您的当前位置:首页 > Giải trí > Vụ 35000 thị thực du học bị thu hồi vì TOEIC: Sinh viên vẫn đấu tranh sau 10 năm 正文

Vụ 35000 thị thực du học bị thu hồi vì TOEIC: Sinh viên vẫn đấu tranh sau 10 năm

时间:2025-01-21 20:15:50 来源:网络整理 编辑:Giải trí

核心提示

Vụ việc trên kéo dài một thập kỷ và cho đến nay,ụthịthựcduhọcbịthuhồivìTOEICSinhviênvẫnđấutranhsaunănay bao nhiêu độnay bao nhiêu độ、、

Vụ việc trên kéo dài một thập kỷ và cho đến nay,ụthịthựcduhọcbịthuhồivìTOEICSinhviênvẫnđấutranhsaunănay bao nhiêu độ nhiều sinh viên bị ảnh hưởng vẫn đang tiếp tục đấu tranh để chứng minh rằng mình không liên quan đến hành vi sai trái này, theo The Guardian.

35.000 thị thực sinh viên bị thu hồi
Năm 2014, chương trình điều tra Panorama của đài BBC phát một phóng sự về gian lận tại các trung tâm kiểm tra tiếng Anh Educational Testing Service (ETS) - một tổ chức lớn của Mỹ chuyên tổ chức kỳ thi TOEIC (Bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) cho sinh viên quốc tế.

gian lan thi.jpg
Hàng nghìn sinh viên đã phản đối việc bị cáo buộc oan và dành nhiều năm để chứng minh rằng các bằng chứng chống lại họ là sai. Ảnh: Victoria Jones/PA. 

Báo cáo Panorama đã phát hiện các bằng chứng rõ ràng về gian lận tại một số trung tâm ETS: nhân viên giúp thí sinh thay thế bài thi của họ bằng bài của người thi hộ.

Tuy các vụ gian lận này không diễn ra ở tất cả 90 trung tâm ETS tại Anh nhưng Bộ Nội Vụ nước này quyết định hủy visa của khoảng 35.000 sinh viên quốc tế đã tham gia kỳ thi TOEIC của ETS từ 2011 đến 2014 với lý do nghi ngờ kết quả thi. 

Việc này khiến nhiều sinh viên phải đối mặt với việc bị trục xuất, một số bị bắt giữ. Nhiều nơi còn đột kích vào ký túc xá lúc sáng sớm, trục xuất 2.500 sinh viên, hàng nghìn người khác phải tự nguyện rời Anh.

Trong các cuộc phỏng vấn do The Guardian thực hiện suốt những năm qua, nhiều sinh viên cho biết họ bị tạm giam trước khi bị trục xuất về nước.

Những người ở lại trở thành vô gia cư và không có tiền, vật lộn để kiếm sống trong khi vẫn cố gắng đấu tranh chống các cáo buộc. Nhiều người rơi vào trầm cảm vì mất cả tiền và danh tiếng.

Trường hợp đặc biệt đau lòng là của một sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân văn học Anh. Nam sinh bị cáo buộc thuê người thi hộ dù anh khẳng định mình lớn lên trong môi trường song ngữ và có khả năng sử dụng tiếng Anh rất tốt. Anh đã bị mất việc.

Cuộc chiến 10 năm
Chỉ một số ít sinh viên tìm cách kháng cáo thông qua các thủ tục pháp lý bởi các khoản chi phí có thể lên tới hơn £20,000 (khoảng 654.6 triệu đồng).

 Tính đến nay, hơn 3.600 sinh viên đã kháng cáo thành công, nhưng đối với nhiều người, thiệt hại đã quá lớn: tương lai bị hủy hoại, danh tiếng bị hoen ố và sự nghiệp học tập bị đổ vỡ.

gian lan thi1.png
 Hơn 3.600 sinh viên quốc tế đã kháng cáo thành công nhưng tổn thất tinh thần và vật chất quá lớn. Ảnh: Appily

Người đàn ông 36 tuổi Sabtain Umer đến từ Pakistan đã dành 9 năm đấu tranh để được ở lại Anh, theo The Pie News. 

Năm 2013, Umer đã vượt qua kỳ thi TOEIC như một phần trong yêu cầu cấp thị thực để theo đuổi khóa học sau đại học. Tuy nhiên, vào năm 2014, Bộ Nội vụ cáo buộc Umer thuê người làm bài hộ. Anh bị thu hồi thị thực và được lệnh phải rời khỏi Anh ngay lập tức.

Umer khẳng định mình vô tội và quyết định ở lại theo đuổi pháp lý. Mặc dù Umer được xóa mọi cáo buộc hình sự vào năm 2017 nhưng anh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như bị chậm trễ cấp thị thực và rắc rối khi đăng ký học. Vụ bê bối đã khiến Umer rơi vào trầm cảm và không thể gặp gia đình trong suốt một thập kỷ.

Cách xử lý vụ việc này của Bộ Nội vụ Anh bị chỉ trích mạnh mẽ vì chỉ dựa vào các bằng chứng sai và không đầy đủ. Mặc dù báo cáo Panorama đã phát hiện các vụ gian lận rõ ràng tại một số trung tâm kiểm tra nhưng kết luận của Bộ Nội vụ rằng 97% các kết quả thi đều có nghi ngờ đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi.

Các nhà lập pháp Anh đã lên tiếng ủng hộ sinh viên bị ảnh hưởng từ quyết định của Bộ Nội vụ. Nghị sĩ Đảng Lao động Stephen Timms đã giúp đỡ nhiều sinh viên trong khu vực của mình kháng cáo. Ông mô tả hành động của Bộ Nội vụ Anh là "hoàn toàn không công bằng" và cho rằng nhiều sinh viên đã bị "hủy hoại cuộc đời" vì những cáo buộc sai trái.

Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Anh cho biết: “Chúng tôi không chấp nhận việc lạm dụng hệ thống nhập cư. Những ai vi phạm sẽ phải chịu hình phạt thích đáng, bao gồm cả hành vi gian lận trong các bài kiểm tra tiếng Anh. Các tòa án đã xác nhận có đủ bằng chứng để hành động và chúng tôi tin rằng các quy trình pháp lý cần được tiến hành đầy đủ và đúng đắn”.