Với chiếc xe tải hạng nặng Howo 6 chân có trọng tải lên tới 30 tấn, rõ ràng nếu tình huống bất ngờ xảy ra sẽ khó tránh khỏi những hậu quả khôn lường. Clip do bạn Nguyễn Phi Hùng (Ninh Bình) chia sẻ.
Theo Dân trí/ Nguồn video: UB ATGT QG
Gặp ôtô đi ẩu, tài xế xe máy nhanh trí trượt dài, thoát nạn
Khi gặp một chiếc ô tô bất thình lình từ đoạn đường nhánh lao ra, tài xế xe máy đã nhanh trí buông tay lái cho xe trượt dài và ngã nhoài xuống đường để tránh bị đâm trực diện. Nhờ đó, 2 người trên xe máy đều thoát chết.
Nhà văn Han Kang tạo ra cơn sốt tại các cửa hàng sách tại Hàn Quốc. Ảnh: AFP, Newsis.
Các tác phẩm của Han Kang đã càn quét 11 vị trí đầu bảng trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất tại hệ thống Kyobo và Yes24. Một vị đại diện hiệu sách xác nhận đã xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung.
Cổ phiếu của một số nhà bán lẻ sách trực tuyến tăng nhanh trong ngày 11/10. Chưa đầy một ngày sau khi kết quả giải Nobel Văn học 2024 được công bố, người dân Hàn Quốc đã xếp hàng dài bên ngoài Trung tâm sách Kyobo ở Seoul để mua sách của Han Kang.
Cuốn tiểu thuyết Human acts (Bản chất của người)được độc giả săn lùng nhiều nhất, tiếp theo là The Vegetarian (Người ăn chay). Hai tác phẩm này đều được xuất bản tại Việt Nam.
Hôm 11/10, đại diện NXB Trẻ cũng cho biết cuốn Người ăn chay đang được tái bản và sẽ lên kệ trong thời gian sắp tới.
Cổ phiếu của một số nhà bán lẻ sách trực tuyến tại Hàn Quốc tăng nhanh trong ngày 11/10.
Nhà văn Han Kang sinh năm 1970, là con gái của tiểu thuyết gia Han Seung Won. Bà bắt đầu sự nghiệp văn chương vào năm 23 tuổi. Tên tuổi của Han Kang được độc giả quốc tế biết đến nhiều hơn vào năm 2016, khi cuốn Người ăn chayđoạt giải Booker quốc tế.
Dù được coi là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn nhất ở Hàn Quốc nhưng Han Kang lại chọn cuộc sống kín tiếng.
(Theo Tiền Phong)
Nữ văn sĩ Hàn Quốc đoạt giải Nobel 2024: Đa tài, đa sắc tháiNgày 10/10, Han Kang trở thành người phụ nữ châu Á đầu tiên giành giải Nobel Văn học; bà không chỉ giỏi thơ văn mà còn trực tiếp tham gia nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, thị giác… Ba tiểu thuyết của bà đã được dịch sang tiếng Việt." alt="Đổ xô đi mua sách của nhà văn Han Kang vừa đoạt giải Nobel"/>
Unilever thay đổi khái niệm ‘bình thường’, ủng hộ vẻ đẹp tích cực
Quyết định loại bỏ từ "bình thường" khỏi các bao bì và chiến dịch quảng cáo là một trong nhiều động thái mà Unilever đang thực hiện để chấm dứt những quan điểm về sự "bình thường" mang tính lỗi thời và mở ra một quan điểm mới về vẻ đẹp tích cực và hài hòa hơn.
Tạo nên sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của mọi người
Một nghiên cứu toàn cầu được thực hiện bởi Unilever với 10.000 người tham gia ở 9 quốc gia đã cho thấy, hơn một nửa số người tham gia nghiên cứu (56%) nghĩ rằng ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân có thể khiến mọi người cảm thấy bị kỳ thị.
Cứ 10 người thì có 7 người đồng ý rằng việc sử dụng từ “bình thường” trên bao bì sản phẩm hoặc trên quảng cáo có tác động tiêu cực. Đối với những người trẻ - những người trong độ tuổi 18 - 35 (tỷ lệ này là 8/10 người), họ mong muốn ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân tập trung nhiều hơn vào việc làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn thay vì chỉ trông đẹp hơn (74%).
Đồng thời, hơn một nửa số người tham gia nghiên cứu (52%) cho biết hiện tại, họ chú ý nhiều hơn đến quan điểm của công ty về các vấn đề xã hội trước khi quyết định mua sản phẩm.
Ông Sunny Jain, Chủ tịch Ngành hàng Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân từ Unilever cho biết: “Với một tỷ người sử dụng các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân của chúng tôi mỗi ngày, lớn hơn thế nữa là số người nhìn thấy các quảng cáo của chúng tôi, các nhãn hàng có thể tạo nên sự thay đổi cho cuộc sống của mọi người. Vì vậy, chúng tôi cam kết đấu tranh chống lại những định kiến, quan niệm sai lầm và định hình một khái niệm về vẻ đẹp hài hòa và rộng lớn hơn”.
Ngoài việc loại bỏ từ "bình thường" khỏi các bao bì và quảng cáo, Unilever sẽ không chỉnh sửa hình dáng cơ thể, kích thước, tỷ lệ hoặc màu da của người mẫu trong các quảng cáo thương hiệu của mình, đồng thời tăng số lượng các tư liệu quảng cáo miêu tả những nhóm người đa dạng hơn.
Trọng tâm của chiến dịch "Vẻ đẹp tích cực" là tham vọng giảm thiểu những tác hại tiêu cực và tạo ra nhiều giá trị tốt hơn cho con người và hành tinh. Quyết định loại bỏ từ "bình thường" khỏi bao bì và quảng cáo của Unilever là 1 hành động trong bộ 3 cam kết mà công ty đang thực hiện để tạo ra tác động có thể đo lường được là:
Tiếp cận đến 1 tỷ người mỗi năm tính đến năm 2030, cải thiện sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người, đồng thời thực đẩy sự bình đẳng và hòa nhập; Giúp bảo vệ và tái tạo 1,5 triệu hecta đất, rừng và đại dương vào năm 2030; Hưởng ứng việc cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật trên toàn cầu vào năm 2023.
Doãn Phong
" alt="Unilever thay đổi khái niệm ‘bình thường’, ủng hộ vẻ đẹp tích cực"/>
Đoàn Hiệp hội NMVN thăm 2 nhà thùng làm nước mắm Mười Quý và Lý Sơn Sa Kỳ (Quảng Ngãi)
Chiều cùng ngày, cùng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi, đoàn đến thăm và trao quà Tết cho 40 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và bị ảnh hưởng bởi bão lũ tại 2 huyện Mộ Đức và Bình Sơn; nhằm góp phần giúp bà con đón Tết đầm ấm và hạnh phúc.
Từ cuối tháng 10/2020, Hiệp hội NMVN đã phát động hội viên chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Chương trình được đông đảo hội viên hưởng ứng nhiệt tình. Tổng số tiền quyên góp (hiện kim và hiện vật) trên 1 tỷ đồng đã được gửi đến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đoàn Hiệp hội NMVN đến thăm và trao quà Tết cho 40 hộ gia đình khó khăn tại 2 huyện Mộ Đức và Bình Sơn
Đại diện Hiệp hội NMVN cho biết, trong thời gian tới, hiệp hội sẽ: tổ chức nhiều hoạt động nhằm gắn kết các hội viên; hỗ trợ các vấn đề về các quy chuẩn thực hành, các phương pháp khoa học; lên kế hoạch phát triển sản xuất, gia tăng sản lượng xuất khẩu; giới thiệu nước mắm Việt Nam với thế giới…
Vĩnh Phú
" alt="Hiệp hội Nước mắm Việt Nam tặng quà Tết bà con Quảng Ngãi"/>
Nhật Bản là quốc gia có quy định nghiêm ngặt về đầu tóc, trang phục của học sinh. Ảnh: Reuters.
Các cơ sở giáo dục công lập nước này khẳng định những quy tắc chung về màu tóc, trang phục sẽ đảm bảo thanh thiếu niên tập trung học tập, không đua đòi ăn chơi.
Tuy nhiên, các chuyên gia và nhà hoạt động xã hội chỉ trích việc áp đặt luật lệ hà khắc lên học sinh đang tước đoạt bản sắc cá nhân và gây ra tình trạng phân biệt đối xử, bắt nạt học đường.
Bài xích sự khác biệt
Đầu tháng 2 năm nay, tòa án cấp quận tại tỉnh Osaka yêu cầu trường trung học phổ thông Kaifukan ở thị trấn Habikino bồi thường tổn thất hơn 3.000 USD cho một cựu học sinh.
Do sở hữu màu tóc nâu tự nhiên, cô gái này liên tục phải nhuộm đen theo yêu cầu của nhà trường kể từ khi nhập học năm 2015. Cảm thấy áp lực và đau khổ, cô gái bỏ học. Nhà trường sau đó xóa tên cô khỏi sơ đồ lớp học và danh sách học sinh.
Năm 2017, cô gái đệ đơn kiện trường cũ về vụ việc. Tuy nhiên, thẩm phán tuyên bố trường học có quyền đặt quy định về màu tóc, chỉ phải bồi thường do tự động gạch tên nữ sinh khỏi danh sách học sinh.
Các chuyên gia cho rằng quy tắc về màu tóc và nội y gây chia rẽ và gia tăng nạn phân biệt đối xử giữa các học sinh. Ảnh: Jpninfo.
Yoshiyuki Hayashi, luật sư phía nguyên đơn, bày tỏ sự thất vọng trước việc tòa án không có bất kỳ sự lên án pháp lý nào đối với việc nhà trường khăng khăng khẳng định tóc của cô gái có màu đen tự nhiên.
"Cô bé chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề, thậm chí sinh chứng khó thở khi nhìn thấy tóc mình trong gương. Hiện tại, cô ấy phải đi làm bán thời gian và gặp nhiều khó khăn", luật sư Yoshiyuki Hayashi nói.
Theo khảo sát do đài truyền hình NHK thực hiện, gần một nửa số trường trung học ở Tokyo yêu cầu học sinh có mái tóc gợn sóng hoặc không đen nộp giấy xác nhận đó là tóc chưa qua sử dụng hóa chất.
Theo đó, trong số 177 trường trung học do chính quyền thủ đô Tokyo điều hành, 79 trường yêu cầu các giấy chứng nhận có chữ ký của phụ huynh, theo Reuters.
Miyuki Nozu (32 tuổi), hiện làm việc với những người nhập cư, nói rằng cô từng theo học tại một trường tư thục yêu cầu học sinh luôn mang theo giấy chứng nhận màu tóc.
Nozu cho biết những quy tắc hà khắc do trường học đề ra khiến trẻ em nhập cư, con lai hay những người có đặc điểm cơ thể khác biệt cảm thấy lạc lõng, không được coi trọng.
"Các cơ sở giáo dục khẳng định người Nhật phải có mái tóc đen, thẳng. Nhưng Nhật Bản không còn là một quốc gia đơn sắc tộc nữa. Họ đang ép buộc giới trẻ bằng những luật lệ lỗi thời, hà khắc và không quan tâm tới sự đa dạng", cô nhận xét.
Gần 60% trong số hơn 200 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng. Ảnh: ICU.
Giáo sư Kayoko Oshima tại ĐH Doshisha cho biết ngày càng nhiều người trẻ "cảm thấy tổn thương và đánh mất lòng tự trọng", chịu cảnh cô lập và bắt nạt từ bạn học vì có ngoại hình khác biệt.
"Người Nhật có tâm lý bài xích những cá nhân khác biệt. Do đó, mọi người thường cố tình khiến bản thân kém nổi bật như một phương pháp sinh tồn", cô lý giải.
Những quy định học đường gây chia rẽ tại xứ hoa anh đào không chỉ dừng lại ở màu tóc. Tại thành phố Nagasaki, gần 60% trong số 238 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng.
Đài truyền hình NHK đưa tin các giáo viên thường xuyên kiểm tra nội y của học sinh khi các em thay đồ cho tiết thể dục. Một số trường học thậm chí yêu cầu người vi phạm quy định cởi bỏ đồ lót.
Kêu gọi thay đổi
Vài năm gần đây, ngày càng nhiều ý kiến lên án các quy tắc học đường hà khắc, yêu cầu chính phủ và các cơ sở giáo dục phải thay đổi.
Năm 2018, khi vụ việc nữ sinh tại Osaka kiện trường cũ lần đầu được báo giới chú ý, Yuji Sunaga là người đứng ra tổ chức chiến dịch "Ngừng các quy tắc cực đoan trong trường học".
Ngày càng nhiều ý kiến cho rằng chính phủ và cơ sở giáo dục thay đổi quy tắc hà khắc với học sinh. Ảnh: Nippon.
Bản kiến nghị của anh thu về 60.000 chữ ký ủng hộ, đòi chính phủ Nhật Bản có biện pháp xử lý tình trạng áp đặt luật lệ hà khắc về đầu tóc, trang phục lên học sinh.
Anh cho biết những quy định trên không chỉ khiến nạn phân biệt đối xử thêm trầm trọng, mà còn khiến tình trạng quấy rối tình dục học đường gia tăng. Điều này khiến người trẻ chịu ảnh hưởng về tâm lý và thể chất, thậm chí dẫn đến tự tử.
"Các quy định hà khắc, quan niệm 'phải giống như bạn bè' khiến tuổi trưởng thành của nhiều người trẻ trở thành nỗi ám ảnh. Lòng tự trọng của trẻ em ngày nay ngày càng giảm, có thể khiến chúng đánh mất ý chí sống", Sunaga nói.
Theo Zing
Nữ sinh Trung Quốc yêu cầu bỏ ngày con gái vì thấy bị xúc phạm
Ngày 7/3 hàng năm, những biểu ngữ ghi lời chúc đến sinh viên nữ được treo khắp các trường đại học Trung Quốc. Không ít câu chúc khiến nữ sinh khó chịu vì phân biệt, đùa thô tục.
" alt="Quy định 'tóc đen, nội y trắng' gây chia rẽ nữ sinh Nhật"/>
Chị Hạnh (bên phải) và đồng nghiệp thời điểm còn làm việc trong khu cách ly. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Ít ngày sau, chị được điều động sang khu cách ly tập trung ở Quận 12, TP.HCM để sóc cho 6 ca nhiễm bệnh. Chị chia sẻ: “Tôi ở đó 14 ngày, nhiệm vụ là đo nhiệt độ, chăm sóc, mang cơm, động viên tinh thần cho mọi người. 14 ngày đó, tôi có rất nhiều kỷ niệm, những kỷ niệm vui, buồn mà tôi sẽ không thể nào quên”.
“Đầu tiên, phải kể đến việc tôi được chồng tặng hoa. 15 năm cưới nhau, lần đầu tiên tôi nhận được hoa từ anh ấy, lại là khi đang làm việc ở khu cách ly. Nhờ thời gian xa cách này, anh ấy mới có hành động lãng mạn đến bất ngờ. Giỏ hoa nhỏ thôi nhưng động viên tinh thần tôi rất nhiều”, chị kể thêm.
Ở khu cách ly, ngoài những công việc thông thường của một điều dưỡng, mỗi ngày, chị phải đến nói chuyện, động viên tinh thần người cách ly. Trong các buổi gặp gỡ ấy, chị luôn cố gắng truyền năng lượng tích cực, xua tan sự lo lắng, bi quan của họ.
Lòng nhiệt huyết và sự tận tâm của chị khiến những người bị cách ly tại đây rất cảm động. Mỗi khi nhận được đồ tiếp tế, họ thường gọi chị đến để tặng những món quà nho nhỏ.
Chị Hạnh kể: “Các bệnh nhân còn cùng nhau mặc đồng phục tổ chức tặng quà cho y sĩ điều dưỡng nữa. Có lần, 12h trưa, họ còn gọi tôi ra để tặng quà”.
Chị Hạnh cho biết, tại các khu cách ly, chị và các đồng nghiệp của mình đều được các bệnh nhân yêu quý. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
“Bất ngờ hơn, tôi còn được tặng một cuốn album do một bạn đang phải cách ly vẽ. Đó là những nét vẽ ghi lại cảnh tôi và các điều dưỡng khác đến đo nhiệt độ, đem cơm, động viên mọi người… Nhìn thấy những bức vẽ về mình, tôi xúc động lắm”, chị nói thêm.
Tiễn biệt người thân qua màn hình điện thoại
Thời gian xung phong chống dịch, ngoài những chuyện vui lần đầu có được, chị Hạnh cũng không ít lần rơi nước mắt. Chị nói, chị khóc vì nhiều nguyên nhân với những xúc cảm khác nhau. Một lần, chị nghe tin bệnh nhân bé nhỏ của mình nhiễm bệnh sau 2 lần xét nghiệm âm tính và lần khác khi không thể về đưa tang ông ngoại.
Chị kể: “Trong số các trường hợp bị cách ly được tôi trực tiếp chăm sóc có một em mới 10 tuổi. Em rất kiên cường. Mỗi ngày, tôi đều dành nhiều thời gian trò chuyện, động viên em nhiều hơn các trường hợp khác. Có lẽ vì thế mà chúng tôi rất thân nhau. Sau 2 lần xét nghiệm, em đều nhận kết quả âm tính”.
Các bệnh nhân thường xuyên tặng những món quà tinh thần như lời cám ơn, động viên, tấm thiệp xinh xắn… cho chị. Có người còn vẽ cảnh chị và đồng nghiệp làm việc trong khu cách ly rồi đem tặng như một món quà. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
“Chúng tôi rất vui và tin rằng em sẽ sớm được trở về nhà. Thế mà đến lần xét nghiệm thứ 3, kết quả trả về lại xác định em dương tính với SARS-CoV-2. Em biết tin mình nhiễm bệnh nhưng rất bản lĩnh, không hề khóc hay buồn. Trong khi đó, tôi lại sụt sùi nước mắt. Tôi đã khóc khi chứng kiến cảnh em lặng lẽ kéo balo trong đêm đi ra xe cấp cứu về bệnh viện để điều trị”, chị kể thêm.
Sau lần rơi nước mắt ấy, chị tiếp tục đau đớn nhận tin ông ngoại của mình qua đời. Chị nói rằng, thời điểm ông mất, chị đang ở rất gần địa điểm tổ chức tang lễ. Thế nhưng vì tính chất công việc, chị không thể về nhìn mặt người thân lần cuối cũng như tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Chị Hạnh chia sẻ: “Tôi ở cách ông mình có mấy km mà ngày ông mất, gia đình báo tin nhưng nhất quyết không cho tôi về và tôi cũng không thể về. Đến lúc tôi được về thì việc chôn cất ông đã xong hết rồi”.
“Tôi không thể gặp mặt ông lần cuối, chỉ có thể tham gia đám tang qua mạng, nhìn ông lần cuối qua live-stream. Nhưng tôi tin, ông không giận tôi đâu. Ông ngoại tôi từng là cựu tù ở Côn Đảo. Ông luôn động viên tôi sống vì mọi người”, chị tâm sự thêm.
Một trong nhiều tấm thiệp ghi lời chúc của những người từng được chị Hạnh và đồng nghiệp chăm sóc trong khu cách ly. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Tết Tân Sửu vừa qua cũng là một cái Tết đặc biệt với chị Hạnh. Bởi, năm nào cả nhà chị cũng ra đường hoa chụp một tấm ảnh. Tuy nhiên năm nay, 30 Tết chị đã phải ra bến xe làm công tác giám sát, đứng chốt.
Có hôm, chị trực ở sân bay, mặc đồ bảo hộ từ 12h trưa đến 22h30 đêm, lấy cả ngàn mẫu xét nghiệm.
Tuy vậy, khi nhắc lại kỷ niệm ấy, chị không bao giờ xem đó là những tháng ngày vất vả, khó khăn. Ngược lại, chị luôn kể về nó với niềm xúc động và giọng đầy tự hào.
Xem thêm video: 40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ
Nguyễn Sơn
Cuộc trò chuyện 1 phút của nữ điều dưỡng với người yêu qua cổng khu cách ly
“Các cô cũng ăn Tết trong này à, vất vả quá nhỉ!”. “Vâng, khi nào các bác được về, bọn cháu cũng mới được về”, nữ điều dưỡng trong khu cách ly đáp lại lời động viên của một người F1.
" alt="Nữ điều dưỡng ngậm ngùi dự đám tang ông ngoại qua điện thoại"/>