai của RCS và tương lai của việc nhắn tin trên di động.
Trước đó, như VnReview đã đưa tin, Google đã đổi tên ứng dụng nhắn tin Messages thành Android Messages vào tháng 2. Ứng dụng Android Messages sẽ được nhúng sẵn trong điện thoại được bán ra bởi 27 nhà mạng lớn trên toàn cầu và đem tới cho người dùng trải nghiệm nhắn tin cao cấp thông qua RCS. Cũng trong tháng 2, Google đã giới thiệu dịch vụ RCS nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tăng tương tác với người dùng thông qua tin nhắn.

Số lượng ứng dụng nhắn tin nhiều đến mức "vô lý" của Google.
Có lẽ, bạn sẽ thắc mắc tại sao Google lại nóng lòng công bố tiêu chuẩn "Chat" và ứng dụng nhắn tin RCS tới công chúng? Câu trả lời rất đơn giản: Google cần phải đem tới một trải nghiệm nhắn tin đồng nhất cho người dùng. Hầu hết người dùng Android đều biết tới một vấn đề nổi cộm của Google là hãng đang có quá nhiều ứng dụng nhắn tin như Allo hay Duo nhưng đều không quá ấn tượng. Bằng việc tung ra "Chat", Google hi vọng vấn đề này sẽ được khắc phục.
Thay vì phải mất công tải nhiều ứng dụng khác nhau dành cho những mục đích nhắn tin khác nhau, bạn sẽ chỉ cần một thứ duy nhất đó là ứng dụng nhắn tin mặc định của Android. Google cho biết ứng dụng mặc định Android Messages sẽ hỗ trợ tiêu chuẩn "Chat" để đem tới trải nghiệm nhắn tin RCS tốt nhất cho người dùng. Nhiều nhà sản xuất điện thoại khác cũng cho biết sẵn lòng làm điều tương tự với những ứng dụng tin nhắn của riêng họ.
Và đây chính là chìa khóa của vấn đề: một khi đã được Google hậu thuẫn, mọi chiếc điện thoại Android sẽ luôn hỗ trợ tiêu chuẩn "Chat" và tin nhắn RCS. Đây là một bước tiến quan trọng để đưa một công nghệ từ chỗ "ý tưởng tốt" thành được "sử dụng đại trà".

Vào tháng 4/2018, Google đã tuyên bố "dừng dầu tư" vào ứng dụng tin nhắn Allo để dồn lực phát triển "Chat". Hiện nay, Google đang có sẵn mọi thứ để biến tham vọng phổ biến chuẩn tin nhắn RCS thành hiện thực. Bên cạnh đó, hãng còn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhiều nhà mạng và hãng điện thoại khác nhau.
Apple có lẽ sẽ không hỗ trợ tin nhắn RCS trong tương lai gần nhưng hãng sẽ bắt buộc phải dần quan tâm tới vấn đề này. Khi có quá nhiều đối thủ trong thị trường đang hỗ trợ một tiêu chuẩn đặc biệt, Apple sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo xu hướng.
Đây là câu hỏi rất khó để trả lời chính xác. Tuy nhiên, nếu xem xét tới những điều Google đã làm trong thời gian qua và việc nhiều nhà mạng cũng như hãng điện thoại sẵn lòng hỗ trợ "Chat", chúng ta sẽ sớm được trải nghiệm tiêu chuẩn này. Trang công nghệ HowToGeekdự đoán điều này sẽ đến sớm trong năm nay.
Tất nhiên, đây mới chỉ là dự đoán ban đầu. Chúng ta có thể sẽ phải đợi tới 18 tháng hoặc chỉ 6 tháng để thấy tiêu chuẩn "Chat" sẽ phổ biến như thế nào?
Dù sao đi nữa, có một sự thật là chúng ta đang dần tiến tới một trải nghiệm nhắn tin tuyệt vời hơn, thống nhất hơn và toàn diện hơn trên Android. Đó thật là một điều đáng để trông đợi.
-
Siêu máy tính dự đoán Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọtWorld Cup 2018: Mất điểm oan, Brazil đòi FIFA cho xem VARSử dụng làn dừng khẩn cấp như thế nào cho đúng?Nhận định, soi kèo Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Buồn cho chủ nhàIPhone 11 Pro và 11 Pro Max vì sao không còn thiết kế mỏng nhẹ?Hà Nội: Xử phạt một cá nhân và một công ty vì gửi tin nhắn quảng cáo sai quy địnhÝ nghĩa của màn hình đa sắc trên sóng truyền hình trước đâyNhận định, soi kèo Dinamo Tbilisi vs Gareji, 18h00 ngày 28/3: Khó tin cửa trênWorld Cup 2018: Brazil nhận tin dữ Neymar, hệ quả từ pha 'đốn giò'
下一篇:Nhận định, soi kèo Everton Vina del Mar vs Universidad Chile, 06h30 ngày 28/3: Thời của khách
- ·Nhận định, soi kèo Karvan vs Baku Sporting, 18h30 ngày 27/3: Thêm một lần đau
- ·VMware giúp khách hàng xây dựng tương lai đa đám mây
- ·Điều gì ẩn sau công cụ tìm kiếm tự phát triển của Apple?
- ·Link xem trực tiếp Nga vs Ai Cập, bảng A World Cup 2018
- ·Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Qarabag, 22h30 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu
- ·Mở bán 180 lô đất đẹp nhất dự án Bảo Lộc Capital
- ·Xôn xao nhà siêu mỏng Hà Nội rộng chưa đến 2 cục nóng điều hòa
- ·Nam sinh đi xe đạp lạng lách trước mũi xe container
- ·Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Petrolul Ploiesti, 22h30 ngày 28/3: Khách tự tin
- ·Cụ ông 91 tuổi ngất xỉu sau khi uống rượu
- ·One Piece: Những thông tin về hắc kiếm liệu có giúp Zoro biến lưỡi kiếm của mình thành màu đen?
- ·‘Ái nữ Huawei’ giành thắng lợi nhỏ trong phiên tranh tụng dẫn độ
- ·Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
- ·Kinh nghiệm tránh bị 'móc túi' khi tân trang xe máy chơi Tết
- ·Giá siêu đắt đỏ, Honda Dream Thái vẫn được săn lùng
- ·Sáng chế ‘độc đáo’ người Nhật cải thiện viêm đại tràng
- ·Nhận định, soi kèo Sejong Sportstoto Nữ vs Gyeongju KHNP Nữ, 17h00 ngày 27/3: Bất phân thắng bại
- ·Truyện Bắt Đầu Chuyển Phát Nhanh Ban Thưởng 1 Tỷ
- ·Bệnh động kinh có triệu chứng thường gặp nào
- ·7 mẫu Vinfast Pre: Thiết kế châu Âu, rẻ hơn xe châu Á
- ·Nhận định, soi kèo Shimizu S
- ·Nhà mạng phải sẵn sàng phương án roaming tại các địa phương bị ảnh hưởng bão
- ·kèo bóng đá, kèo World Cup, kèo Thụy Điển vs Hàn Quốc: Loại kèo 0
- ·Lo dịch cúm bùng phát Tết, Bộ Y tế và hàng loạt bệnh viện họp khẩn
- ·Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs RB Leipzig, 21h30 ngày 29/3: Khó cho khách
- ·Cuối năm, người trẻ thêm nhiều cơ hội sở hữu nhà
- ·Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Qarabag, 22h30 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu
- ·Thăng hoa dễ dàng nhờ bài tập cơ hông
- ·Link xem trực tiếp Colombia vs Nhật Bản, bảng H World Cup 2018
- ·Gò Gai Central Park: Ngàn quà tặng chào Giáng sinh
- ·Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs PT Prachuap, 19h00 ngày 28/3: Trở lại quỹ đạo
- ·Truyện Mưa Hoàng Tước
- ·Màn hình iPhone 11 Pro vỡ nát sau cú rơi nhẹ bên thềm Apple Store
- ·5 lưu ý vàng khi chăm sóc da mặt vào mùa hanh khô
- ·Nhận định, soi kèo Suwon FMC Nữ vs Changnyeong Nữ, 17h00 ngày 27/3: Tìm lại niềm vui
- ·Vì sao TikTok đạt thành công lớn, khiến cả những ông lớn như Facebook e dè?