您现在的位置是:Thời sự >>正文
VFF tìm được Giám đốc kỹ thuật người Nhật Bản thay ông Gede
Thời sự21人已围观
简介Sau khi chia tay GĐKT người Đức Jurgen Gede,ìmđượcGiámđốckỹthuậtngườiNhậtBảnthayôđội tuyển bóng đá u...
Sau khi chia tay GĐKT người Đức Jurgen Gede,ìmđượcGiámđốckỹthuậtngườiNhậtBảnthayôđội tuyển bóng đá u-23 quốc gia việt nam VFF cơ bản đạt được thoả thuận ký hợp đồng với GĐKT mới.
Theo đó, chuyên gia người Nhật Bản Yusuke Adachi sắp ngồi vào vị trí của ông Gede để lại. Với mục tiêu dài hơi, VFF dự kiến ký hợp đồng có thời hạn 5 năm với ông Yusuke Adachi, kèm theo mức lương khoảng 20.000 USD/tháng.
![]() |
GĐKT mới là người Nhật Bản (thứ 2 từ trái sang) |
Ông Yusuke Adachi đang là giảng viên Elite của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và từng giảng dạy tại Khoá đào tạo HLV bóng đá chuyên nghiệp do AFC tổ chức tại Việt Nam năm 2017. Thời điểm đó, ông đang đảm nhiệm vị trí HLV, phụ trách phát triển cầu thủ trẻ & HLV tài năng tại Liên đoàn bóng đá Hồng Kông.
Rất nhiều những cựu danh thủ bóng đá Việt Nam như Lê Huỳnh Đức, Nguyễn Hữu Thắng, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Văn Phúc, Phan Thanh Hùng, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Sỹ, Ngô Quang Trường, Lư Đình Tuấn… từng là học trò của chuyên gia người Nhật Bản.
GĐKT mới phải đặt được dấu ấn trong công tác đào tạo bóng đá trẻ |
Trước khi chọn người mới thay ông Gede, VFF đã đưa ra tiêu chí GĐKT mới phải định hướng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các đội tuyển trẻ; Tham gia vào công tác hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo bóng đá trẻ của các CLB, đặc biệt là công tác đào tạo lực lượng HLV bóng đá trẻ; Vừa có kinh nghiệm trong phát triển bóng đá trẻ vừa có trình độ giảng viên HLV bóng đá của FIFA hoặc AFC.
Hầu hết các tiêu chí này đều được ông Yusuke Adachi đáp ứng, cộng với việc chuyên gia này có thời gian nhất định làm việc ở Việt Nam, hiểu bóng đá Việt, nên VFF đặt niềm tin cũng là điều dễ hiểu.
"Bản hợp đồng giữa VFF và ông Yusuke Adachi đang đi đến những bước cuối cùng. Hai bên chỉ còn một vài vướng mắc nhỏ mà thôi", TTK VFF Lê Hoài Anh cho biết.
Video tuyển Việt Nam 3-1 tuyển Indonesia:
Đại Nam
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Southampton vs Fulham, 21h00 ngày 26/4: Chiến đấu vì danh dự
Thời sựPha lê - 26/04/2025 09:53 Ngoại Hạng Anh ...
【Thời sự】
阅读更多Vị Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và gần 500 bức thư gửi vợ
Thời sự- Ông Nguyễn Quốc Bảo từng làm Trưởng tiểu ban 7, kiêm Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Thanh niên sau ngày thống nhất đất nước. Di sản tinh thần quý báu của gia đình ông là 500 bức thư, chan chứ tính yêu thương vợ chồng và cách nuôi dạy con cái. Làm sách giáo khoa cho miền Nam: Tiếp thu "khung" 12 năm
Ông Bảo từng là thanh niên miền Trung tập kết ra Bắc học sư phạm ở khu học xá Nam Ninh, rồi sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Năm 1960, ông nhận được quyết định đi B – gồm hơn 150 giáo viên và cán bộ quản lý.
"Chúng tôi được cử đi các chiến trường Bình Trị Thiên, Khu V, Khu VI và Nam Bộ. Cán bộ giáo dục và giáo viên vào Nam Bộ đông nhất với 100 người, có mật danh là "ông cụ". Trước khi đi, đoàn tập trung học 3 tháng học leo núi, vượt suối, mang vác, vào rừng. Làm giáo dục trong chiến tranh ai cũng phải mang vác, biết cầm súng"- ông Bảo kể.
Ông Bảo và gia đình. Ảnh: NVCC Lúc này, Mỹ đã chuyển từ "chiến tranh đặc biệt" sang "chiến tranh cục bộ", việc thành lập trường đại học sư phạm chưa thực hiện được ngay. Đoàn cán bộ miền Bắc làm việc ở Ủy ban giáo dục Trung ương cục. Họ công tác tại Tiểu ban giáo dục miền Nam (tiểu ban R), lặn lội ở các vùng Củ Chi, Vùng "tam giác sắt", đồng bằng, vùng giải phóng xây dựng phong trào giáo dục cách mạng.
"Toàn các cơ quan có các lớp từ 1 đến lớp 12, dạy chủ yếu hai môn Tiếng Việt và Toán. Mỗi tuần học ba buổi, mỗi buổi hai tiết. Tôi được phân công dạy văn cho lớp 12. Thế là tôi lại được làm thầy giáo và rất hào hứng chờ mỗi sáng lên lớp…"- ông Bảo cho hay.
Sau 10 năm đi B, năm 1972 ông Bảo về lại Hà Nội để báo cáo và xin chi viện cho giáo dục miền Nam.
"Lần vượt Trường Sơn thứ hai này, chúng tôi khởi hành bằng xe Honda chạy trên đất Campuchia, sau đó đi canô trên sông Xekong, rồi cuốc bộ, đi ô tô đến Thường Tín - Hà Đông. Về tới Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Lê Liêm, đón tôi về gặp Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Tôi báo cáo những yêu cầu của giáo dục miền Nam và xin chi viện cho mỗi tỉnh một khung sư phạm để đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên, xin chi viện sách giáo khoa, đồ dùng học tập, và phương tiện in ấn”.
Ở Hà Nội chưa được bao lâu, năm 1974, ông Bảo lại một lần nữa vào Nam lần thứ 2 chuẩn bị tiếp quản giáo dục sau thống nhất.
Ngày 30/4/1975, ông Bảo từ Trung ương Cục về tiếp quản Bộ Giáo dục của chế độ cũ, làm Trưởng tiểu ban 7, kiêm Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Thanh niên.
“Trước đó, chúng tôi sống ở miền Bắc, đặc biệt sau một thời gian dài sống trong rừng nên khi về Sài Gòn có nhiều bỡ ngỡ. Khi tiếp quản Bộ Giáo dục cũ, tôi vào phòng của Thứ trưởng. Căn phòng rộng thênh thang có lắp 3 máy điều hòa. Lúc bấy giờ, chúng tôi không biết nên bật cả 3 điều hòa lên. Đêm hôm đó, lạnh quá không ngủ được lại phải dậy tắt đi" – ông Bảo kể vui.
Ông Bảo cho hay, điều độc đáo là trong thời kỳ chiến tranh là giáo dục vẫn duy trì đầy đủ nên khi cách mạng tiếp quản hệ thống giáo dục của chế độ cũ rất nhẹ nhàng.
Nhớ lại việc chuyển giao giáo dục lúc bấy giờ, ông Bảo cho hay, lúc đó giáo dục phổ thông miền Bắc là 10 năm, còn ở miền Nam là 12 năm. Vì vậy năm 1972, khi Trung ương cục cử ra miền Bắc báo cáo với TW Đảng, ông đã xin chi viện soạn một bộ sách giáo khoa hệ 12 năm để chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn.
"Từ năm 1972 chúng ta đã làm việc này. Lúc bấy giờ, ông Tố Hữu, Trưởng ban tuyên huấn, ủy viên TW Đảng và ông Lê Chưởng, Bí thư Đảng đoàn của Bộ GD-ĐT chỉ đạo thành lập một ban soạn thảo chương trình và sách giáo khoa 12 năm cho miền Nam. Thế là, mặc cho giặc Mỹ đưa máy bay B52 đánh ầm ầm thủ đô Hà Nội, ban soạn sách giáo khoa vẫn làm việc cật lực. Đến năm 1973, khi xong chương trình, Bộ GD-ĐT triệu tập ban biên tập sách giáo khoa, biên tập tới đâu đưa sang Trung Quốc in tới đó. Sách in rất đẹp, hiện đại. Khi tôi đưa bộ sách này vào chiến khu miền Nam, nhiều người ngạc nhiên vì quá đẹp, chương trình hiện đại. Nhiều anh em ở trong này rất phục” - ông Bảo kể.
Theo ông, bộ sách đầu tiên của chính quyền cách mạng soạn cho miền Nam chú ý tới từng chi tiết nhỏ. Bản thân ông là người chịu trách nhiệm soạn bộ sách Văn cho cấp 1 nên được yêu cầu phải dùng từ ngữ phù hợp với miền Nam, như trái cây, trái xoài chứ không phải hoa quả, quả xoài…
Lần đầu tiên giáo dục cách mạng họp toàn miền Nam (gọi là Ty giáo dục) họp chuẩn bị cho ngày khai giảng đầu tiên. Tháng 10/1975- 5 tháng sau ngày thống nhất đất nước, khoá khai giảng năm học đầu tiên của chính quyền cách mạng ở miền Nam, bộ sách mới được sử dụng.
“Bộ sách này được tiếp thu ngay, học sinh rất thích thú vì mới. Cùng với tinh thần hòa hợp dân tộc, bộ sách dễ dàng thâm nhập vào các trường”- ông Bảo nhớ lại.
Nhìn nhận lại lúc đó, ông Bảo cho rằng, giáo dục khoa học tự nhiên ở miền Nam rất phát triển.
Tình yêu qua 500 bức thư
Ở tuổi 80 tuổi, những ký ức ngày trẻ vẫn đậm nét trong ông Bảo, đặc biệt là mối tình với cô gái Hà Nội xinh đẹp, dịu dàng Đặng Thị Hảo.
Anh sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội quen cô từ câu hát "Mùa hoa lêkima nở" tại một buổi văn nghệ.
Tình yêu của họ có cái kết đẹp bằng một đám cưới cuối năm 1959.
Lúc này, ông Bảo là giảng viên Khoa tâm lý của Trường ĐH Sư phạm, còn cô Hảo là giáo viên dạy tiếng Nga ở trường Bổ túc ngoại ngữ. Cùng ở Hà Nội, nhưng 2 người cách nhau hơn 20 km.
Một trong số 500 bức thư. Ảnh: NVCC Sau ngày cưới, họ vẫn viết thư cho nhau bởi đó là nguồn vui, là nhu cầu không thể thiếu được. Ngày 3/4/1963, họ đón đón trái ngọt đầu tiên là cậu con trai Quốc Hùng. Con được 9 tháng, ông Bảo lai đi hướng dẫn thực tập sư phạm ở Bắc Ninh, rồi đi B biền biệt gần 10 năm. Sau đó, họ lại đoàn tụ ở Hà Nội và đón thêm cậu con trai thứ hai Quốc Anh, trước khi ông Bảo đi B lần thứ hai.
Trong những năm xa cách, 2 vợ chồng ông Bảo, bà Hảo giữ liên lạc với nhau bằng những lá thư tay. Đến nay, họ giữ lại gần 500 bức thư chan chứa tình yêu thương vợ chồng, ba con, mẹ con, cách dạy con.
Trong một lá thư gửi từ trung tâm huấn luyện ở Phú Thọ trước ngày đi B, ông viết:
"Hảo em, hôm tối anh đi cu Hùng khóc ghê quá. Anh thấy thương cu Hùng quá đến chảy nước mắt. Nó quen như thường lệ đến tối là đùa với bố rồi đi ngủ. Bây giờ nó không thể đùa với bố nữa, em phải đùa với nó vậy, đừng để cu buồn. Hùng tuy còn bé nhưng nó khá cứng rắn, không ưa nũng nịu, thích xông xáo, đùa nghịch và mắng không bao giờ khóc. Em cần giáo dục cho con cái tính cứng rắn và dũng cảm".
Ở Hà Nội, cô Hảo một mình vừa tần tảo nuôi con, vừa đi dạy. Sau năm 1975 gia đình ông Bảo sum họp ở miền Nam, lúc này cô Hảo lại chuẩn bị sang Nga học 1 năm.
Ông Bảo đảm nhận nuôi dạy các con, ưu tiên trường gần nhà để chở 2 con đi học. Xa con lớn hơn 10 năm mới được đoàn tụ, ông Bảo cho hay "may mắn Hùng là “thanh niên” nên rất dễ hòa nhập.
Những năm 1990 làm nghề giáo rất khó khăn, vì vậy để giữ nghề đòi hỏi phải đấu tranh. “Nhiều người bạn kháng chiến gặp lại hỏi tôi rằng “anh Năm – tên gọi ông Bảo ở miền Nam) bây giờ anh làm gì”. Tôi bảo rằng vẫn làm nghề giáo thì họ hét lên “Trời ơi! Bây giờ vẫn làm nghề giáo làm sao mà sống nổi”.
Ông Bảo nói: “Muốn con lấy ba mẹ làm tấm gương thì làm ba mẹ phải trong sáng từ tình cảm đến lý trí. Ba mẹ làm việc sai trái thì con sẽ không nghe đâu. Ngoài những lời căn dặn, phải lắng nghe tâm tình để hiểu con nữa".
Dù hai vợ chồng làm nghề giáo nhưng ông Bảo không ép con theo nghề mình. “Có thể những năm các con tôi đi vào đời thấy đời sống của nhà giáo khó khăn, nên không ai theo nghề ba mẹ".
Quan niệm dạy con về tiền của người cha già
Năm 2011, cô Đặng Thị Hảo, người vợ tào khang của ông Bảo mắc bệnh hiểm nghèo. Dù được chạy chữa nhưng bà qua đời trước 1 tuần kỷ niệm 50 năm ngày cưới.
Ở tuổi 80, ông Bảo vẫn là thành viên Hội đồng quản trị Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Hai người con của họ đã trưởng thành, con trai đầu làm ở bộ phận kiểm hàng hóa xuất nhập khẩu còn con thứ hai là kiến trúc sư.
Ông Nguyễn Quốc Bảo hiện nay. Ảnh: Lê Huyền Do đặc thù nghề nghiệp của con, thỉnh thoảng ông vẫn hay nói đùa nhưng hàm ý răn con.
"Với Quốc Hùng, tôi nói rằng, con không được sai sót một chút nào để làm hại gia đình. Còn đối với Quốc Anh tôi hay nói đùa, con phải nhớ rằng cái nhà con làm muốn chắc chắn, không bị lỗi thì của người khác cũng vậy. Xây chuồng heo, chuồng gà, có thể rút kinh nghiệm, còn xây nhà cho người đừng để rút kinh nghiệm. Các con muốn làm chủ thì trước hết phải làm thuê".
Điều ông muốn ở các con là phải có lòng nhân ái và chia sẻ. “Làm ra tiền để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình nhưng hơn nữa là chia sẻ với những người khó khăn”.
Lê Huyền
...
【Thời sự】
阅读更多Cao Bằng tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác dân số và phát triển
Thời sựTruyền thông, quản lý dân số hiện nay đã mở rộng thêm lĩnh vực nâng cao chất lượng dân số. Ảnh minh họa Công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng hiện dần chuyển trọng tâm từ Dân số - KHHGĐ sang dân số và phát triển. Mức sinh của tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số này gần đây có dấu hiệu gia tăng trở lại. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2015 - 2019, Cao Bằng là 1 trong 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao, số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,45 con/phụ nữ (cao hơn mức sinh thay thế là 2,1 con).
Kết quả giảm sinh của tỉnh được đánh giá là chưa bền vững, có sự chênh lệch mức sinh giữa các địa phương trong tỉnh, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội, vì vậy rất cần giải pháp đồng bộ, hiệu quả để điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng.
Chương trình tập huấn là hoạt động thiết thực, bổ ích cho hoạt động chuyên môn thực tiễn của cán bộ y tế - dân số ở cơ sở.
Nâng cao năng lực quản lý dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các hoạt động chủ yếu được nêu trong hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện Nội dung 2 Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Trong hướng dẫn của Bộ Y tế, việc nâng cao năng lực quản lý dân số này gồm: Triển khai đồng bộ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong công tác dân số theo công văn của Tổng cục Dân số và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.
Dự án 7 tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về chuyên môn kỹ thuật; nghiệp vụ quản lý dân số.
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá, quản lý.
Tan máu bẩm sinh như 'bom nổ chậm' ảnh hưởng chất lượng dân số miền núiCó thể coi bệnh tan máu bẩm sinh là "quả bom nổ chậm" làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số và nguồn tài chính quốc gia. Tư vấn, sàng lọc trước hôn nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phòng bệnh này.">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Brighton vs West Ham, 21h00 ngày 26/4: Đội hình sứt mẻ
- Phổ điểm môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT 2021
- Sau một đêm, Việt Nam có thêm 2 hoa hậu vừa đăng quang
- Trừ Thùy Tiên, tiền tỷ đưa Tiểu Vy hay Đỗ Thị Hà thi quốc tế đều lỗ
- Siêu máy tính dự đoán Venezia vs AC Milan, 17h30 ngày 27/4
- Toà tối cao lên tiếng về vụ kiện lớn nhất Đà Nẵng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Monterrey vs Pachuca, 08h30 ngày 28/4: Monterrey giành vé
-
Ở phần thi trang phục thể thao, Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ândiện áo bra cùng chiếc quần bó sát vừa tôn lên được đôi chân dài, vừa khoe được body bốc lửa. Người đẹp sở hữu chiều cao 1,75 m, số đo 3 vòng lần lượt là 88,5-66-98 cm. Nụ cười tươi tắn, nguồn năng lượng dồi dào được cô thể hiện trọn vẹn trong phần trình diễn. Nàng hậu lấy lại được phong độ định trong đêm thi bán kết với phần lắc tóc, nhếch mày tạo điểm nhấn riêng, gây sự hưng phấn với người hâm mộ.
Thiên Ân nóng bỏng trong trang phục thể thao.
Thiên Ân quyến rũ trong trang phục dạ hội:
Ở phần thi trang phục dạ hội, người đẹp Long An thể hiện thần thái kiêu sa và những bước catwalk sang trọng trong chiếc váy Crystallinity màu trắng được đính kết tỉ mỉ. Điểm nhấn của bộ trang phục là những đường cut-out táo bạo, dáng đuôi cá với phần tà xuyên thấu, tua rua vừa tôn lên hình thể săn chắc vừa khoe khéo được vòng eo thon gọn.
Đoàn Thiên Ân trong trang phục dạ hội tại đêm bán kết Hoa hậu Hoà bình quốc tế 2022.
Sau khi kết thúc đêm bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2022, đại diện của Việt Nam được đánh giá có màn thể hiện tốt, nhận được sự cổ vũ lớn từ khán giả. Nhìn chung, Thiên Ân lấy lại được phong độ ổn định, tự tin catwalk, thần thái tốt. So với phần trình diễn áo tắm và trang phục dân tộc trước đó, Thiên Ân “lột xác” và thỏa mãn sự kỳ vọng của người hâm mộ.
Tại phần thi trang phục thể thao, các thí sinh khác cũng đã có những màn trình diễn ấn tượng, thể hiện được tinh thần năng động và vóc dáng quyến rũ đúng với tiêu chí cuộc thi.
Đại diện của một số quốc gia trong phần thi trang phục dạ hội.
Trong đêm bán kết, đại diện các quốc gia đều có sự đầu tư cho trang phục cũng như kỹ năng trình diễn trong phần thi dạ hội. Đại diện Philippines, Thái Lan, Indonesia, Venezuela, Cộng hòa Séc có phần thể hiện nổi bật.
Các thí sinh trong trang phục dạ hội tại đêm bán kết Hoa hậu Hoà bình quốc tế 2022.
Sau bán kết, các thí sinh sẽ chuẩn bị bước vào đêm thi chung kết 25/10 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Sentul (SICC) Jakarta, Indonesia. Đại diện của Việt Nam - Đoàn Thiên Ân đang là một trong những đại diện được đánh giá cao cho chiếc vương miện.
Thắm Nguyễn - Anh Phương
Thiên Ân gặp sự cố trang phục dân tộc ở Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2022Tối 20/10,Đoàn Thiên Ân gặp sự cố với thiết kế "Trúc chỉ" trong phần thi trang phục dân tộc ở Hoa hậu Hoà bình quốc tế 2022." alt="Thiên Ân toả sáng trong đêm bán kết Miss Grand International 2022">
Thiên Ân toả sáng trong đêm bán kết Miss Grand International 2022
-
20 năm điều trị ung thư máu, vẫn quyết tâm học đại học ở tuổi 43
25 tuổi, chị Kiều phát hiện mắc ung thư máu mạn tính. 20 năm chiến đấu với bệnh, chị không những sống khỏe mạnh mà còn theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp, chuẩn bị nhận bằng dược sĩ đại học." alt="Nam bệnh nhân sưng lợi đi cấp cứu nhanh chóng phát hiện ung thư">Nam bệnh nhân sưng lợi đi cấp cứu nhanh chóng phát hiện ung thư
-
Kết quả khám bệnh làm tôi suy sụp, tôi yêu Duyên và không muốn làm gánh nặng của cô ấy nên quyết định nói lời chia tay.
Vì mặc cảm không thể làm cha nên tôi sống khép mình và không dám mở lòng với ai trong suốt thời gian dài. Cho đến khi tôi gặp được My trong một lần hợp tác công việc. Ngay từ lần đầu gặp gỡ, My xinh đẹp, dịu dàng làm trái tim tôi xao động. Sau đó, My chủ động theo tôi đuổi khiến tôi không thể từ chối tình cảm này. Tôi yêu My thật lòng bất chấp việc cô ấy đã ly hôn và đang làm mẹ đơn thân của 2 bé trai sinh đôi 2 tuổi.
Bất chấp sự phản đối của gia đình, tôi chuyển đến ở cùng My căn hộ mà cô ấy thuê. Chúng tôi chung sống với nhau như vợ chồng đến nay đã 2 năm. Tôi yêu thương, chăm bẵm cho Bi và Bo - 2 con của My như con đẻ. Các con cũng gọi tôi là “bố Nam”.
Các con đã cho tôi được hưởng niềm hạnh phúc được làm cha. Mỗi khi hết giờ làm, tôi chỉ muốn được về nhà thật nhanh để được bế bổng các con lên. Khi các con bị ốm, tôi chạy đôn chạy đáo đưa các con đi bệnh viện, lo cho con đến mất ăn mất ngủ.
Tình cảm của tôi với My ban đầu rất sâu đậm. Chúng tôi quấn quýt nhau như đôi chim cu cả đêm lẫn ngày. Tuy nhiên, sau một thời gian, My tỏ vẻ không hài lòng vì chuyện chăn gối với tôi không được như mong muốn. Dù tôi đã cố gắng dùng thêm thuốc hỗ trợ nhưng mọi thứ vẫn không được như mong muốn. Tôi có đi khám bệnh viện thì bác sỹ nói rằng vấn đề của tôi cần phải điều trị lâu dài mới mong có thể cải thiện.
Gần đây, tôi thấy My hay cáu gắt, gây chuyện với tôi. Cô ấy cũng đi sớm, về khuya lấy lý do bận việc, mặc kệ 2 con một mình tôi đưa đón, chăm bẵm. Tôi nhờ bạn hack nick Facebook, Zalo của My thì phát hiện cô ấy đang cặp kè với chính trưởng phòng của mình. Hai người cũng đã nhiều lần lên giường với nhau.
Đọc những tin nhắn tình cảm của My với người khác, tôi đau đớn khôn cùng. Đối với tôi, My và 2 con là tất cả. Nhờ có My và 2 con, tôi mới có được cảm giác được làm chồng, làm cha. Vậy mà…
Tôi đem tất cả mọi chuyện nói với My, My không hối hận mà còn trách móc tôi đã không hoàn thành nghĩa vụ của người chồng. Và giờ cô ấy đã tìm được một người đàn ông tốt hơn tôi cả vạn lần và sẽ sớm chuyển đi.
Tôi chẳng còn nhiều tình cảm với My nhưng tôi thương 2 con trai của tôi quá. Mấy hôm nay, My không về, 2 đứa con cứ quấn quýt tôi không rời. Nghe các con nói: “Con muốn ở với bố. Mai này con lớn con đi làm, con sẽ nuôi bố”, tôi không cầm được nước mắt.
Chuyện tình cảm của tôi với My có lẽ không thể cứu vãn nhưng tôi biết phải làm sao với 2 đứa con của cô ấy đây? Tôi có nên nhận nuôi các con để tiếp tục gắn bó với chúng hay không? Xin độc giả cho lời khuyên.
Vợ đẹp, khéo léo chồng vẫn 'say nắng' nữ đồng nghiệp
Tôi và em làm chung một công ty. Cả hai đều có gia đình riêng nhưng chúng tôi lại lỡ phải lòng nhau trong một dịp công ty tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập.
" alt="Bạn gái ngoại tình, tôi vẫn không nỡ buông tay vì lý do khó nói">Bạn gái ngoại tình, tôi vẫn không nỡ buông tay vì lý do khó nói
-
Soi kèo góc Napoli vs Torino, 1h45 ngày 28/4
-
Một số đồng phục của học sinh Trung QuốcNhiều cư dân mạng bắt đầu nhảy vào bình luận cụ thể và chi tiết về sự xấu xí của những bộ đồng phục học sinh nước này. Bài viết được 110 triệu lượt đọc và thu hút hơn 670 nghìn bình luận. Phần lớn đều đống ý rằng những bộ đồng phục thực sự xấu xí.
“Đồng phục của học sinh Trung Quốc giống như quần áo tập thể dục. Sự thùng thình của nó khiến người ta dễ tập luyện hơn. Nó chẳng có tý thẩm mỹ nào” – bình luận này của một thành viên mạng đã nhận được hơn 3 nghìn lượt “like”.
Những bộ đồng phục bị chê là giống trang phục tập thể thaoMột ý kiến khác cho rằng đồng phục của học sinh nước này là một “sự thất bại” – bình luận nhận được hơn 2 nghìn lượt “like”. Bạn đọc Liu Kunkun thì cho rằng kể cả giày dép cũng cần phải đồng phục để các em không thể so sánh lẫn nhau, tập trung vào việc học tập thay vì thời trang.
Tuy nhiên, không phải tất cả ý kiến đều phản đối những bộ đồng phục của học sinh Trung Quốc. “Mặc dù đồng phục xấu, nhưng chúng tiện dụng, bền và chống bụi. Bộ đồng phục cũng là những kỷ niệm đáng quý” – một ý kiến nói.
Trong một khảo sát trực tuyến của mạng Sina Weibo, chỉ có 10,3% cho rằng những bộ đồng phục của học sinh nước này đẹp, trong khi 44,6% đánh giá là xấu và 45,1% cho rằng ngoại hình của một người đẹp hay xấu là do khuôn mặt, hình dáng họ, chứ không phải là do những gì họ mặc.
- Nguyễn Thảo (Theo Asiaone)
Đồng phục xấu xí khuấy đảo dân mạng TQ