Vẻ đẹp kỳ thú của những địa danh có thật trong tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung
Ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu
![]() |
Món mì cổ truyền độc lạ của Trung Quốc được làm bằng…ống tre dài 2 mét! |
Cũng như những loại mì sợi phổ biến khác, mì Jook-sing sử dụng bột mì, trứng và nước để làm nguyên liệu nhào bột. Điểm độc đáo sẽ chỉ xuất hiện ở công đoạn người ta cán mỏng khối bột nhào này!
H![]() |
Cây sào tre để làm mì |
Theo đó, ở bước này, người thợ sẽ phải chuẩn bị một cây sào tre lớn dài khoảng 2 mét. Một đầu của cây sào được cố định vào tường và đặt bên dưới đó chính là khối bột nhào. Trong khi đó, người thợ sẽ ngồi lên đầu còn lại của cây sào và dùng sức nặng của cơ thể để nhún. Chuyển động của người thợ làm mì lúc này y hệt như đang chơi trò bập bênh. Cùng với nhịp nhún của người thợ, khối bột sẽ được làm phẳng và dẹt dần cho đến khi đạt yêu cầu.
![]() |
Trông có vẻ đơn giản nhưng phương pháp “bập bênh” làm mì này lại đòi hỏi rất nhiều công sức cũng như sự khéo léo và nhịp nhàng của người làm. Được biết, công đoạn này sẽ thường mất khoảng 30 đến 40 phút. Thậm chí, nếu muốn cán khối bột thành 100 phần ăn, người ta cần phải nhún nhảy đến gần 2 giờ đồng hồ.
Đổi lại công sức bỏ ra, từng sợi mì Jook-sing sẽ mềm hơn và ẩm hơn so với mì sản xuất bằng máy đại trà ngày nay. Dẫu vậy, món ăn cổ truyền này của của người Trung Quốc, mà cụ thể hơn là vùng Quảng Đông đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân đến từ thực trạng giới trẻ không còn hứng thú duy trì truyền thống này. Ngoài ra, cũng phải kể tới việc nhiều nơi đã chuyển sang làm mì bằng máy vì năng suất cao vượt trội.
Hiện nay, chỉ còn một vài cửa tiệm ít ỏi chuyên về mì Jook-sing ở Hồng Kông, Ma Cao hay Quảng Đông, để thực khách yêu ẩm thực truyền thống có thể thưởng thức. Đây cũng chính là lý do mà mì Jook-sing được gọi là “Món mì hiếm gặp nhất ở Trung Quốc”.
Những bữa tối sang trọng với hóa đơn khiến bạn không bao giờ có thể quên được, đây là những nhà hàng đắt đỏ nhất thế giới.
" alt=""/>Trung Quốc: Dùng sào tre làm mì
Trước đó, nhằm giải quyết các vụ tai nạn do xe điện Tesla gây ra ở các nước, vào tháng 6.2022, Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã ban hành lệnh yêu cầu các nhà sản xuất ôtô, công ty công nghệ phải báo cáo hết tất cả vụ va chạm liên quan đến hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS) và các phương tiện được trang bị hệ thống lái tự động đã được thử nghiệm trên đường công cộng.
Trong các vụ tại nạn xe điện kể từ tháng 7.2021 trên thế giới, xe điện Tesla liên quan đến 18 vụ tai nạn chết người do gặp vấn đề trong hệ thống hỗ trợ người lái, Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ tiết lộ.
Tuy nhiên, Tesla được cho là đã phủ nhận báo cáo của Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ.
Tesla cho hay, Autopilot chỉ là một trong các tính năng của hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS), nó không khiến xe điện có khả năng tự lái, thay vào đó chỉ cho phép các phương tiện phanh và lái tự động trong làn đường riêng của xe điện.
Theo Lao Động
Trong khi đó, ông Hưng cũng nhận thấy tâm hồn mình đồng điệu và thương nhớ người con gái có cùng sở thích. Thế nên chỉ sau một tháng gặp mặt, ông Hưng mạnh dạn tỏ tình và được bà Hường đồng ý.
Tuy vậy, chuyện tình của ông bà không được gia đình ủng hộ. Tại tập 161 chương trình Tình trăm năm, ông Hưng kể: “Khi tôi đặt vấn đề cưới bà Hường, cha mẹ 2 bên đều không đồng ý và kịch liệt ngăn cản.
Mẹ của bà ấy nói tôi mặt xương sẽ rất khó tính. Còn mẹ tôi lại nói bà Hường nóng tính, nếu hai người lấy nhau sẽ không ăn đời ở kiếp được. Vậy nên, mẹ kiên quyết không cho cưới”.
Dẫu vậy, ông bà vẫn cố gắng thuyết phục bố mẹ và vun đắp tình yêu của mình. Hơn 2 năm sau, thấy không thể ngăn cản, xoay chuyển được tình yêu của đôi trẻ, bố mẹ bà Hường, ông Hưng chấp nhận cho các con làm đám cưới.
Chỉ 1 năm sau đám cưới hạnh phúc, ấm áp tình thân, ông bà sinh đứa con đầu lòng. Thế nhưng lúc này, tiền lương từ nghề dạy học, chở thuê của ông bà không đủ để trang trải cuộc sống.
Nhận thấy thu nhập hiện tại không thể lo cho con ăn học, ông bà quyết định ly hương vào TP.HCM lập nghiệp. Nơi đất khách, bà Hường lên tỉnh Tây Ninh mua vải về bán ở chợ Tân Bình (quận Tân Bình, TP.HCM).
Tuy nhiên kinh doanh được ít tháng, bà gặp sự cố dẫn đến cụt vốn. Không còn tiền trang trải, ông bà đành rời TP.HCM đến TP.Long Xuyên (tỉnh An Giang) ở nhờ nhà dì của ông Hưng. Tại đây, ông bà tiếp tục kinh doanh quần áo.
Viên mãn
Thời gian đầu, vì ít vốn, ông bà phải lấy những bộ quần áo mà trước đó mình sắm được đem ra bán kèm. Sau này, bà Hường may mắn trúng số liên tục nên có tiền mua đất, kinh doanh thêm.
Bà Hường nói: “Bây giờ tôi ít trúng lắm chứ hồi còn ở TP.Long Xuyên tôi trúng số hoài. Tôi trúng rất nhiều lần và cũng trúng nhiều giải khác nhau trong đó có cả giải độc đắc. Nhờ vậy, tôi mua được đất”.
Nhưng lúc 53 tuổi, tôi lại bị người ta giật nợ, gần hết vốn. Lúc ấy, cả một sạp bán quần áo lớn mà tôi chỉ còn một bao đồ nhỏ với mấy trăm nghìn đồng trong túi”.
Không có tiền, bà Hường không dám bước ra khỏi cửa mà chỉ ở trong nhà. Trong nỗi tuyệt vọng, bà cầu xin được tai qua nạn khỏi, buôn may bán đắt.
Trong những năm tháng khó khăn ấy, ông bà cố gắng động viên, cùng nhau cố gắng vượt khó. Cả hai cũng không để khó khăn ảnh hưởng xấu đến tình cảm vợ chồng.
“Lúc đó, chúng tôi nghèo thì có nghèo nhưng vẫn hạnh phúc. Vợ chồng không bao giờ to tiếng với nhau. Nếu có cũng chỉ giận hờn chút đỉnh rồi thôi. Mỗi khi giận dỗi, ông ấy sẽ là người nhẫn nhịn nên vợ chồng luôn ấm êm”, bà Hường tâm sự.
Cuối cùng, với nghị lực vượt khó và khéo léo trong việc kinh doanh, ông bà dần dần bước qua khó khăn, chăm lo cho 4 người con ăn học đầy đủ.
Hiện tại, cả 4 người con của ông bà đều thành đạt, trở thành giám đốc của các công ty nổi tiếng. Để báo hiếu cha mẹ đã dùng những đồng tiền cuối cùng nuôi mình ăn học, khi đã thành đạt, các con của ông bà đều hiếu thuận, chăm lo cho cha mẹ.
Cuối chương trình, ông Hưng chia sẻ hiện nay, ông bà có cuộc sống gia đình hạnh phúc, viên mãn bên con cháu. Đặc biệt, ông gửi lời cám ơn người vợ tào khang của mình.
Ông nói: “Tôi phải cám ơn bà ấy vì tính tôi thường khó khăn trong mọi việc. Vậy mà suốt 52 năm qua, bà ấy vẫn bên cạnh, chăm sóc, yêu thương tôi như ngày đầu”.