Fujiko Fujio là bút danh chung của hai nghệ sĩ truyện tranh Nhật Bản: Hiroshi Fujimoto và Motoo Abiko. Họ vốn là bạn học từ nhỏ và là tác giả của bộ truyện tranh Doraemon nổi tiếng. Họ xuất hiện dưới cái tên chung là Fujiko Fujio khi chuyển tới Tokyo và dùng chung tên này cho tới tận năm 1987 trước khi theo đuổi sự nghiệp riêng.
Nghệ sĩ Fujiko F. Fujio (Fujimoto Hiroshi) đã qua đời năm 1996. Khoảng 8h40 sáng ngày 7/4, cảnh sát địa phương nhận tin báo một người đàn ông qua đời tại nhà riêng ở Abiko. Cảnh sát đã đến và xác định người đàn ông này chính là Fujiko A. Fujio (Motoo Abiko).
Ngoài Doraemon, Fujiko A. Fujio còn là tác giả của nhiều series phim hoạt hình nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc như:Ninja Hattori-kun, The Laughing Salesman... Trong đóKaibutsu-kun (The Monster Kid) được nhiều nước chuyển thể thành phim hoạt hình cònThe Laughing Salesman được chuyển thể thành phim phát trên nền tảng Netflix.
An Na
Đề án này được thực hiện theo thông báo kết luận của Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc về phát triển giáo dục đào tạo TP.HCM diễn ra đầu tháng 6 vừa qua.
Ảnh minh họa: Đinh Quang Tuấn |
Hai giai đoạn thực hiện
Theo đề án, việc thi và xét tốt nghiệp THPT tại TP. HCM từ năm 2017 được thực hiện theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1:Năm 2017 công tác thi và xét tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức vào ngày 2 và 3/6. Thí sinh dự thi 3 môn là Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút), Toán (120 phút), Ngoại ngữ (90 phút). Hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi môn thay thế Ngoại ngữ.
Sở GDĐT chịu trách nhiệm tổ chức ra đề thi. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu ở lớp 12 nhằm kiểm tra bao quát kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực tiễn của học sinh.
Đề thi đảm bảo tính chính xác, khoa học và tính sư phạm, đánh giá được trình độ của học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.
Điểm mỗi bài thi được quy về thang điểm 10.
Giai đoạn 2 của kỳ thi THPT quốc gia tại TP.HCM được xác định là từ năm 2018 trở về sau.
Thời gian thi, nội dung ra đề thi, đối tượng được miễn thi giống như giai đoạn 1.
Ngoài 3 môn thi như giai đoạn 1, ở giai đoạn này thí sinh sẽ thi thêm môn tích hợp, thời gian làm bài 120 phút.
Môn thi tích hợp sẽ bao gồm nội dung kiến thức của các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân.
Ở giai đoạn 1, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm điểm của 3 bài thi, điểm ưu tiên, khuyến khích và điểm trung bình cả năm lớp 12, được tính theo công thức sau:
Điểm xét tốt nghiệp = ( (Tổng điểm 3 bài thi + Tổng điểm khuyến khích (nếu có)/ 3) + Điểm trung bình cả năm lớp 12)/ 2 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Ở giai đoạn 2, Điểm xét tốt nghiệp không lấy điểm học bạ lớp 12 nữa.
Điểm xét tốt nghiệp = (Tổng điểm các bài thi + Tổng điểm khuyến khích (nếu có)/ tổng số môn) + Điểm ưu tiên (nếu có).
Theo đề án, kết quả học tập của người học, kết quả thi và kết quả xét tốt nghiệp là cơ sở để các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có quy định tuyển sinh bằng phương pháp xét tuyển sử dụng.
Mở rộng đối tượng được miễn thi
Ảnh minh họa: Đinh Quang Tuấn |
Theo đề án, Sở GD-ĐT Tp.HCM sẽ công nhận tốt nghiệp THPT đối với các trường hợp được miễn thi và những thí sinh đủ điều kiện dự thi theo quy chế hiện hành của Bộ GD-ĐT, thi đủ các bài, không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, các bài thi đạt trên 1 điểm và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 trở lên.
Ngoài các trường hợp được miễn thi theo quy định của Bộ GD-ĐT, TP.HCM dự định mở rộng tới mọt số trường hợp khác. Cụ thể là: Học sinh khuyết tật; Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đoạt giải nhất, nhì, ba (giải thưởng, huy chương) ở các môn của kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia, cấp khu vực và quốc tế, có kết quả học tập và hạnh kiểm đạt từ khá trở lên ở năm học lớp 12.
Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên dự các cuộc thi về văn nghệ, thể dục, thể thao đoạt huy chương vàng, bạc, đồng cá nhân ở các giải cấp thành phố hoặc đoạt huy chương vàng, bạc, đồng cá nhân, đồng đội ở các giải cấp quốc gia, quóc tế do ngành GD-ĐT tổ chức; có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm lớp 12.
Học sinh, học viên dự cuộc thi về khoa học kỹ thuật đoạt giải nhất, nhì, ba cấp thành phố cho đề tài cá nhân, hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia cho đề tài cá nhân hoặc nhóm học sinh, có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm lớp 12.
Học sinh, học viên đoạt giải nhất, nhì, ba và được công nhận học sinh giỏi qua các cuộc thi, hội thi chuyên môn cấp thành phố do sở GD-ĐT tổ chức (hoặc phối hợp tổ chức), có kết quả học tập, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên ở năm học lớp 12.
Thí sinh Đặng Thị Huyền. |
Ngày 7/11, Bộ GD-ĐT vừa cho biết đã nhận được đơn của thí sinh Đặng Thị Huyền và công văn của Sở GD-ĐT Hà Giang đề nghị cho Huyền được nhập học tại Trường ĐH Luật Hà Nội.
Qua kiểm tra các thông tin có trong hệ thống quản lý tuyển sinh, xác nhận Huyền đã đăng ký đợt 1 vào 2 trường và trúng tuyển vào 2 ngành: ngành Luật của Trường ĐH Luật Hà Nội và ngành Việt Nam học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Tính đến thời điểm này, thí sinh này chưa đăng ký nhập học vào bất kỳ trường nào.
Do đó, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đề nghị Trường ĐH Luật Hà Nội căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình thí sinh và ý kiến đề nghị của Sở GD-ĐT Hà Giang để xem xét, tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển.
Trước đó, Huyền từng thi THPT quốc gia 2016 được 27,5 điểm, đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, song do không biết thông tin, cô gái dân tộc Hoa tại tỉnh miền núi Hà Giang vẫn trượt đại học.
Huyền làm hồ sơ vào Trường ĐH Luật Hà Nội (nguyện vọng 1 vào ngành Luật kinh tế, nguyện vọng 2 vào ngành Luật) và ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Việt Nam học. Theo điểm chuẩn, Huyền không đủ điểm vào NV1 trường Luật (lấy 28 điểm) nhưng thừa điểm NV2 ( lấy 26,25 điểm), lại thừa điểm vào Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Vì vậy, Huyền đinh ninh là mình đã đỗ.
Huyền cho biết, em hoàn toàn không biết năm nay có quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận việc nhập học mà nghĩ rằng đợi giấy báo nhập học của trường gửi về nhà rồi mang hồ sơ xuống trường để nhâp học.
Huyền cũng cho biết, cả trường em năm nay chỉ có 9 bạn thi đại học, điện thoại của em thời gian đó lại hỏng nên em không liên lạc với các bạn để biết thông tin này.
Chia sẻ với VietNamNet, Huyền cho biết nếu được xem xét em vẫn quyết định lựa chọn theo học Trường ĐH Luật Hà Nội. “Ngày mai hoặc ngày kia em sẽ xuống trường để nộp hồ sơ để trường xem xét về trường hợp của mình. Nếu vào được đại học, em sẽ cố gắng đi làm thêm để có tiền theo học”, Huyền nói.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nữ sinh dân tộc trượt ĐH kêu cứu được xem xét tiếp nhận vào trường