Ngày 19/4 là hạn chót để các doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia đấu giá băng tần 4G và 5G lên Cục Viễn thông (BộTT&TT). Đây được cho là vòng sơ tuyển để chọn ra các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để tiếp tục tham gia đấu giá tần số này. Sau 20 ngày, những doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ đóng tiền để tham gia đấu giá tần số 4G và 5G. Một lãnh đạo Cục Viễn thông cho hay, danh sách doanh nghiệp tham gia đấu giá tần số sẽ được giữ kín ở thời điểm này.
Theo đại diện Cục Tần số, đối với các khối băng tần A1 (2300 – 2330 Mhz), A2 (2330 – 2360 Mhz), A3 (2360 – 2390 Mhz) có giá khởi điểm là 5.798 tỷ đồng và có thời hạn sử dụng là 15 năm.
Lần tham gia đấu giá tần số này không chỉ có các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ di động, mà có thể có thêm nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nếu có đủ điều kiện. Như vậy, rất có thể thị trường di động sẽ xuất hiện thêm người chơi mới tham gia thị trường, sử dụng công nghệ 4G và 5G.
Doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz có thể triển khai mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ IMT-Advanced (4G) hoặc IMT-2020 (5G). Doanh nghiệp tham gia đấu giá theo nguyên tắc triển khai công nghệ nào (căn cứ hồ sơ đề nghị xét duyệt đủ điều kiện tham gia đấu giá), sẽ áp dụng yêu cầu triển khai mạng viễn thông với công nghệ tương ứng (IMT-Advanced/ IMT-2020).
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được biên bản đấu giá, Bộ trưởng Bộ TT&TT ra quyết định phê duyệt kết quả đấu giá và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT.
Một doanh nghiệp viễn thông chia sẻ với VietNamNetrằng, họ đã hoàn tất các thủ tục để tham gia đấu giá tần số. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp này cho hay, với băng tần đưa ra đấu giá lần này có ý nghĩa triển khai 4G hơn là 5G, mặc dù trên lý thuyết các băng tần này đều có thể sử dụng cho cả 4G và 5G.
Năm ngoái, một số nhà mạng đã thực hiện tắt mạng 3G và 2G diện rộng để dành tần số cho 4G. Ông Đào Xuân Vũ, Phó tổng giám đốc Viettel thông tin, sau khi tắt sóng 35.000 trạm 3G, Viettel dành tần số này để phát triển 4G do nhu cầu sử dụng dữ liệu tốc độ cao của khách hàng tăng nhanh.
Trước đó, Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong năm 2022, Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục thử nghiệm những ứng dụng của 5G, đánh giá nhu cầu của thị trường, phương án kỹ thuật để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả nhất khi được cấp phép chính thức.
Theo các nhà cung cấp thiết bị viễn thông quốc tế, 5G sẽ là hạ tầng số gần như thay thế cơ sở hạ tầng vật lý trong việc xây dựng nền tảng cũng như kết nối xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng số này tạo ra kết nối không chỉ giữa con người với con người mà còn giữa con người với máy móc, giữa máy móc với máy móc. Đó là những cơ sở tạo ra tự động hóa cũng như việc chuyển đổi giữa các ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, giới chuyên gia viễn thông quốc tế cho rằng, đối với Việt Nam, 4G vẫn còn quan trọng và tồn tại trong khoảng thời gian nữa. Việc tiếp tục đầu tư vào 4G cũng rất quan trọng, bởi trong vài năm tới 4G vẫn là mạng phổ biến. Nhưng 5G sẽ được triển khai ở các điểm nóng, khu công nghiệp, thành phố lớn và sau đó có thể phát triển nhanh từ năm 2025. Đến năm 2030, 5G dự kiến đem lại cho các nhà khai thác Việt Nam doanh thu 1,5 tỷ USD.
Đến năm 2025, 5G có khả năng đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 7,3% đến 7,4%, bởi công nghệ này có thể nâng cao năng suất lao động, hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Ngoài ra, 5G còn góp phần phát triển về mặt xã hội và kỹ năng số của người dân Việt Nam, từ đó tạo ra những công việc liên quan tới khoa học, công nghệ, môi trường, sản xuất.
- Theo GS Trần Đông A, chúng ta không thiếu y bác sĩ ở các thành phố lớn.Thực tế, cách đây 2 năm Bộ Y tế đã cảnh báo về việc dư thừa nhân lựcngành y tế.
Ông cùng Robert Noyce sáng lập Intel với tên ban đầu Intergrated Electronics vào năm 1968. Sau đó, ông trở thành Chủ tịch kiêm CEO năm 1979 và phục vụ ở vị trí CEO trong 8 năm.
Với vi xử lý – bộ não của máy tính, Intel đã giúp các doanh nghiệp Mỹ giữa thập niên 80 lấy lại vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực xử lý dữ liệu máy tính từ tay các đối thủ Nhật Bản. Đến những năm 1990, vi xử lý Intel xuất hiện trong 80% máy tính sản xuất trên toàn thế giới và là công ty bán dẫn thành công nhất lịch sử.
Phần lớn điều này diễn ra khi ông Moore dẫn dắt công ty. Năm 1987, ông từ chức và Andrew Grove kế nhiệm. Ông vẫn làm Chủ tịch Intel đến năm 1997.
Dù đóng vai trò lớn trong phát triển công nghệ đứng sau các thiết bị điện toán máy tính hiện đại, nhiều người lại biết đến ông nhờ “định luật Moore” năm 1965. Theo định luật này, lượng bóng bán dẫn trên một con chip sẽ tăng gấp đôi mỗi vài năm. Một thập kỷ sau, ông thay đổi ước tính của mình thành gấp đôi mỗi hai năm. Dù không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại, ý tưởng này vẫn gây bất ngờ vì sự chính xác của mình trong thời gian dài.
Năm 2015, khi được hỏi về định luật Moore, ông trả lời:“Một khi tôi đưa ra dự đoán thành công, tôi sẽ tránh đưa ra dự đoán khác”.
Theo Intel, gần đây ông Moore theo đuổi nhiều dự án thiện nguyện. Năm 2001, ông cùng vợ thành lập quỹ Gordon & Betty Moore, quyên góp 178 triệu cổ phiếu Intel. Cũng trong năm này, họ quyên góp 600 triệu USD cho Viện công nghệ California. Tài sản của quỹ đã vượt 8 tỷ USD và cho đi hơn 5 tỷ USD từ khi ra đời. Năm ngoái, Intel đặt tên nhà máy tại Oregon theo tên ông, “Gordon Moore Park”.
Là một nhân vật kiệt xuất, ông Moore luôn tỏ ra khiêm tốn về các thành tựu của mình, đặc biệt là định luật Moore. “Điều tôi có thể nhìn thấy là các thiết bị bán dẫn giúp đồ điện tử rẻ hơn theo thời gian. Đó là thông điệp tôi muốn gửi gắm. Hóa ra nó lại là một dự đoán chính xác bất ngờ, chính xác hơn nhiều tôi từng tưởng tượng”, trích một bài phỏng vấn ông năm 2000.
(Theo The Verge, New York Times)
" alt=""/>Đồng sáng lập Intel, tác giả định luật Moore qua đời