Khu vực nền nhà Cục tác chiến thuộc Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long,ậtkhutrungtâmHoàngthànhThăltd tbn quận Ba Đình, Hà Nội sẽ tiếp tục được khai quật.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên vừa ký ban hành văn bản số 1445 về việc khai quật khảo cổ.
Cụ thể, cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại khu vực nền nhà Cục tác chiến thuộc Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội.
Thời gian khai quật từ ngày 15/4/2017 đến ngày 30/12/2017 trên diện tích 982m2. Chủ trì khai quật là PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học.
Một góc trưng bày các hiện vật được khai quật từ Hoàng thành Thăng Long dưới tầng hầm Nhà Quốc hội
Quyết định cũng nêu rõ, trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL.
"Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL phương án bảo vệ, phát huy giá trị những hiện vật đó"- Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên yêu cầu.
Đồng thời sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3 tháng, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long- Hà Nội và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và sau một năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt khai quật, các cơ quan được phép cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa.
Thứ trưởng cũng giao Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật nói trên đúng với nội dung Quyết định.
Để kịp bán lúc 6h sáng, chị Ngọc và chồng phải chuẩn bị lúc 2h sáng. Quán mở cửa đến 2h trưa, hôm nào bán chạy thì 12h trưa đã hết cháo.
Ở quán của chị, nước lèo được chế tạo từ công thức riêng. Đó là sự kết hợp giữa xương, nước luộc lòng, nước huyết lỏng. Gạo rang lên cho thơm và vàng đều mới đem nấu. Huyết là loại lỏng, chị mua về pha chứ không phải huyết đã đông đặc ngoài chợ.
Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là nồi nấu cháo độc nhất vô nhị làm được làm từ hai chiếc thau nhôm.
Theo chị Ngọc, vất vả nhất là công đoạn làm sạch lòng và chiên dồi. Lòng ở đây phải được rửa bằng phèn với muối, trụng nước sôi trước khi luộc chín.
Một phần cháo đầy đủ là 36 ngàn, ăn kèm 1 quẩy là thêm 6 ngàn. Ảnh: Quy Quy
Chị Ngọc không lúc nào ngơi tay vì nếu không bán cho khách, chị phải khuấy nồi cháo liên tục để cháo không bị đặc và cháy.
Để cháo không bị mặn, chị Ngọc cho hay phải châm nước từ từ. Quẩy muốn giữ độ ngon thì chỉ lấy vừa phải, hết mới lấy tiếp.
Chị tâm sự: “Tôi khuấy nồi cháo không chỉ mỏi tay mà chai luôn. Hồi đó, tôi hỏi bà Út sao bán cháo lòng lại chai tay? Giờ kế nghiệp bà đi bán, tôi mới hiểu.
Nếu có công chuyện mà nghỉ, chúng tôi sẽ bị mỏi lưng. Trước đây, bà tôi cũng nói vậy: "Bữa nào nghỉ bán là bệnh".
Quán cháo 3 thế hệ còn là ký ức về một miền đất Sài Gòn xưa của nhiều thực khách. Chị Ngọc kể có nhiều người ăn từ hồi ngày chưa lấy vợ, chồng mà nay còn dẫn cháu đến ăn.
Lòng ăn kèm với cháo gồm tim, lưỡi, dồi, bao tử, phèo, gan. Ảnh: Quy Quy
Bà Huỳnh Thị Sành (77 tuổi, ngụ Quận 1) kể: “Tôi ăn từ ngày mười mấy tuổi, đến giờ hương vị cháo vẫn vậy.
Sáng nay đã ăn lót dạ rồi mà thèm quá, tôi kêu con trai chở qua ăn. Huyết với dồi ở đây ngon mềm, dễ ăn”.
Chị Ngọc cũng tiết lộ có khách không đến được, nhờ người mua nhưng phải chụp hình, đúng ở quán thì mới ăn. Còn nhiều người sành ăn khi ngửi mùi là biết có phải cháo Bà Út hay không.
Quán cháo gắn với sự thăng trầm của gánh hát cải lương
Sự tồn tại của quán cháo ba thế hệ còn là những mảnh chuyện gắn với thời hoàng kim của một gánh hát cải lương.
Hồi đó, ngay đình Nhơn Hòa có gánh cải lương Hồ Quảng nổi tiếng của nghệ sĩ Thành Tôn (thân phụ của NSƯT Thành Lộc) nên nhiều nghệ sĩ hay đến quán cháo lòng Bà Út ăn vì tiện đường.
Bà Sành đã ăn cháo Bà Út gần 60 năm. Ảnh: Quy Quy
Nhưng cái thời hoàng kim của cải lương rồi cũng qua, nhà truyền thống Sân khấu (133 Cô Bắc, Quận 1) có tuổi đời 70 năm không còn nhộn nhịp như trước. Bởi vậy nghệ sĩ đến ăn cháo cũng không còn nhiều. Nhưng vẫn có những nghệ sĩ mỗi lần đến đây đều ghé quán cháo Bà Út.
Theo lời kể của chị Ngọc, nhiều nghệ sĩ đến ăn và tấm tắc khen ngon như nghệ sĩ Bạch Mai, Đức Lợi.
Gánh vác trách nhiệm trông coi quán cách đây 5 năm thay bà Út, chị Ngọc bồi hồi nhớ lại: “Lần giỗ Tổ mới nhất, cô Lệ Thủy đi lễ vẫn ghé quán ăn cháo của mình, tôi vui lắm".
Năm trước, vì tuổi già sức yếu, bà Út mất. Nhưng chị Ngọc thì vẫn không quên những giây phút cuối đời của bà: Bắc ghế ngồi trước quán để trông quán cho đỡ nhớ. Vì với bà Út, một ngày không ra quán là không chịu được.
Khóc cười ở chốn 'sung sướng' nhất Sài Gòn
Chị Đặng Thị Biết (43 tuổ) luống cuống, sợ sệt đi ra đi vào vì chưa biết cách sử dụng nhà vệ sinh hiện đại, có hệ thống cảm ứng tự động...
" alt="Cháo lòng nấu vào chậu thau: Bí mật bà Út 80 năm khách vẫn mê mẩn"/>
Cường Seven dự lễ vu quy của Hà Lê và Gia Linh. Ảnh: Cường Seven.
Bên cạnh đó, hai người đăng tải bộ hình cưới thực hiện tại Hà Giang với khung cảnh núi non hùng vĩ, trùng điệp. Hà Lê tâm sự anh và bạn đời đều có mong muốn đặt chân đến địa điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam, nên đã chọn nơi đây để ghi lại hành trình tình yêu.
"Chúng tôi đi qua nhiều điểm của Hà Giang như sông Nho Quế, Cao nguyên đá Đồng Văn, Nhà của Pao... Phong cảnh Hà Giang rất đẹp. Cô dâu cũng chưa được đi lần nào, nên tôi quyết định đưa bạn ấy đến đây", Hà Lê nói.
Hà Lê và Gia Linh bên nhau đã 6 năm. Ảnh: Gia Linh.
Hà Lê tên thật là Lê Vĩnh Hà, sinh năm 1984, được biết đến với vai trò ca sĩ, rapper, vũ công. Năm 2018, anh gây chú ý khi ra mắt dự án Trịnh Contemporary, làm mới loạt tình khúc kinh điển của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưBiển nhớ, Diễm xưa, Mưa hồng. Anh ngồi ghế giám khảo, huấn luyện viên nhiều chương trình, gồm So you think you can dance, The Heroes...
Gia Linh sinh năm 1997, làm biên đạo và có nhóm nhảy riêng. Hai người quen biết từ khoảng 10 năm trước khi Gia Linh tham gia chương trình Thử thách cùng bước nhảy, trong đó Hà Lê làm biên đạo và giám khảo.