
Các nội dung tuyên truyền về đề án số hóa truyền hình trong thời gian tới sẽ cố gắng ngắn gọn, đơn giản, tập trung vào những mối quan tâm "sát sườn" của người dân khi chuyển đổi đầu thu như họ có thể xem được "phim gì, chương trình gì".Rất nhiều vấn đề liên quan đến việc tuyên truyền cho đề án số hóa truyền hình mặt đất giai đoạn 2 (2016-2020) đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo về chủ đề này chiều nay, 1/6, tại Hà Nội. Trong đó, nổi lên nhất là câu chuyện xác định đối tượng trọng tâm tuyên truyền trong giai đoạn này là ai, nội dung tuyên truyền ra sao? Phương thức tuyên truyền là gì để đạt được hiệu quả cao nhất.
 |
Thứ trưởng Phan Tâm chủ trì Hội thảo. Ảnh: T.C |
"Dân cần gì thì ta tập trung vào đấy!"
Quan điểm này được ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số - đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo Đề án số hóa nhấn mạnh tại Hội thảo. Ông Tuấn cho rằng, đối tượng cần tập trung tuyên truyền đợt 2 chính là các hộ dân đang xem truyền hình analog các địa phương, và nội dung tuyên truyền cần đi vào hậu cần. "Dân cần gì thì ta tập trung đi vào nội dung đấy", chẳng hạn như khi nào tắt sóng, nếu tắt thì các phương thức thu xem là gì? Họ có xem được những chương trình mình thích như phim ảnh, Euro 2016 không?
"Ta phải nói rõ cho người dân là họ xem được gì thì người ta mới quan tâm", ông Tuấn nhắc lại. "Nếu nói nhiều quá đến những lợi ích như giải phóng băng tần cho 4G thì rất ít người nhớ hay để tâm đến".
Trước đó, vị đại diện Cục Tần số cũng đã cung cấp một loạt số liệu đáng chú ý từ một cuộc khảo sát mới đây với các hộ gia đình đang xem truyền hình tương tự ở nhiều địa phương. Theo đó, chỉ có hơn 53% số hộ dạng này tại Hà Nội biết về đề án số hóa; so với Hòa Bình 33,4%; Hải Phòng 46%, Bắc Giang 53%, TP.HCM 45,3%. Đồng Tháp là tỉnh có tỷ lệ hộ dân biết về Đề án số hóa nhiều nhất, lên tới 98%.
"Dường như những hộ đang xem analog ở miền Nam biết đến số hóa truyền hình nhiều hơn phía Bắc. Ta có thể tham khảo kết quả khảo sát này để xác định địa bàn cần làm mạnh công tác tuyên truyền giai đoạn 2", ông Tuấn đề xuất.
Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, người chủ trì cuộc Hội thảo nhấn mạnh rằng, việc giải thích đầy đủ, trọn vẹn cho các bên liên quan (từ địa phương, người dân cho đến doanh nghiệp truyền hình) hiểu, ủng hộ Đề án là rất quan trọng "để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội". Nếu người dân tự ý thức được về lợi ích của số hóa, từ đó tự nguyện chuyển đổi trước khi cần tới Nhà nước hỗ trợ thì sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình số hóa, Nhà nước cũng tiết kiệm được nguồn lực. Băng tần thu hồi được từ truyền hình tương tự sẽ sớm được tái phân bổ cho những dịch vụ khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhiều kết quả từ giai đoạn 1
Trước đó, ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT đã báo cáo sơ bộ những kết quả đạt được của "Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất của Bộ TT&TT giai đoạn 2013 – 2015".
 |
Thứ trưởng: Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, sát thực tế. Ảnh: T.C |
Trong giai đoạn này, Bộ đã tập huấn kiến thức về số hóa truyền hình cho 2200 lượt cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên, cán bộ thông tin cơ sở cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thị trấn của 5 thành phố trực thuộc Trung ương thuộc nhóm I và một số tỉnh lân cận thuộc nhóm II của lộ trình số hóa.
Cũng từ năm 2013, các cơ quan báo chí một mặt tạo điều kiện cho PV, BTV nâng cao kiến thức về số hóa truyền hình, mặt khác đã mở các chuyên trang, chuyên mục đăng phát thông tin về số hóa truyền hình, điển hình như Báo Nhân dân, VTV, VOV, Đài TH KTS VTC, Báo điện tử Chính phủ, Vietnamnet, Dân trí, VNexpress, báo Bưu điện VN, Báo Hà Nội mới, Sài gòn giải phóng…
Hoạt động tuyên truyền ngoài trời bắt đầu triển khai từ năm 2015, năm bản lề chuẩn bị kết thúc phát sóng truyền hình tương tự tại 5 TP trực thuộc TW. Tại Hà Nội và Đà Nẵng, từ tháng 4/2015 đến hết tháng 10/2015 đã triển khai quảng cáo tấm lớn ngoài trời và trên các tuyến xe bus nội đô.
Một điểm nhấn quan trọng của giai đoạn này là Bộ đã chọn được mẫu biểu trưng số hóa truyền hình và hiện mẫu biểu trưng này đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường, trên các nội dung tuyên truyền. Các nhà mạng cũng hỗ trợ tích cực cho công tác tuyên truyền khi tại mỗi thời điểm quyết định ngừng sóng analog tại địa phương như Đà Nẵng, Bắc Quảng Nam, nhà mạng lại nhắn tin tuyên truyền đến các thuê bao tại địa bàn có ảnh hưởng. Tổng đài hỗ trợ của địa phương như 0511 1022 của Đà Nẵng cũng phát huy hiệu quả đáng ghi nhận.
Tuyên truyền có trọng điểm
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, việc tổng kết, đánh giá kết quả của giai đoạn 1, bao gồm cả những ưu điểm và hạn chế, những gì đã làm được và chưa làm được là hết sức cần thiết để rút kinh nghiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền giai đoạn 2 đạt hiệu quả cao nhất. "Nguyên tắc chung của giai đoạn hai là kế thừa những gì đã làm tốt của giai đoạn 1, đồng thời tiết kiệm và hiệu quả".
Chính vì thế, định hướng cho giai đoạn 2, ông yêu cầu Viện Chiến lược (đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch tuyên truyền) bổ sung thêm các số liệu khảo sát hộ gia đình về mức độ nhận biết đến đề án, cũng như ước tính kinh phí hỗ trợ của các địa phương... Những thông tin này sẽ giúp Ban chỉ đạo có được cái nhìn sát với thực tế, nhất là trong vấn đề nguồn lực, thực trạng, từ đó đánh giá đâu là phương thức hiệu quả nhất, tránh đầu tư dàn trải.
"Tinh thần cần tuân thủ là làm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, cụ thể, hiệu quả hơn, đẩy mạnh phối kết hợp, lồng ghép giữa trung ương và địa phương, giữa đơn vị sản xuất nội dung với đơn vị phân phối thông tin", Thứ trưởng yêu cầu.
Ông cũng khẳng định, trọng tâm đó chính là tuyên truyền tới người dân đang xem truyền hình tương tự những thông điệp "thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu, đánh trúng những gì họ cần và để lại được ấn tượng tích cực trong lòng người dân". Các phương thức cần chú trọng là thông tin cơ sở, có sự điều chỉnh, tùy biến theo từng vùng miền, ngoài ra cũng cần chú ý đến các kênh Internet, viễn thông, hoặc thông tin truyền tải đến người dân khi Nhà nước hỗ trợ lắp đặt đầu thu. Đây sẽ là 3 phương thức tuyên truyền chính trong giai đoạn 2.
Theo mục tiêu của kế hoạch tuyên truyền giai đoạn 2, tại thời điểm 1 năm trước khi tắt hoàn toàn sóng analog trên địa bàn, hầu hết các cán bộ thông tin cơ sở, nhân viên kinh doanh thiết bị truyền hình tại các cửa hàng điện máy địa phương cần được tập huấn về lợi ích, thời điểm tắt sóng, các nội dung và kiến thức cơ bản của việc chuyển đổi từ analog sang truyền hình số mặt đất.
Còn tại thời điểm 6 tháng trước khi tắt sóng, hầu hết số dân có máy thu hình tại địa phương cần được phổ biến và nắm được thông tin cần thiết về việc chuyển đổi. Đến năm 2020, hầu hết người dân trên cả nước phải nắm được nội dung này qua các hình thức tuyên truyền khác nhau.
Dự kiến tới đây, kể từ ngày 15/6, 3 TP lớn là Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ sẽ tiến hành tắt sóng mềm 7 kênh truyền hình không thiết yếu và tiến tới 4 Thành phố lớn (có thêm Hải Phòng) tắt sóng hoàn toàn các kênh analog còn lại từ ngày 15/8.
Trọng Cầm
" alt="Tập trung tuyên truyền 'dân xem được gì?' khi số hóa truyền hình"/>
Tập trung tuyên truyền 'dân xem được gì?' khi số hóa truyền hình

"Dẫn lại lời của Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã gọi những người quản lý tần số là "những người anh hùng thầm lặng". Lễ kỷ niệm 23 năm ngày thành lập Cục Tần số vô tuyến điện và khai trương trụ sở mở rộng của Cục đã diễn ra trọng thể chiều nay, 8/6, tại Hà Nội.

|
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu tại Lễ kỷ niệm. |
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã dành nhiều sự đánh giá trân trọng dành cho Cục Tần số VTĐ. "Quản lý tần số là lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn sâu, xã hội chưa biết đến nhiều, nhưng đây lại là lĩnh vực nắm giữ nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, giá trị cao, tác động tới sự phát triển của các ngành sử dụng thông tin vô tuyến cũng như thông tin di động, PTTH, hàng không, hàng hải". Ông cũng ghi nhận sự phát triển bùng nổ của thông tin di động, PTTH trong hơn hai thập kỷ qua có sự đóng góp quan trọng của Cục Tần số.
Nhưng bên cạnh việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng nhấn mạnh Bộ cũng đánh giá cao vai trò của Cục Tần số VTĐ trong công tác quản lý tần số phục vụ quốc phòng, an ninh, chủ quyền và quyền lợi quốc gia về tần số VTĐ. Trong đó, việc đàm phán giành được quyền sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh để phóng Vinasat-1, Vinasat-2 và VNRedsat-1 là một bước tiến lớn, khẳng định quyền lợi và chủ quyền về tần số của VN trong không gian vũ trụ.
Đến dự sự kiện 23 năm thành lập Cục Tần số có Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Quốc Hội; Ủy viên TƯ Đảng, Tổng kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc; Ủy viên TƯ Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn; Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà, Trưởng ban Thi đua Khen thưởng Trung ương cùng các Thứ trưởng Bộ TT&TT, các nguyên lãnh đạo Bộ qua nhiều thời kỳ.... |
Tuy nhiên, với sự phát triển, thay đổi vũ bão của CNTT&TT, sự hội tụ giữa viễn thông và PTTH ngày càng mạnh, nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng rộng trong những lĩnh vực khác nhau ngày càng gia tăng; kết nối vô tuyến giữa máy với máy trong Internet của Vạn vật (IoT)... tất cả đang đặt ra nhiều thách thức mới, khó khăn mới cho công tác quản lý tần số, Bộ trưởng lưu ý. Bộ trưởng đề nghị tập thể cán bộ Cục Tần số tiếp tục đoàn kết vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện xúc động nhớ lại, ngày 8/6/1993, cách đây đúng 23 năm, Cục được chính thức thành lập, thực hiện chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh trên phạm vi cả nước.
"Thực tiễn phát triển rất đáng tự hào của lĩnh vực thông tin vô tuyến Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua đã khẳng định việc thành lập Cục Tần số VTĐ là một quyết định đúng đắn của Chính phủ, là sự thay đổi tư duy mạnh mẽ của Tổng cục Bưu điện lúc bấy giờ; là một trong những điều kiện tiền đề, mở đường cho sự phát triển bùng nổ của thị trường thông tin vô tuyến, đặc biệt là thông tin di động và phát thanh truyền hình", ông Hoan nhấn mạnh.
Trong 23 năm đó, việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và sớm được chú trọng thực hiện, vị đại diện Cục Tần số VTĐ cho biết. Quản lý tần số vô tuyến điện là một trong ba nội dung chính của Pháp lệnh Bưu chính viễn thông ban hành năm 2002. Năm 2009, Luật Tần số vô tuyến điện được Quốc hội thông qua và sau đó nhanh chóng đi vào cuộc sống với 2 Nghị định, 5 Quyết định của Thủ tướng, 46 Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng...tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho sự phát triển thông tin vô tuyến của VN, hiện thực hóa mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong quản lý tần số.
 |
Cục trưởng Cục Tần số VTĐ Đoàn Quang Hoan phát biểu tại lễ kỷ niệm. |
Cũng không thể không nhắc đến Quy hoạch tần số, một công cụ quản lý quan trọng, có tính chất mở đường cho sự phát triển vô tuyến điện và đảm bảo việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số. Quy hoạch này đã được Cục đầu tư nghiên cứu ngay từ những năm đầu hoạt động. Năm 1998, lần đầu tiên Việt Nam có Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia và được tiếp tục cập nhập, bổ sung vào các năm 2005, 2009 và 2013 cho phù hợp tình hình phát triển thực tế cùng các quy định của quốc tế.
"Các quy hoạch băng tần cho di động thường được Cục bắt tay vào xây dựng trước thời điểm đưa vào sử dụng 10 năm, tạo ra định hướng rõ ràng trong việc sử dụng cũng như hạn chế tối đa thiệt hại do giải phóng băng tần, nhưng không tạo thành các quy hoạch treo. Công tác quy hoạch tần số được các doanh nghiệp viễn thông trong nước và các tổ chức quốc tế đánh giá cao", ông Hoan cho hay.
Tại buổi lễ, Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho ông Đoàn Quang Hoan; Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Văn phòng Cục Tần số VTĐ; Tặng cờ thi đua của Chính phủ cho Trung tâm Tần số VTĐ khu vực 2.
Cùng ngày, Cục Tần số cũng đã khánh thành Tòa nhà trụ sở mở rộng tại 115 Trần Duy Hưng. Tòa nhà có 27 tầng nổi, 3 tầng hầm, cao 125m và có diện tích sàn khoảng 42.000m2, được thiết kế hiện đại, thân thiện với môi trường.
Một số cột mốc đáng nhớ trong lịch sử 23 năm của Cục Tần số VTĐ: Năm 1994, Cục chính thức cấp phép băng tần đầu tiên cho MobiFone, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của thông tin vô tuyến tại Việt Nam. Các giấy phép băng tần 2G và 3G được cấp tiếp theo cho Vinaphone, Viettel và các doanh nghiệp thông tin di động khác đã tạo nên sự phát triển bùng nổ của thông tin di động của Việt Nam. Năm 2008, vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam (Vinasat-1) được phóng vào quỹ đạo. Tiếp theo thành công của Vinasat-1, Việt Nam đã phóng vệ tinh Vinasat-2 vào năm 2012 và vệ tinh viễn thám VNRedsat-1 vào năm 2013. Thành công của các dự án phóng vệ tinh có sự đóng góp đặc biệt quan trọng của Cục trong công tác đàm phán phối hợp tần số và vị trí quỹ đạo, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên vũ trụ. Tháng 11/2015, tại Đà Nẵng, truyền hình tương tự mặt đất sau nhiều thập kỷ tồn tại đã ngừng phát sóng hoàn toàn, chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất. Đà Nẵng trở thành thành phố đầu tiên của ASEAN hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất. Ngày 15/6 tới đây, một số kênh truyền hình tương tự sẽ được tiếp tục ngừng phát tại 23 tỉnh thành khu vực Bắc bộ và Nam bộ, tiến tới ngừng hoàn toàn kênh tương tự tại các các địa phương này vào cuối năm nay. Năm 2007, Cục Tần số VTĐ đã được nâng cấp lên Cục hạng I và năm 2008 được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Điều này thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá của Chính phủ và Bộ TTTT về tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện ở Việt Nam trong giai đoạn mới. |
T.C
" alt="Quản lý tần số là 'những người anh hùng thầm lặng'"/>
Quản lý tần số là 'những người anh hùng thầm lặng'