Người mẹ đơn thân nước mắt nghẹn ngào, nhìn về con gái bé bỏng. Cô bé Quỳnh Châu cố gắng thể hiện mình vẫn ổn: “Mẹ yên tâm đi, con tự lo được. Con không sao đâu”. Chứng kiến con gái dũng cảm như vậy, chị Trâm vừa mừng vừa lo.
![]() |
Bệnh suy thận đã biến chứng suy tim, cao huyết áp nên nhiều lần, chị Trâm phải bế con gái đi lên phòng chạy thận. |
![]() |
Hai mẹ con chị Trâm ở khu vực cách ly của Bệnh viện Nhi đồng 2 chờ kết quả xét nghiệm Covid-19. |
Đêm đầu tiên ở khu cách ly, chị chẳng thể nào ngủ được, nước mắt ướt đẫm gối vì lo cho con gái. Quỳnh Châu năm nay mới 11 tuổi, bị suy thận mãn giai đoạn cuối và phải chạy thận định kỳ tại Bệnh viện Nhi đồng 2 suốt 4 năm nay. Bệnh của con đã bị biến chứng sang suy tim, cao huyết áp, nên mặc dù cô bé vốn nhiều bạn bè, nhưng hơn 1 năm nay, con thường phải ngồi một chỗ, không thể chơi đùa.
Phần lớn mọi việc đều do chị Trâm hỗ trợ, chăm sóc nên khi hay biết mình trở thành F0, chị đã ngỏ lời xin được cách ly tại nhà trọ. Nhưng rồi, trong căn phòng tồi tàn ấy, còn con gái chị và 2 gia đình có con chạy thận khác đều là F1. Chị không dám cam đoan mình sẽ không lây bệnh cho những người còn lại, nên buộc phải chuyển đi.
Trước đó một tuần, cả cha mẹ và bà ngoại của bé Yến Vy cũng bị dương tính với Covid-19 do lây nhiễm trong cộng đồng. Ở nhà chỉ còn con và em gái năm nay chuẩn bị lên lớp 2, là chị cả, cô bé cũng phải nén nỗi lo sợ để bảo vệ em gái. Thế nhưng cơ thể của con “gánh” đầy bệnh tật, chẳng biết có thể gắng gượng được đến lúc nào.
![]() |
Bé Yến Vy bơ phờ sau ca chạy thận. |
![]() |
“Túp lều” của bà ngoại Yến Vy nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở Quận Tân Phú. |
Yến Vy bị lupus ban đỏ và suy thận mãn giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ ở Bệnh viện Nhi đồng 2. May mắn những ngày thành phố thực hiện giãn cách, con và em gái thường tự chơi trong nhà nên không bị lây bệnh từ người thân.
Nhưng khó khăn nhất đối với Quỳnh Châu, Yến Vy và cả những bệnh nhi là F1 của chị Trâm lúc này là khoản chi phí xét nghiệm Covid-19. Bởi F1 có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, vì vậy, mỗi lần được người thân đưa đi chạy thận đều phải làm xét nghiệm PCR, phí khám bệnh hết hơn 1,6 triệu đồng/2 người. Mỗi tuần chạy thận 3 lần, tính ra chỉ riêng tiền xét nghiệm để các bé chạy thận trong 3 tuần cũng hết khoảng 15 triệu đồng.
Số tiền đó vượt quá khả năng hiện tại của các gia đình. Bởi trước đó, họ đã phải sống trong trầy trật vì tiền trọ và chi phí điều trị, thuốc thang cho các bé quá nhiều. Thậm chí, nhiều năm trước, gia đình chị Phương đã phải bán nhà để chữa trị cho Yến Vy, nhưng cũng chẳng cầm cự được bao lâu. Giờ đây nợ nần chồng chất.
Covid-19 dai dẳng và nguy hiểm là nỗi khiếp sợ của những gia đình cho con đang chạy thận. Bởi tình trạng F0 trong cộng đồng tại TP HCM quá lớn, chỉ cần một chút sơ suất, họ sẽ lập tức trở thành bệnh nhân. Và khi ấy, những đứa trẻ cũng sẽ phải rơi vào cảnh bơ vơ không có điểm tựa.
Khánh Hoà
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.
“Những mảnh trước kia bị coi là khỉ ho cò gáy, bán mãi chẳng ai mua mà giờ cũng hái ra tiền. Người ta từ nơi khác còn ùn ùn kéo tới đầu tư, mình “thổ công thổ địa” ở đây mà không kiếm lúc này thì kiếm lúc nào nữa”, anh trai gọi điện nói với tôi như vậy.
![]() |
Một kinh nghiệm được ông Frank Valentic, Đại diện công ty bất động sản Advantage, Australia đưa ra khi đầu tư bất động sản là "đừng theo bầy đàn, đừng để bị cháy túi khi mua lúc lên cơn sốt và đừng suy nghĩ ngắn hạn" |
Theo lời anh trai, một thời gian nữa, dự án lớn sẽ về Ba Vì. Đó chính là lý do khiến đất ở quê tôi tăng phi mã. Anh tôi bảo, những chiếc ô tô láng cóng, những người đến xem đất chỉ trỏ lô nọ kia xuất hiện ngày càng nhiều. Ban đầu, dân làng cũng chỉ nghe ngóng, nhưng thấy giá tăng nhanh, lãi ngay trước mắt, nhiều người cũng lao vào môi giới, rồi đầu tư.
Anh trai và chị gái tôi thử đầu tư chớp nhoáng một mảnh nhỏ, sang tay ngay đã lãi mỗi người 70 triệu đồng. Không muốn em gái ở xa thiệt thòi, anh chị bắn tin rằng đã “ngắm” được một mảnh ngon mà chưa đủ tiền, vợ chồng tôi nên bàn nhau xem có góp vốn cùng không.
Thấy người nhà đã thử nghiệm và có lãi, vợ chồng tôi nhanh chóng đồng ý góp vốn 100 triệu triệu đồng. Chỉ sau thời gian ngắn mua đi bán lại mảnh đất, anh chị em tôi mỗi người lãi 90 triệu đồng. Thời gian đầu tư quá ngắn mà lãi cao nên vợ chồng tôi càng ham. Được rủ mua tiếp mảnh thứ 2, vợ chồng tôi không cần suy nghĩ, vội xuống tiền. Và cũng chỉ sau đó mấy tuần, mảnh đất ấy đã được đẩy đi, lãi hơn 100 triệu.
Chỉ hơn một tháng lướt sóng đất mà chúng tôi có khoản tiền bằng cả năm lao động. Tôi và các anh chị em bị cuốn vào vòng xoáy đó lúc nào không hay. Đến thời điểm đầu tháng 5/2010, giá đất tùy vị trí đã lên tới 170 – 220 triệu/sào. Mọi người trong gia đình tôi nhận định, đất sẽ vẫn còn tăng giá nữa. Anh chị em tôi quyết định chơi lớn, chấp nhận vay mượn thêm, đồng thời đổ hết cả lãi và vốn từ 2 lần lướt trước để đầu tư một mảnh có giá hơn 3 tỷ. Dù vay nợ nhưng không ai lo lắng vì nghĩ rằng với đà bán nhanh như những lần đầu tư trước, chẳng mấy mà thu được cả vốn, lẫn lãi.
Nhưng lần này, chúng tôi đã lầm. Cái gì cũng có đỉnh, khi đạt đỉnh thì sẽ thoái trào. Đất chủ yếu tăng giá là do mọi người mua đi bán lại ăn chênh lệch. Thời điểm anh chị em tôi mua đất chính là “đỉnh sóng”. Thị trường chững lại một cách bất ngờ. Nhiều người bắt đầu “bán tống bán tháo”. Anh chị em tôi như ngồi trên đống lửa. Bất đồng, cãi vã bắt đầu nảy sinh, tôi và chị gái muốn bán càng sớm càng tốt vì sợ thị trường đi xuống nữa thì càng lỗ nặng. Anh trai tôi lại muốn đợi, vì cho rằng giá chững rồi sẽ lại tăng. Hai tuần sau, giá càng rớt thảm hại, nhiều lô đất bán mà không có ai hỏi han. Đất không bán được, tiền đi vay thì phải trả lãi, đó là những ngày tháng cả gia đình tôi ăn không ngon, ngủ không yên vì đất giảm giá còn nhanh hơn cả thời gian tăng giá trước đó.
Cuối cùng, vì không thể gồng gánh nổi lãi vay, chúng tôi đã phải chấp nhận bán mảnh đó đi, lỗ gần 50% so với giá lúc mua. Dù bán lỗ mà ai cũng mừng, vì nhiều người còn muốn cắt lỗ sớm mà chẳng ai mua cho.
Sau lần “tất tay” đó, mấy anh chị em tôi đều gánh nợ, phải cày cuốc mấy năm sau mới trả xong xuôi. Cũng may là anh chị em vẫn còn giữ được hòa khí, nhiều người trong làng anh em, bố mẹ chẳng nhìn mặt nhau cũng vì đất cát.
Giờ đây, đất quê tôi lại một lần nữa sôi sục. Người nhà tôi lại nhìn thấy những cảnh tượng năm xưa. Nhưng bài học thua lỗ từ lần trước, khiến chúng tôi không còn đủ can đảm để lao vào sóng đất nữa. Lướt sóng đất như một canh bạc nguy hiểm. Những tay ngang như anh em tôi cũng lao vào đầu tư theo phong trào. Những khoản lãi lớn luôn có sức hút khiến nhiều người đổ xô lao vào. Đến lúc ta tỉnh táo nhìn lại thì đã trắng tay, ôm nợ.
Độc giả Thúy Hà (Hà Nội)
Ông Hoàng Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Nhuận Trạch (Lương Sơn - Hoà Bình) cho biết, giá đất quanh khu vực hồ Đồng Chanh cao gấp 2-3 lần năm ngoái nhưng thực tế không có chuyển nhượng, giao dịch gần như không có, giá cao do môi giới.
" alt=""/>Nhà đất đu đỉnh đại gia hụt Hà Nội còng lưng trả nợ