Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) xuất bản cuốn sách Cẩm nang phòng, chống Covid-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch tới toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong và ngoài ggành; cung cấp nhiều thông tin bổ ích mà mỗi người lao động cần nắm được để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.Cuốn sách do PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam) thẩm định; TS.BS Nguyễn Việt Đồng (Giám đốc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Hội Y học Lao động Việt Nam) biên soạn.
Cẩm nang nêu những dấu hiệu nhận biết, các con đường lây nhiễm bệnh và cách để phòng ngừa Covid-19 cho bản thân và cộng đồng. Bên cạnh đó, cẩm nang đưa ra những lưu ý với cơ quan, doanh nghiệp và người lao động để vừa đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, vừa phòng, chống dịch hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng là để toàn dân sớm thích nghi, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Đặc biệt, sách trả lời cho các câu hỏi: Cần làm gì sau khi tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19?; Người sử dụng lao động cần làm gì để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc?...
Không chỉ vậy, cuốn cẩm nang còn chỉ ra các biện pháp phòng dịch khi tham gia phương tiện giao thông, cách ly tại nhà và làm việc nơi công sở.
Ngoài ra, sách còn mang tính cập nhật khi nêu những điều cần biết về tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 và thông điệp “5K, Vaccine + Công nghệ” của Thủ tướng Chính phủ.
Cẩm nang phòng, chống Covid-19 trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động được phát hành dưới dạng cả sách in và sách điện tử. Sách in được xuất bản với hình thức sách bỏ túi, nhỏ gọn, in 4 màu. Sách điện tử được thực hiện ở dạng tích hợp multimedia, gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video.
Để kịp thời đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã phối hợp với Nhà xuất bản để tổ chức triển khai trang bị sách điện tử cho trên 84.000 đoàn viên công đoàn trong toàn ngành.
Tình Lê

Cuốn sách hữu ích giúp vượt trầm cảm
'Vòng xoáy đi lên' - cuốn sách cung cấp những kiến thức khoa học cần thiết và những phương pháp chữa trị mà người đọc có thể nhận thấy rằng trầm cảm không đáng sợ như thường nghe nói đến.
" alt=""/>Cẩm nang phòng, chống Covid
Trưa ngày 1/7, Bưu điện TP.HCM mưa lất phất. Bên trong, khách ra vào tấp nập. Người đến gửi thư, bưu phẩm, quà tặng. Người đến ngắm kiến trúc của bưu điện, chụp hình kỷ niệm và mua đồ lưu niệm.Ở hàng ghế dành cho người ngồi ghi chép khi đến gửi thư, bưu phẩm, quà tặng…, ông Dương Văn Ngộ quần áo chỉnh tề, ngồi tựa lưng vào thành ghế nghỉ một lúc cho khỏe. Cạnh ông là tấm biển bằng tờ giấy A4, viết dòng chữ: ‘Nơi chỉ dẫn và viết giúp’ bằng tiếng Việt, Anh và tiếng Pháp. Một chiếc cặp táp màu đen đựng dụng cụ viết, chiếc kính lúp, những lá thư ông được khách gửi cảm ơn và những cuốn sách về địa danh, các khu du lịch của Việt Nam.
 |
7 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện làm việc. Ảnh: NVCC |
Những người nước ngoài đi qua ông, ai cũng gật đầu chào. Có người dừng lại xin chụp hình làm kỷ niệm. Khuôn mặt hốc hác, hai mắt thâm quầng vì mệt và tuổi già, ông Ngộ vẫn mỉm cười chào lại, tạo dáng chụp hình với mọi người.
‘Khách du lịch ai biết cũng chào, xin chụp hình với tôi. Có hôm, tôi xách cặp ra về đến ngoài cổng, họ chạy theo xin chụp. Mệt lắm, nhưng tôi vẫn vui vẻ nhận lời. Làm công việc này là phải làm sao mọi người biết và quý mình’, cụ ông sinh năm 1930 tâm sự.
Ông Ngộ năm nay 89 tuổi. Tính đến nay, ông đã làm việc ở bưu điện hơn 70 năm. Công việc dịch và viết thư thuê, ông làm lúc nghỉ hưu năm 1990. Từ lúc làm công việc này, ông Ngộ thành người nổi tiếng, không chỉ ở bưu điện, mà còn được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Nhiều phóng viên ở các nước: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản… đã viết bài về ông cho tờ báo của đất nước mình.
 |
Từ những lá thư bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, ông Ngộ dịch sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Ảnh: NVCC |
Lục lại những tấm ảnh về mình do du khách, bạn bè quốc tế và các phóng viên gửi tặng, ông Ngộ nói về lý do mình được ngồi ở một góc trong bưu điện làm nghề viết và dịch thư thuê.
30 năm trước, đã có 2-3 người làm công việc như ông nhưng không được lâu. Vì ông là người thạo hai ngôn ngữ - Anh, Pháp, nên khi ông nghỉ hưu, lãnh đạo bưu điện mời ông đến làm. Ngoài truyền tải lại những câu chuyện của khách từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, ông phải giữ hình ảnh đẹp, hướng dẫn, chỉ đường, kể những câu chuyện về Sài Gòn xưa và nay cho khách khi đến thăm bưu điện.
Mỗi ngày, 7 giờ sáng, ông đạp xe đến chỗ làm. 3 giờ 30 phút chiều, ông thu dọn đồ dùng rồi đạp xe ra về. Hai ngày cuối tuần, ông nghỉ.
Nhiều người thấy ông lưng đã còng, tóc bạc trắng mà vẫn đi làm nên thắc mắc. Ông Ngộ cười lớn: ‘Các con tôi nó dư sức nuôi tôi. Nhưng ở nhà không cũng buồn, tôi đi làm cho vui, đỡ nhớ nghề và quảng bá cho đất nước. Tôi sẽ làm đến khi nào không còn sức khỏe nữa mới thôi’. Nói rồi, ông cầm chiếc kính hiển vi được một vị khách nước ngoài gửi tặng trong dịp sinh nhật mình ra khoe: ‘Cái này tôi được một người Pháp tặng đó. Chú ấy viết bằng tiếng Việt, để trong bưu thiếp tặng cho tôi’.
 |
Lưng đã còng, tóc bạc, da nhăn nheo vì tuổi già, ông Ngộ vẫn thích đi làm. Ảnh: NVCC |
Ngồi chờ khách đến 3 giờ chiều, ông Ngộ thu dọn đồ dùng cho vào cặp chuẩn bị ra về. ‘Hôm nay, tôi bị ế khách. Có một cô gái người Pháp đến nhờ viết bưu phẩm giúp thôi. Tôi viết có mấy dòng, cô ấy trả 200 ngàn đồng. Nhưng tôi lấy 15 ngàn đồng. Phần còn lại, trả cho cô ấy’, ông Ngộ nói, tay vuốt thẳng từng lá thư, bức ảnh, cuốn sách cẩn thận cho vào cặp mang đi gửi rồi ra nhà xe lấy xe đạp về.
Ông Ngộ cho biết, gần 30 năm làm nghề, ông không nhớ mình đã tiếp xúc với bao nhiêu vị khách, đọc và dịch bao nhiêu câu chuyện khác nhau. Ông chỉ biết, công việc của mình buộc phải quên hết mọi chuyện, không được tiết lộ với ai, vì đó là bí mật, đời tư của khách. Nhưng có hai câu chuyện liên quan đến tình mẫu tử làm ông nhớ mãi.
Đó là câu chuyện của người phụ nữ quê Bình Phước lấy chồng người Pháp. Sau kháng chiến, con trai bà theo cha về Pháp sống. Khi lớn lên, người con trở lại Việt Nam tìm mẹ. Họ gặp lại nhau và viết thư qua lại cho nhau 3-4 tháng một lần.
 |
Hơn năm nay, ông Ngộ được chị tạp vụ cho mượn chiếc ghế có tựa để ngồi mỗi khi không làm việc. Sợ ai đó cầm nhầm, ông phải cột cẩn thận vào những chiếc ghế đã gắn cố định. |
Mỗi lần viết thư cho con, người mẹ viết bằng tiếng Việt rồi bắt xe từ Bình Phước đến bưu điện nhờ ông Ngộ dịch sang tiếng Pháp gửi cho con. ‘Hơn năm nay, không thấy bà ấy đến nhờ tôi dịch thư nữa. Không biết, bà ấy có khỏe không’, ông Ngộ lo lắng. Vì không dùng điện thoại và không biết địa chỉ của người mẹ nên ông không biết làm thế nào để hỏi thăm.
Câu chuyện thứ hai là về mẹ con người đàn ông Pháp lạc nhau trong chiến tranh. Khi qua Việt Nam tìm mẹ, người con tìm đến ông Ngộ nhờ dịch địa chỉ trong hồ sơ tìm mẹ. Qua những thông tin anh cung cấp, ông Ngộ nhờ công an xác minh địa chỉ giúp. Chỉ mất thời gian ngắn, người đàn ông Pháp cũng tìm được mẹ.
 |
Những thông tin về mình, hình ảnh, món quà, lá thư khách gửi tặng, ông lưu giữ lại cẩn thận. |
‘Hôm anh ấy đến địa chỉ người mẹ đang ở, người mẹ đang nằm nghỉ trong căn chòi rách nát. Bà ấy chỉ nằm đó cho mát, còn bà được người con gái nuôi. Nhìn mẹ vậy, anh ấy đã khóc. Chứng kiến mẹ con họ gặp nhau sau bao năm xa cách, tôi vừa vui vừa xúc đồng’, cụ ông kể.
Ông Ngộ cho biết, mỗi khi làm cầu nối cho khách thành công, ông rất vui. Những người được ông giúp ai cũng viết thư cảm ơn. Có khách còn tặng ông quà, nhưng ông không nhận. ‘Tôi làm việc này không phải vì tiền, vì quà, mà muốn giúp đỡ người khác thôi’, cụ ông nói.
 |
Ông Ngộ cho biết, ông đi làm là để vui, quảng bá hình ảnh đất nước chứ không phải vì kinh tế. |
Anh Ngô Minh Đạt, bảo vệ ở bưu điện này cho biết, nhắc đến ông Ngộ, ai cũng thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng vì ông tuổi cao vẫn miệt mài làm việc và là chứng nhân của những lá thư tay trong thời kỳ công nghệ đang lấn áp.
Anh Đạt cũng cho biết, trước ông Ngộ đã có 2-3 người làm công việc này. Khi ông Ngộ nghỉ hưu, lãnh đạo bưu điện thấy ông giỏi nhiều thứ tiếng nên mời ông đến làm.

Ám ảnh nơi 'đi mây về gió' của giang hồ khét tiếng Sài Gòn xưa
Trước 1975, xóm Cây Da Sà là một khu vực khét tiếng về tệ nạn. Nơi đây là ổ thuốc phiện, cũng là nơi phát xuất ra số đề và là khu vực an toàn cho những tay anh chị giang hồ.
" alt=""/>Cụ ông 89 tuổi gần 30 năm đạp xe đi viết thư thuê ở bưu điện Sài Gòn

Lời hứa đối với một số người có thể chỉ là “lời nói gió bay”, nhưng không phải với cậu bé này
Từ ngày 18/8 đến ngày 20/8, cậu bé Tzuo Ze Gang đã chinh phục thành công núi Ngọc Sơn - ngọn núi cao nhất Đài Loan với độ cao 3.952 mét so với mực nước biển. Đây cũng là ngọn núi cao thứ 4 tại các hòn đảo trên thế giới và quả thật chinh phục nó là một kỳ công đối với một cậu bé 8 tuổi.
 |
Ze Gang đã chinh phục ngọn núi cao nhất Đài Loan bằng chính đôi chân của mình. |
Theo người cha của Ze Gang, vợ ông từng kể cho con trai họ nghe câu chuyện về núi Ngọc Sơn khi cậu bé được 4 tuổi. Vào thời điểm đó, hai mẹ con đã thực hiện một lời hứa về việc cùng nhau leo lên đó.
Không may là một năm sau, người mẹ đã phải trải qua phẫu thuật ở chân và không thể thực hiện lời hứa của họ. Thay vào đó, cô bảo con trai mang theo một số món đồ của mình mỗi khi đi ra ngoài ngắm nhìn thế giới.
Đến năm ngoái, người mẹ qua đời, bỏ lại chồng và 2 con trai. Bé Tzuo Ze Gang đã hết sức đau buồn nhưng không thể nào quên được lời hứa với người mẹ quá cố.
Để giúp con trai đạt được mục tiêu, người cha đã giúp con có thêm động lực bằng câu nói:
'Ngọc Sơn là đỉnh núi cao nhất ở Đài Loan, cha chắc rằng chúng ta sẽ đến gần hơn với mẹ khi ở đó'.
 |
Cậu bé thực hiện chuyến đi cùng cha và 2 người khác. |
Chuyến đi không hề dễ dàng. Cậu bé đã đi cùng với cha và 2 người bạn thân của gia đình. Trong suốt cuộc hành trình, Ze Gang bị đau đầu dữ dội, khó thở và cảm thấy buồn nôn hầu như mọi lúc. Mọi triệu chứng có vẻ là do bệnh sợ độ cao nhưng bé trai 8 tuổi đã vượt qua tất cả và chinh phục núi Ngọc Sơn.
Ngay khi trèo lên đến đỉnh núi, Ze Gang đã lấy ra bức ảnh chân dung của mẹ từ chiếc ba lô nhỏ và hét lên bằng tất cả sức lực:
'Mẹ ơi, con đã lên đến đỉnh núi! Con đã đưa mẹ lên đỉnh Ngọc Sơn!'
 |
Thời điểm cậu bé thực hiện lời hứa là 591 ngày sau khi mẹ qua đời |

Cùng bạn gái liệt nửa người đi phượt, cặp đôi nhận cái kết bất ngờ
Mục tiêu cuối cùng của Lai Min là đến thảo nguyên châu Phi để xem sự di cư của động vật. Bên cạnh đó, cô còn muốn đến Nepal, châu Mỹ... nếu có đủ sức khỏe.
" alt=""/>Thực hiện lời hứa với mẹ, bé 8 tuổi chinh phục đỉnh núi cao 3952 mét