![]() |
Linh Nga nổi bật trên đường phố với áo choàng và váy cùng sắc đỏ rực rỡ và sang trọng.
Tóc Tiên khoe thân hình "đẹp từng centimet" của mình với váy Jersey màu ghi ôm sát kết hợp cùng boots cao gót sành điệu. Thanh Hằng trẻ trung khi kết hợp sơ mi dáng rộng kết hợp cùng boyfriend jeans, cô cũng lựa chọn cho mình phụ kiện mũ fedora, ankle sandals và túi xách cùng tone nâu để tạo điểm nhấn Ngô Thanh Vân trẻ trung và năng động với áo nỉ kết hợp cùng quần và giày thể thao, sự ăn ý màu sắc giữa áo và giày khiến cho người đẹp thêm nổi bật. Ngọc Trinh vẫn lựa chọn cho mình set đồ "cả cây" đơn giản, có thể thấy rằng người đẹp ngày càng hướng tới những bộ đồ kín đáo và sang trọng.
Trúc Diễm lựa chọn chiếc áo có kiểu dáng vai bèo nữ tính, sắc màu cơ bản kết hợp với quần shorts họa tiết kẻ ô cửa sổ. Hoàng Thùy Linh pha trộn phong cách Hè - Thu với quần shorts và blazer dáng dài khoác ngoài.
Ở một set đồ khác, người đẹp lại lựa chọn phong cách nhẹ nhàng pha chút cổ điển khi lựa chọn khăn lụa buộc cổ để làm điểm nhấn cho set đồ đơn giản với áo thun dài tay và quần jeans. Lưu Hương Giang diện nguyên cây trắng vô cùng thanh lịch với áo ren với quần culottes. Phong cách "kín dần đều" được Angela Phương Trinh tiếp tục phát huy, cô lựa chọn cho mình set đồ họa tiết từ váy trong đến áo ngoài... ...hay ở một set đồ khác, Angela Phương Trinh lại chọn phong cách khỏe khoắn khi lựa chọn sơ mi nổi bật kết hợp cùng áo nỉ bông, quần họa tiết và giày slip-on.
Lê Thúy giản dị khi lựa chọn blazer đen kết hợp cùng skinny dáng lửng. Trong chuyến lưu diễn tại Úc vừa qua, nữ ca sỹ Văn Mai Hương đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ khi đăng tải hình ảnh street style vô cùng sành điệu. Cô diện trang phục đồng bộ màu xanh loang bắt mắt và kết hợp cùng giày sneakers trắng. Hương Tràm lựa chọn áo len buộc vạt để nhấn nhá cho set đồ "trên đông-dưới hè" rất sành điệu của mình. Hoàng Thùy diện chiếc váy đen ngắn mang phong cách hiện đại, cách phối hợp ăn ý túi xách đen với tất lửng cùng ankle boots. Yến Nhi diện style đơn giản với sơ mi cộc tay, jeans rách và sneaker trắng. |
(Theo MASK Online)
" alt=""/>Sao Việt 'khoe' street style ấn tượng trong ngày trời lạnhAnh Lê Cương bị mù 2 mắt (Ảnh: Nhật Anh).
Thời điểm đó, gia đình anh Cương đã vay mượn để điều trị cho con, nhưng không có kết quả. Thị lực yếu, Cương gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập.
Năm 2010, vượt lên nghịch cảnh, anh Cương thi đậu vào Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Sau một năm, bệnh tình chuyển nặng, anh Cương phải nghỉ học giữa chừng.
"Còn gì khủng khiếp hơn việc mất đi ánh sáng, con đường sự nghiệp. Không muốn sống vô ích, dựa dẫm vào gia đình, năm 2012, tôi tiếp tục thi đại học và đậu vào ngành Văn, Trường đại học Khoa học Huế", anh Cương tâm sự.
Tại ngôi trường mới, dưới sự quan tâm, yêu thương của thầy cô, bạn bè và sự cố gắng của bản thân, sau 4 năm, anh Cương ra trường với tấm bằng giỏi. Cứ ngỡ đã chạm tay đến ước mơ, nhưng số phận cứ trêu ngươi chàng trai trẻ. Đôi mắt của anh Cương qua thời gian cứ yếu dần, trở thành người khiếm thị, sau này thì mù hẳn.
Anh Cương đã tự mở một cơ sở sản xuất chổi đót, kiếm sống bằng chính đôi tay của mình (Ảnh: Nhật Anh).
"Tôi ước mơ trở thành thầy giáo, nên đã nỗ lực rất nhiều để thi đậu vào đại học. Thế nhưng vì hoàn cảnh nên ước mơ đó không thể thành hiện thực. Tôi tự nhủ phải chấp nhận những gì đang có, không bao giờ suy nghĩ tiêu cực. Người ta nói, nghịch cảnh không phải là tảng đá cản bước mà là động lực để ta vượt qua và tiến lên phía trước", anh Cương chia sẻ.
Năm 2017, anh Cương tham gia Hội Người mù huyện Triệu Phong để học làm chổi đót, xoa bóp, bấm huyệt.
Nhờ vào đôi tay khéo léo, sau 3 tháng được đào tạo và đi làm ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị), tay nghề của anh Cương dần nâng lên. Đầu năm 2018, anh quyết định mở cơ sở sản xuất chổi đót tại nhà, rủ thêm một số người có cùng cảnh ngộ về làm chung.
Không chỉ tạo ra công việc cho người cùng cảnh ngộ, anh Cương còn truyền động lực để họ không mặc cảm, nỗ lực vượt lên nghịch cảnh.
Theo anh Cương, mỗi tháng, cơ sở của anh sản xuất 500-600 cây chổi, mang lại nguồn thu gần 20 triệu đồng. Cơ sở có 5 người, mỗi người thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng.
"Mình bị khuyết tật vận động, chỉ ở trong nhà và không dám ra ngoài vì sợ ảnh hưởng đến người khác. Từ ngày gặp anh Cương, tính cách rụt rè mất đi từ bao giờ không hay. Cứ nghĩ bản thân không thể đi làm, kiếm tiền, vậy mà từ ngày về làm ở đây, mỗi tháng mình kiếm được 4 triệu đồng", chị Phan Thị Cúc (50 tuổi), trú xã Triệu Long nói.
Cơ sở của anh Cương tạo việc làm cho 5 người khuyết tật khác tại địa phương (Ảnh: Nhật Anh).
Anh Cương cho hay, tới đây anh sẽ mở rộng cơ sở sản xuất, đồng thời làm thêm các loại chổi khác theo nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục "mở cửa" chào đón những người khuyết tật, người chưa có công việc đến làm, với mong muốn giúp đỡ họ có thêm chi phí cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế.
Chị Võ Thị Thúy, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ - Người khuyết tật và Bảo trợ xã hội xã Triệu Long cho biết, anh Cương đang là Phó Chủ tịch của hội. Mô hình sản xuất chổi đót của anh Cương không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm cho các lao động trên địa bàn xã.
Theo chị Thúy, thời gian tới, Hội sẽ đề xuất phía ngân hàng ưu đãi các chương trình vay vốn để hỗ trợ thêm cho anh Cương trong quá trình sản xuất, mở rộng quy mô.
" alt=""/>Nghịch cảnh của ông chủ khiếm thị từng đậu 2 trường đại họcThế nhưng, nhiều tháng nay, chặng đường 300 cây số trên đã trở nên nghìn trùng xa cách. Để phòng chống dịch Covid-19, các quy định của Chỉ thị 15, 16, 15+, 16+ đã được áp đặt ở khắp nơi và mỗi nơi một kiểu. Các địa phương đã bị biến thành những "tiểu vương quốc" với những "thủ tục xuất nhập cảnh" của riêng mình. Như mọi người dân, tôi chẳng có cách gì lo đủ thủ tục để về quê.
Tôi thật sự vui mừng khi Nghị quyết 128 quy định tạm thời về thích ứng an toàn với Covid-19 được ban hành. Với Nghị quyết này, điều kiện và thủ tục đi lại giữa các địa phương chắc chắn sẽ được cải thiện. Cuối cùng, tôi cũng sẽ được về thăm mẹ.
Nghị quyết 128 đã tạo dựng nền tảng pháp lý ban đầu giúp chúng ta vượt qua hệ chuẩn "zero Covid". Thực tế cho thấy, ở ba đợt dịch đầu, tư duy "zero Covid" đã giúp Việt Nam quản lý thành công dịch bệnh. Nhưng tới đợt dịch thứ tư, hướng tiếp cận này đã phát sinh những bất cập như gây ách tắc chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường, nhiều người bị mất việc, đứt bữa, phải tháo chạy về quê...
Rủi ro lớn nhất của hệ chuẩn "zero Covid" là nó khóa chặt tư duy. Ngoài Covid-19, chúng ta khó thấy hết những vấn đề quan trọng khác. Không chỉ nhiều mục tiêu kinh tế, xã hội và dân sinh ít được quan tâm đầy đủ mà chính mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe, sinh mạng của người dân cũng bị ảnh hưởng. Số người chết vì ung thư năm 2020 là gần 123.000. Ung thư không chỉ là bệnh nguy hiểm duy nhất, rất nhiều loại bệnh khác cũng cần được chữa trị kịp thời. Nếu nhiều người không được chăm sóc chu đáo, thậm chí không thể đến được bệnh viện vì Covid, người chết vì thiếu chăm sóc y tế năm nay sẽ cao hơn nhiều con số trên.
Vượt qua hệ chuẩn "zero Covid" là điều kiện tiên quyết giúp chúng ta khắc phục tình trạng nhiều địa phương vẫn viện "lý do to hơn mục đích", tình trạng "thấy cây mà chẳng thấy rừng" để triển khai hoạt động phòng chống dịch một cách cân bằng, tĩnh tâm và hợp lý. Mà như vậy thì kinh tế sẽ được bảo tồn, xã hội sẽ được gắn kết, sức chống chịu của đất nước được nhân lên gấp bội. Đây chính là nguồn sức mạnh giúp Việt Nam vượt qua thử thách.
Nghị quyết 128 còn giúp chúng ta khắc phục tình trạng đất nước bị chia cắt bởi sự phân mảng và cát cứ địa phương. Mỗi địa phương tự vận dụng các chỉ thị và tự đề ra các biện pháp phòng chống dịch theo cách của mình đã dẫn đến việc rào chắn, lô cốt khắp nơi. Như ta thấy, nhiều cán bộ địa phương đã hiểu sai thông điệp "mỗi xã phường là một pháo đài". Họ đã cụ thể hóa nó thành lô cốt, boong-ke, trong khi hàm ý ban đầu của Trung ương, "pháo đài" nghĩa là năng lực quản lý được dịch bệnh ngay từ cấp cơ sở, xã, phường.
Lần này, với các tiêu chí được quy định rõ từ Trung ương, các địa phương không còn có thể "ngăn sông, cấm chợ", muốn áp đặt các điều kiện lưu thông thế nào cũng được. Nghị quyết 128 đang tạo hành lang cho việc mở cửa thống nhất, hạn chế tình trạng mỗi địa phương là một "tiểu vương quốc" cát cứ bằng quy định riêng.
Cuối cùng, bốn cấp độ thích ứng an toàn cùng các biện pháp tương ứng đã đề ra được mô thức để sống chung an toàn với Covid-19. Trước mắt, đất nước được chia thành các vùng: xanh, vàng, da cam và đỏ theo thứ tự nguy cơ từ thấp đến cao. Mỗi vùng đều được phân loại theo tiêu chí khách quan là tỷ lệ người nhiễm trên mỗi 100 nghìn dân, tỷ lệ người được tiêm chủng, năng lực tiếp nhận của các cơ sở y tế. Tương ứng với "màu" vùng, độ đóng, mở của các hoạt động kinh tế, dân sinh sẽ thay đổi linh hoạt theo.
Niềm vui vì "mở cửa" của tôi có lẽ không thể so sánh được với niềm vui của mấy bác xe ôm sáng nay lại thấy đứng chờ đón khách ngoài ngõ phố. Chuyện về Nghệ An thăm mẹ của tôi chỉ là chuyện hiếu nghĩa, chuyện giao lưu tình cảm. Chuyện của họ mới là chuyện no đói, sinh tồn.
Tôi và mấy bác xe ôm cũng chỉ là một nhóm rất nhỏ những người được hưởng lợi vì tư duy mở cửa. Số người thật sự được hưởng lợi từ cách tiếp cận mới với virus đông đảo hơn rất nhiều, nếu không muốn nói là cả đất nước của chúng ta.
Cho dù mới chỉ là những quy định được đề ra để thử nghiệm, đây là mô thức hợp lý để sống chung an toàn với Covid. Vấn đề đặt ra là mọi lãnh đạo địa phương, bộ ngành có dũng cảm và quyết đáp dẹp bỏ hệ chuẩn "zero Covid", nhanh chóng đưa mô thức mới vào cuộc sống?
Nguyễn Sĩ Dũng
Liên khúc giấy đi đường
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Quyết đáp với boong