您现在的位置是:Thời sự >>正文
Nhận định, soi kèo El Gouna vs Smouha, 20h00 ngày 28/4: 3 điểm nhọc nhằn
Thời sự84188人已围观
简介 Hồng Quân - 27/04/2025 21:33 Nhận định bóng đ ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Iwaki vs Omiya Ardija, 12h00 ngày 29/4: Đứt mạch thắng?
Thời sựHư Vân - 28/04/2025 22:55 Nhật Bản ...
【Thời sự】
阅读更多Huawei thiệt hại 30 tỷ USD vì lệnh cấm vận của Mỹ
Thời sựTrong cuộc họp báo ngày 24/9 tại Bắc Kinh, Chủ tịch luân phiên Huawei Eric Xu Zhijun cho biết: “Chúng tôi cố làm quen với lệnh cấm vận của Mỹ từ tháng 5/2019. Dù các lệnh cấm có leo thang hay không, chúng tôi đã quen với việc sống và làm việc cùng danh sách Entity List”. Entity List là danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, cấm các tổ chức, cá nhân Mỹ giao dịch với những công ty được nêu tên.
Ông cũng tiết lộ Huawei thiệt hại 30 tỷ USD doanh thu thiết bị cầm tay thường niên vì các lệnh cấm.
Ông Eric Xu Zhijun đưa ra bình luận chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo thông báo, Washington sẽ tiếp tục hành động chống lại các hãng viễn thông Trung Quốc nếu cần thiết. Trước đó, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa lên tiếng quan ngại khi Mỹ cho phép Huawei mua chip cho bộ phận linh kiện xe hơi.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Huawei vào Entity List hơn 2 năm trước, cấm họ làm ăn với doanh nghiệp Mỹ nếu không được chính phủ chấp thuận. Tháng 9/2020, cuộc chiến leo thang khi lệnh cấm áp dụng với cả nguồn cung chip quan trọng của Huawei, giáng một đòn chí mạng vào mảng kinh doanh smartphone của hãng, vốn phụ thuộc vào chip hiện đại làm từ công nghệ Mỹ.
Doanh thu của Huawei nửa đầu năm nay giảm 29,4% so với cùng kỳ năm trước, còn 320 tỷ NDT (49,5 tỷ USD). Doanh số từ bộ phận tiêu dùng, chủ yếu gồm doanh số smartphone, giảm gần một nửa từ 255,8 tỷ NDT xuống 135,7 NDT.
Theo ông Xu, Huawei sẽ mất nhiều năm để bù đắp tổn thất bằng các lĩnh vực kinh doanh mới, trong đó có ứng dụng 5G trong khai mỏ và sân bay. Năm 2020, doanh thu từ smartphone đạt khoảng 50 tỷ USD.
Gần đây, Huawei mở rộng lĩnh vực kinh doanh, chẳng hạn linh kiện xe hơi thông minh. Ông Xu tiết lộ đã đánh giá thấu đáo các vấn đề nguồn cung trước khi nhảy vào lĩnh vực này. “Nếu câu trả lời là không, chúng tôi đã không bắt đầu”. “Có một câu nói cổ của Trung Quốc: Luôn có con đường phía trước”, Chủ tịch luân phiên Huawei phát biểu.
Nhằm củng cố khả năng “đàn hồi” của mình, Huawei cũng đầu tư vào các doanh nghiệp nội địa chuyên về công cụ và vật liệu sản xuất chip trong 2 năm qua. Tuy vậy, ông Xu thừa nhận phải mất một thời gian nữa Trung Quốc mới hoàn toàn tự chủ trong công nghiệp bán dẫn bất chấp những tiến bộ đạt được.
Ông Xu từng nói mục tiêu năm 2021 của Huawei là “sống sót”.
Du Lam (Theo SCMP)
Huawei muốn dẫn đầu công nghệ 6G
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi hối thúc nhân viên nỗ lực làm việc để vượt qua lệnh cấm vận của Mỹ, thiết lập tiêu chuẩn 6G toàn cầu.
">...
【Thời sự】
阅读更多Bệnh viêm phổi bí ẩn khiến 3 người tử vong trong 1 tuần
Thời sựẢnh minh họa: iStock Đại diện y tế tỉnh Tucuman, Tiến sĩ Luis Medina Ruiz, thông tin, họ đã loại trừ khả năng các bệnh nhân mắc Covid-19, cúm A và B, bệnh do vi khuẩn legionella và hantavirus mà loài gặm nhấm gây ra.
Ca tử vong mới nhất là một phụ nữ 70 tuổi được đưa vào cơ sở y tế để phẫu thuật. Tiến sĩ Medina cho biết, người này có thể là bệnh nhân số 0, nhưng điều đó đang được xem xét. Các trường hợp bắt đầu biểu hiện triệu chứng từ ngày 18 đến 23/8.
Căn bệnh bí ẩn đã cướp đi sinh mạng đầu tiên là một nhân viên y tế tại phòng khám vào ngày 29/8. Người thứ 2 chết vào ngày 31/8, người thứ 3 mất vào đầu tháng 9. Trong 6 bệnh nhân còn lại, 2 người được phép ở nhà.
Theo CBS, tình trạng hô hấp của các ca bệnh khá nghiêm trọng với biểu hiện viêm phổi rất giống với Covid-19. Triệu chứng bao gồm nôn mửa, sốt cao, tiêu chảy và đau nhức cơ thể.
Các chuyên gia đang phân tích nước và máy điều hòa không khí xem có khả năng bị nhiễm độc hay không. Tất cả các nhân viên y tế còn lại trong phòng khám đang được theo dõi.
Y tế tỉnh Tucuman đánh giá, đợt bùng phát có thể xuất phát từ tác nhân truyền nhiễm, nhưng các nhà điều tra không loại trừ nguyên nhân độc hại hoặc môi trường.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Mario Raya, chia sẻ, hiện tại, chưa ghi nhận ca bệnh nào bên ngoài phòng khám.
Hector Sale, Chủ tịch trường y tế tỉnh Tucuman, nói thêm: "Chúng tôi không đối phó với một căn bệnh lây truyền từ người sang người" vì chưa xác định ca mắc nào trong số những người tiếp xúc gần với các bệnh nhân.
Chia sẻ với Reuters, Tiến sĩ Michael Osterholm, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota (Mỹ), nhận định vì bệnh liên quan nhiều đến phổi nên nguyên nhân có thể do người mắc hít phải thứ gì đó.
Tiến sĩ Osterholm cho biết những căn bệnh bí ẩn đôi khi vẫn xảy ra và hầu hết có thể là bùng phát địa phương không liên quan đến đại dịch.
Hội chứng hiếm khiến chàng trai người Anh đột tử bên cạnh máy tínhGary Anderson đã qua đời do hội chứng Brugada ở tuổi 31 dù trước đó, gia đình luôn nghĩ rằng anh khỏe mạnh bình thường.">
...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Henan vs Wuhan Three Towns, 18h00 ngày 1/5: Chủ nhà chìm sâu
- 'Cơn ác mộng' sa thải chưa kết thúc tại Google, thêm bang Mỹ kiện TikTok
- Thibaut Courtois tiết lộ chiêu hạ Messi quả 11m PSG 1
- Trộm mất vài giây 'thổi bay' ô tô đang đổ xăng
- Nhận định, soi kèo Platense vs Talleres Cordoba, 5h00 ngày 30/4: Không dễ cho cả hai
- Lãnh đạo TTC Land đăng kí mua 5 triệu cổ phiếu SCR
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Malmo vs Osters, 0h00 ngày 30/4: Khác biệt đẳng cấp
-
Di chứng hậu Covid-19 đe dọa chất lượng cuộc sống Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tình trạng hậu Covid-19 kéo dài có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng dai dẳng vài tuần đến hàng tháng sau khi nhiễm SAR-CoV-2.
Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào qua các thụ thể men angiotensin 2 (ACE2). ACE2 tồn tại ở khắp cơ thể, điều này tạo điều kiện để virus lây lan, gây tổn thương cho các cơ quan. Từ đó, Covid-19 làm suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này và làm nặng thêm các bệnh lý có sẵn.
Di chứng kéo dài hậu Covid-19 khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, sụt cân, suy dinh dưỡng, trầm cảm, suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả học tập, công tác Thầy thuốc ưu tú, TS, BS CKII. Vũ Văn Triển - Giám đốc Phòng khám ĐKQT Thu Cúc cho biết: “Một số trường hợp Covid-19 nặng có thể bị ảnh hưởng đa cơ quan hoặc tình trạng tự miễn dịch trong thời gian dài. Tác động đa cơ quan ảnh hưởng đến nhiều hoặc toàn bộ hệ cơ quan, bao gồm cả chức năng: tim, phổi, thận, da và não. Tình trạng tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, gây viêm hoặc tổn thương mô ở các bộ phận bị ảnh hưởng trong cơ thể”.
Người bệnh cũng có thể cùng lúc mắc phải một hoặc nhiều triệu chứng hậu Covid-19 khác nhau như: triệu chứng về hô hấp (ho, khó thở, thở gấp, hụt hơi...); tiêu hóa (chán ăn, tiêu chảy, đau dạ dày, tăng men gan...); thần kinh (đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ...); tim mạch (tim đập nhanh, tức ngực...); cơ xương khớp (đau cơ, đau khớp, sưng cứng khớp...) và nhiều triệu chứng khác như: phát ban, rụng tóc, sốt, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt…
Lời khuyên từ chuyên gia
Theo BS. Vũ Văn Triển, Covid-19 là bệnh lý rất mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra mẫu số chung chính xác về sự ảnh hưởng hậu Covid đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ ăn uống - sinh hoạt khoa học và thăm khám hậu Covid-19 kịp thời có vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục.
Trên thực tế, khi gặp di chứng Covid-19 nhiều người “tự bắt bệnh” và tự chữa trị bằng cách: sử dụng thuốc giảm triệu chứng, thuốc tăng cường miễn dịch; lạm dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng; áp dụng mẹo vặt dân gian...
Thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa giúp điều trị kịp thời các vấn đề hậu Covid-19 BS. Vũ Văn Triển đánh giá, việc tự ý điều trị có thể khiến tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà có nguy cơ nặng hơn. Khi đó, các triệu chứng có thể được đẩy lùi, nhưng tổn thương trong cơ thể vẫn tiếp tục phát triển. Mặt khác, Covid-19 còn để lại nhiều di chứng mà người bệnh khó tự nhận biết như: tăng men gan, tắc mạch máu... Các vấn đề sức khỏe không được phát hiện chính xác và kịp thời sẽ bỏ lỡ giai đoạn điều trị tốt nhất, khiến bệnh trở nặng gây khó khăn trong khám chữa bệnh.
“Việc khám sức khỏe hậu Covid-19 là điều cần thiết và khoa học để mỗi người dân đánh giá đúng, bảo vệ sức khỏe của mình”, vị bác sĩ chia sẻ.
Ngoài ra, theo BS. Vũ Văn Triển, một số phương pháp mà người vừa khỏi Covid-19 có thể áp dụng giúp giảm thiểu ảnh hưởng của hậu Covid-19 như: xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh; ngủ đủ giấc; tập thể dục mỗi ngày; tránh sử dụng rượu và các chất kích thích...
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám hậu Covid-19 uy tín với đầy đủ chuyên khoa, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, Thu Cúc TCI còn triển khai gói khám hậu Covid-19 với các danh mục kiểm tra, đánh giá toàn diện sức khỏe của người bệnh, điều trị các di chứng kéo dài.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI dành tặng ưu đãi cho tất cả người bệnh thăm khám hậu Covid-19:
- Miễn phí khám ban đầu với bác sĩ và giảm 20% phí chụp chiếu, xét nghiệm.
- Giảm 20% khám gói hậu Covid-19 và 20% các chỉ định cận lâm sàng khác nếu có phát sinh khi khám gói.
- Combo Kiểm tra phổi hậu Covid-19 chỉ 270 nghìn đồng.
Nhận tư vấn và đặt lịch khám tại tổng đài 1900558896 hoặc xem thêm tại:
https://benhvienthucuc.vn/kham-hau-covid-cung-chuyen-gia/
Lệ Thanh
" alt="Mối nguy di chứng hậu Covid">Mối nguy di chứng hậu Covid
-
Theo Bộ Y tế, trung bình số ca nhiễm mới trong nước 7 ngày qua là 81.203 ca/ngày. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.716.282 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm trong nước là 9.708.545 ca, trong đó có 7.710.537 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương có số mắc cao trong đợt dịch này là Hà Nội (1.489.939), TP.HCM (596.056), Nghệ An (398.008), Bình Dương (378.296) và Hải Dương (346.361). Về điều trị, trong ngày có 106.878 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 7.713.354 trường hợp. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.276 ca.
Ngày 2/4, cả nước có 37 ca tử vong, tại: Hà Nội (4), Quảng Ninh (3), Trà Vinh (3), An Giang (2), Bạc Liêu (2), Bến Tre (2), Bình Định (2), Bình Dương (2), Hậu Giang (2), Kiên Giang (2), Sóc Trăng (2). Các tỉnh có 1 ca tử vong do Covid-19 là: Cà Mau, Cần Thơ, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Tây Ninh, TP.HCM và Vĩnh Long.
Trung bình số tử vong 7 ngày qua là 44 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.563 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Bộ Y tế đánh giá, tổng số ca tử vong nước ta xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN).
Về xét nghiệm, từ 27/4/2021 đến nay, nước ta đã thực hiện được 38.552.129 mẫu xét nghiệm, tương đương 84.490.344 lượt người, tăng 73.418 mẫu so với ngày trước đó.
Về tiêm chủng, trong ngày ¼, có 122.687 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 206.460.876 liều. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.274.809 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.186.067 liều.
Ngọc Trang
Hà Nội qua đỉnh Covid-19 hơn 10 ngày, chống dịch sẽ thay đổi thế nào?
Theo chuyên gia, nếu không xuất hiện các biến chủng mới từ nước ngoài xâm nhập, Omicron vẫn là chủng SARS-CoV-2 lưu hành chính tại Hà Nội thì số mắc và số ca nặng sẽ tiếp tục giảm dần về mức thấp.
" alt="Cả nước thêm 65.619 ca Covid">Cả nước thêm 65.619 ca Covid
-
Nhiều người ham rẻ bỏ cả đống tiền ra mua nhà đất đã thế chấp ngân hàng để rồi lãnh đủ rắc rối và thiệt hại. (Ảnh minh họa).Tương tự, ông Nguyễn Văn Q. (quận Thủ Đức, TP.HCM) cũng đang đau đầu vì chưa biết làm cách nào để lấy lại được số tiền đặt cọc mua mảnh đất đang thế chấp ngân hàng. Theo lời kể của ông Q., cách đây gần 1 năm, ông Trần Đức C. làm ăn thua lỗ nên rao bán mảnh đất ở phường Linh Chiểu với giá 2,8 tỷ đồng.
Ông C. thừa nhận mình đã thế chấp mảnh đất này để để vay ngân hàng 300 triệu đồng. Tuy nhiên, thấy mảnh đất giá hời, nằm ở vị trí đẹp, đã được ngân hàng thẩm định xem xét kỹ tính pháp lý trước khi nhận thế chấp nên ông Q. quyết định chuyển 300 triệu đồng cho ông C. để tất toán với ngân hàng.
Tuy nhiên, thực tế số tiền ông C. nợ ngân hàng lên đến hơn 1 tỷ đồng. Ông C. hứa hẹn trong vòng 2 tháng sẽ lo đủ tiền trả nốt cho ngân hàng và rút giấy tờ mảnh đất về.
Nhận thấy tình hình có vẻ không thuận lợi, nếu cố thực hiện giao dịch sẽ gặp rủi ro nên ông Q. ngỏ ý muốn lấy lại tiền đặt cọc nhưng ông C. trở mặt không đồng ý.
Bất đắc dĩ, ông Q. đành tìm đến luật sư nhờ trợ giúp nhưng luật sư cho biết các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản đang cầm cố, thế chấp không được pháp luật bảo vệ, trừ trường hợp có văn bản đồng ý của bên nhận bảo đảm (giấy tờ này phải được người có thẩm quyền ký tên đóng dấu, cho phép mua bán). Tuy nhiên đây là điều khó bởi thực tế không ngân hàng nào chịu giải chấp nếu người vay chưa làm thủ tục tất toán. Đến lúc này, ông Q. biết mình “cầm dao đằng lưỡi” thì đã quá muộn.
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp nhà đất đã được thế chấp tại ngân hàng và chủ nhà muốn giao dịch thì vẫn có thể thực hiện được nếu có sự hỗ trợ của ngân hàng. Tuy nhiên, người bán, người mua và ngân hàng sẽ ký một hợp đồng thỏa thuận 3 bên. Theo đó, bên mua phải nộp một khoản tiền vào tài khoản của ngân hàng (mà bên bán đang nợ). Khi ra công chứng mua bán nhà, ngân hàng sẽ thu hồi khoản mà bên bán đang nợ và trả lại phần còn dư cùng giấy tờ nhà đất đang cầm cố.
Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ và tuân thủ đúng quy trình trên. Nhiều người biết rõ giao dịch không được pháp luật bảo vệ, tiềm ẩn rủi ro cao, song vì hám lợi nên vẫn liều vì hy vọng mua được tài sản giá rẻ. Nhiều trường hợp phải ngậm “quả đắng” do bị bên bán tráo trở lật lọng không giữ lời hứa, từ chối ký hợp đồng như thỏa thuận trước đó hoặc đòi phí giao dịch cao hơn mức thỏa thuận, thậm chí hơn giá thị trường.
Có trường hợp, chủ tài sản đồng ý bán, thực hiện xong giao dịch nhưng lại phát sinh bên thứ ba liên quan hoặc tài sản đã bị cơ quan chức năng kê biên, phong tỏa trong vụ án khác không thể bán được. Cá biệt, có trường hợp bên bán cấu kết với nhân viên ngân hàng để trục lợi từ người mua.
Vì vậy, để hạn chế rủi ro, trước khi quyết định mua nhà đất đang thế chấp ngân hàng, người mua cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc tài sản, thông tin về người sở hữu. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào không an toàn thì nên dừng lại, đừng ham rẻ để rồi “tiền mất tật mang”.
Theo Bất động sản
Bí quyết chi tiêu giúp người đàn ông mua đứt căn nhà 7 tỷ chỉ trong vòng 3 năm
Cách tiết kiệm ngay từ khi còn học trung học giúp người đàn ông này nhanh chóng sở hữu khối bất động sản có giá trị 7 tỷ đồng ngay từ khi còn trẻ và hướng tới mục tiêu nghỉ hưu sớm ở tuổi 40.
" alt="Mua nhà đất thế chấp ngân hàng: Tưởng “khôn” hóa “dại”!">Mua nhà đất thế chấp ngân hàng: Tưởng “khôn” hóa “dại”!
-
Soi kèo phạt góc Nottingham vs Brentford, 01h30 ngày 2/5
-
Đường Nguyễn Trãi, Hà Nội - Ảnh: Phạm Hải
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, Hà Nội đã đi qua đỉnh dịch, bởi vậy điều tất yếu là số F0 sẽ đi xuống và thời gian tới còn tiếp tục giảm nếu không xuất hiện biến chủng mới. Theo PGS Nga, hơn 1,4 triệu ca mắc Hà Nội đã công bố là con số khá lớn. Tuy nhiên, dựa trên các quy tắc về dịch tễ học thì đây chỉ là “tảng băng nổi”. Khi dịch đã lây lan mạnh ra cộng đồng, số F0 thực tế có thể vượt nhiều lần.
PGS so sánh với một dịch bệnh phổ biến là sốt xuất huyết, theo quy tắc về dịch tễ học, 1 người mắc sốt xuất huyết tức có thể 4 -5 người khác đã bị muỗi cắn, có virus trong người nhưng không phát bệnh.
“Covid-19 cũng như vậy. Rất nhiều người mắc bệnh nhưng không khởi phát triệu chứng. Hoặc có triệu chứng nhưng họ không test, không phát hiện ra bản thân nhiễm. Cũng có những người test dương mà không khai báo, chỉ tự điều trị tại nhà; có người lại không khai báo vì khó liên lạc với y tế địa phương”, PGS Nga nói.
Ông khẳng định, khi số mắc đã “qua đỉnh” thì việc đi xuống là điều tất yếu.
Bên cạnh đó, hiện không có yêu cầu bắt buộc người dân khai báo y tế nên nhiều F0 sẽ không báo, trừ người cần xin giấy chứng nhận để hưởng bảo hiểm hoặc F0 có bệnh nền muốn được y tế địa phương theo dõi. Bởi vậy, thời gian tới, số F0 được công bố sẽ tiếp tục giảm.
Dự báo tình hình dịch tại Hà Nội trong giai đoạn tới, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng nếu không xuất hiện các biến chủng mới từ nước ngoài xâm nhập, Omicron vẫn là chủng SARS-CoV-2 lưu hành chính tại Thủ đô thì số mắc và số nặng sẽ tiếp tục giảm dần về mức thấp. Thậm chí, Covid-19 có thể trở thành “bệnh lưu hành”.
“Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu không xuất hiện biến chủng mới. Bởi vậy, người dân vẫn nên cố gắng phòng bệnh, tuân thủ 5K, đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng thường xuyên. Những người sức khỏe yếu, có bệnh nền, người cao tuổi nếu chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ mũi thì cần tiếp tục tiêm chủng”, PGS Nga nói.
Theo ông, chính quyền vẫn cần đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe, không chỉ với riêng Covid-19 mà còn nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Với nhóm nguy cơ diễn tiến nặng cao nhưng không tiêm được vắc xin, cần có những biện pháp bảo hệ họ.
VietNamNet đặt vấn đề, trong giai đoạn cao điểm dịch tại Hà Nội vừa qua, hệ thống y tế cơ sở (y tế xã phường) gặp tình trạng quá tải. Hệ lụy là nhân viên y tế kiệt sức, “cả trạm F0”, trong khi người dân cũng rất khó khăn để tiếp cận lực lượng y tế. Vậy khi dịch đang trên đà đi xuống, nên có những sự chuẩn bị thế nào để tránh lặp lại tình trạng đó nếu xuất hiện đợt dịch mới?
Bày tỏ quan điểm về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng số lượng nhân lực của y tế tuyến cơ sở vốn theo chuẩn mực từ trước tới nay. Khi dịch bùng phát, họ “cáng đáng” thêm nhiều nhiệm vụ dẫn tới quá tải. Nhưng nếu dịch bệnh giảm dần, mọi công việc trở về bình thường, số biên chế như vậy là phù hợp.
Bởi vậy, theo PGS, nên có chính sách chế độ để đào tạo, phát triển nguồn lực bác sĩ gia đình. Hệ thống này là lực lượng tốt để trực tiếp điều trị, quan tâm đến từng gia đình, từng F0, khám chữa bệnh theo yêu cầu, phục vụ người bệnh tận nhà; còn y tế xã phường chủ yếu hoạt động theo tính chất y tế công cộng, làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh.
Y tế phường tại Hà Nội tới phát thuốc cho 1 gia đình F0 - Ảnh: N.Liên Tại các nước có nền y tế phát triển, lĩnh vực bác sĩ gia đình đã khá phổ biến, nhưng với người dân Việt Nam vẫn còn khá mới lạ. Họ có thể hoạt động tự do, cũng có thể tham gia vào một mạng lưới, phòng khám tư nhân,…
“Hiện nay ở Việt Nam, lực lượng này còn rất ít. Bác sĩ gia đình cần được đào tạo theo ngành riêng, là một chuyên khoa độc lập. Họ cũng học trường y như các chuyên ngành khác, là bác sĩ đa khoa nhưng công việc gắn với từng hộ dân nên sẽ đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe cho từng F0”, PGS Nga cho hay.
Theo ông, để phát huy tốt nhất lực lượng này, về cách tổ chức cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hài hòa được giữa hệ thống y tế cơ sở đang có và hệ thống y tế gia đình. Bên cạnh đó, có chính sách đào tạo và có cơ chế cụ thể, hợp lý cho lực lượng y tế gia đình.
Quỳnh Anh
Xuất hiện sương mù não hậu Covid-19, người phụ nữ trẻ rơi vào chán nản kéo dài
Chị Trần Hải An (32 tuổi), nhân viên văn phòng tại TP.HCM chia sẻ, sau khi khỏi Covid-19 gần 3 tháng, chị làm việc kém năng suất, uể oải đến mức muốn nghỉ việc.
" alt="Hà Nội qua đỉnh Covid">Hà Nội qua đỉnh Covid