Mặc dù là hung thủ tước đoạt đi mạng sống của người khác nhưng chị Hằng lại được dư luận hết sức thương cảm, ủng hộ, bênh vực.
Hiện trường nơi xảy ra vụ trọng án |
Nhiều người khẳng định chị Hằng vô tội. Bạn đọc Huỳnh Trung Cang bày tỏ ý kiến “Xưa kia ông bà ta có câu giặc tới nhà đàn bà cũng đánh, chúng vào nhà ta, giết người thân của ta, giết ta, chiếm đoạt tài sản của ta vậy chúng phải hơn cả giặc dữ vì vậy cho nên tiêu diệt được chúng cần phải tuyên dương, khen thưởng chứ khởi tố gì? phải không bà con!”.
Không chỉ bênh vực chị Hằng, bạn đọc Huy Gia còn cho rằng: "hành động phòng vệ của chị Hằng còn kém tương xứng với nạn nhân vì: là phụ nữ, thời gian ban đêm, nạn nhân là tên trộm có chủ định từ trước, chuẩn bị dao, giết chết chồng, người vợ trong tâm trạng hoang mang làm sao tương xứng với động cơ, mục đích cao độ như tên trộm, chẳng lẽ cứ chờ tên trộm chém mình thì mình chém lại..."
Còn độc giả Hoa Tiên thì khẳng định: “Đó là sự phòng vệ chính đáng. Quốc hội nên sửa lại trong Bộ luật Hình sự để răn đe là: người trong nhà có thể giết chết kẻ đột nhập nhà để trộm (không phân biệt giá trị tài sản) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Độc giả Linhkute bày tỏ “Nếu chị Hằng mà bị đi tù thì không ai còn tin tưởng vào pháp luật nữa. Nhỡ trộm có vào nhà thì tốt nhất cho nó lấy gì thì lấy hoặc để nó giết chết chứ chả ai dám động vào”.
Bạn đọc Đỗ Nguyễn so sánh: “Pháp luật còn nhiều lỗ hổng, phải quy định hoặc bổ sung thêm rõ ràng để người bị hại không bị oan khi tự vệ chính đáng. Ở Mỹ hay các nước Châu Âu chỉ cần đột nhập vào nhà là bị bắn chết rồi, luật pháp người ta bảo vệ công dân lương thiện như thế chứ”.
“Nếu khởi tố bị can thì xã hội sẽ mất ổn định, vì lúc đó côn đồ, trộm cướp sẽ càng lộng hành vì không ai dám phòng vệ chính đáng. Bởi ngay cả khi chồng mình đã chết, bản thân mình cái chết cũng cận kề, chỉ có may mắn tên côn đồ kia mới chết để lại mạng sống của mình, với những vết thương mà vẫn còn lo bị khởi tố thì sau này chỉ có nước buông tay để nó giết mình luôn”, bạn đọc Đặng Thành Hãn bày tỏ quan điểm.
“Tại sao phải vào đường cùng mới là phòng vệ chính đáng? Thế còn tương quan lực lượng giữa một người đàn bà tay không tấc sắt và 1 tên cướp tàn bạo. Hung thủ sau khi chém chết người chồng thì rõ bản chất là 1 tên cướp chứ không phải trộm nữa. Rõ ràng đây là một tình huống phòng vệ chính đáng khi mà cái chết đã cận kề”, độc giả Hero khẳng định.
Nếu kết quả khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra cho thấy chị Hằng bị tên trộm truy sát, phải chống trả lại để thoát thân thì chị sẽ thoát tội.
" alt=""/>Người vợ chém trộm ở Long An được nhiều người thương cảm, bênh vựcTheo quyết định mới ban hành, Bộ TT&TT khuyến nghị các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, phát triển, lựa chọn, sử dụng sản phẩm Anti-DDoS đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cơ bản theo 9 nhóm gồm: Yêu cầu về tài liệu, yêu cầu về quản trị hệ thống, yêu cầu về kiểm soát lỗi, yêu cầu về log, yêu cầu về hiệu năng xử lý, yêu cầu về khả năng bảo vệ, yêu cầu về cảnh báo, yêu cầu về giám sát và yêu cầu về tự động hóa.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm Anti-DDoS, Bộ TT&TT cũng hướng dẫn rõ các tiêu chí, điều kiện cần đáp ứng đối với mỗi nhóm yêu cầu.
Cụ thể, với nhóm yêu cầu về hiệu năng xử lý, sản phẩm Anti-DDoS cần đảm bảo rằng độ trễ của gói tin được xử lý không vượt quá 3 ms; cho phép xử lý các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán - DDoS băng thông tối thiểu 1Gbps/1 thiết bị; đảm bảo khả năng phát hiện và chặn lọc lưu lượng tấn công tối thiểu 80%; cùng khả năng bảo vệ lưu lượng sạch tối thiểu 85%...
Đối với nhóm yêu cầu về khả năng bảo vệ, theo khuyến nghị của Bộ TT&TT, sản phẩm Anti-DDoS phải đảm bảo dịch vụ của khách hàng vẫn hoạt động bình thường trước tối thiểu các loại tấn công DDoS: Tấn công làm tràn ngập băng thông, tấn công cạn kiệt tài nguyên qua giao thức TCP (giao thức điều khiển truyền nhận - PV), tấn công sử dụng gói tin không hợp lệ, tấn công gửi gói tin/yêu cầu với tần suất cao và đột ngột, tấn công qua phân tích hành vi người dùng, khả năng chặn lọc gói tin theo chính sách sử dụng ALC (ALC là danh sách kiểm soát truy cập – PV).
Về yêu cầu cảnh báo, sản phẩm Anti-DDoS cần cho phép cấu hình cảnh báo cho người dùng, bao gồm: Cho phép cấu hình nội dung gửi cảnh báo qua một trong các hình thức email/SMS/OTT; Cho phép cấu hình nhiều người nhận trong cùng một thời gian qua email hay SMS; Cho phép cấu hình chỉ gửi cảnh báo dựa trên các điều kiện mong muốn; Cho phép cấu hình cảnh báo riêng biệt theo các nhóm địa chỉ IP bảo vệ khác nhau; Cho phép cấu hình các ngưỡng phát hiện cảnh báo tấn công theo từng nhóm địa chỉ IP bảo vệ khác nhau.
Cùng với đó, Anti-DDoS cũng cần đáp ứng yêu cầu cho phép tự động cảnh báo tới người dùng theo thời gian thực đối với các loại sự kiện như: Cảnh báo khi có tấn công DDoS xảy ra, cảnh báo về tự động xử lý tấn công DDoS, cảnh báo khi tấn công DDoS kết thúc.
Bộ TT&TT giao Cục An toàn thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn việc áp dụng các yêu cầu trong: “Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm Anti-DDoS”.
Trước Anti-DDoS, Bộ TT&TT đã ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với 8 sản phẩm an toàn, an ninh mạng và khuyến nghị các cơ quan, tổ chức áp dụng, đó là: Tường lửa ứng dụng web; Quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin; Nền tảng tri thức mối đe dọa an toàn thông tin; Phòng, chống xâm nhập lớp mạng; Mạng riêng ảo; Điều phối, tự động hóa và phản ứng an toàn thông tin; Phòng, chống mã độc; Phát hiện và phản ứng sự cố an toàn thông tin trên thiết bị đầu cuối.
Vân Anh
" alt=""/>9 nhóm yêu cầu kỹ thuật với sản phẩm phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ