Dạy nghề qua trực tuyến
Dù thầy trò chỉ gặp nhau qua màn hình máy tính nhưng giờ dạy tiếng Hàn Quốc của thầy Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc,ọcviênnghềhọctrựctuyếnđithựctậpdoanhnghiệptrongmùkèo tây ban nha Trường CĐ Công nghệ Bách khoa Hà Nội) vẫn rộn ràng như lớp học ngày thường. Thầy phát âm, hỏi và trò từ các “điểm cầu” tại nhà lần lượt trả lời.
Những ngày này, các giảng viên của các khoa ngôn ngữ (Tiếng Hàn, Nhật, Trung) của Trường CĐ Công nghệ Bách khoa Hà Nội hoạt động năng suất không kém ngày thường.
Cô Lee Juwon, Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc của Trường CĐ Công nghệ Bách khoa Hà Nội đang ghi hình bài giảng của mình. Ảnh: Thanh Hùng |
Bà Phạm Minh Tơ, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Bách khoa Hà Nội cho biết, trong đợt nghỉ học phòng dịch covid-19, từ ngày 10/2, trường đã triển khai các hoạt động kết nối với học viên như dạy trực tuyến, ghi hình các bài giảng và chia sẻ qua các kênh thông tin.
“Học viên của tất cả các ngành đều tham gia việc dạy học trực tuyến. Ngành công nghệ thông tin, quản trị hay du lịch,... các thầy cô đều có nhiều phương án để chia sẻ bài giảng và giao bài. Nhưng phát triển và hiệu quả nhất là các ngành học về ngoại ngữ bởi tính tương tác của ngành học này cao hơn”, bà Minh Tơ cho hay.
Nhà trường coi những buổi học trực tuyến, ghi hình bài giảng như những giờ thầy cô lên lớp theo các hình thức đa dạng. Theo đó, học viên sẽ truy cập vào các kênh của trường để biết giảng viên dạy, giao bài gì,...
“Với những lớp học trực tuyến, thậm chí các học viên vẫn phải thực hiện điểm danh như bình thường. Giảng viên vẫn có thể biết học viên hiện có đang tham gia giờ học. Một số phần học vẫn được tính điểm như học trên lớp. Còn với các clip giảng bài được ghi lại, giảng viên không thể điểm danh bằng cách gọi tên từng người nhưng điểm danh bằng việc các em phải trả bài theo yêu cầu của thầy cô. Như ngành du lịch, các học viên sau khi xem xong các bài giảng được đưa ra những bài tập để hiểu trong giai đoạn dịch bệnh thì ngành chịu ảnh hưởng như thế nào và nỗ lực của người trong ngành phải ra sao?”.
Giảng viên dạy Tiếng Hàn Quốc cho học viên qua kênh trực tuyến. Ảnh: Thanh Hùng |
Bà Minh Tơ cho biết, ngày thường, có thể 1 buổi các học viên học 4 tiết nhưng khi hoc trực tuyến không thể học đươc trong khoảng thời gian dài như vậy. Tuy nhiên, mỗi ngày, các thầy cô đều phải đảm bảo kết nối trực tuyến 40-45 phút để tương tác với học trò.
Vẫn đến doanh nghiệp thực tập củng cố kiến thức
Ông Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh cho biết hiện nay học viên không phải đến trường học tập trung cho đến hết tháng 2 để đối phó với dịch bệnh covid-19.
Tuy nhiên, để đảm bảo kỹ năng của sinh viên không bị gián đoạn, nhà trường vẫn phối hợp với doanh nghiệp để bố trí các chương trình thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp cho học viên theo kế hoạch đã được xây dựng.
Ảnh: Thanh Hùng |
“Việc này giúp không làm gián đoạn chương trình học tập của học viên. Thông qua đó cũng hỗ trợ các doanh nghiệp có được nguồn nhân lực bổ sung cho sản xuất ngay sau Tết và trong mùa dịch bệnh covid-19”, ông Huy nói.
Đào Duy Sơn (sinh viên năm 2 lớp Điện tử 3 của Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh) là 1 trong 7 học viên của trường đang thực tập tại một công ty có vốn đầu tư từ Hàn Quốc trên địa bàn cho hay bản thân cảm thấy thoải mái khi được tạo điều kiện thực tập tốt, tại môi trường làm việc sạch và công việc không quá áp lực.
Đào Duy Sơn (sinh viên năm 2 lớp Điện tử 3 của Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh) trong giờ thực tập tại công ty. Ảnh: Thanh Hùng |
“Trong mùa dịch covid-19, khi vào công ty, em cũng được hướng dẫn trang bị thêm những kiến thức để phòng dịch nhưng vẫn đảm bảo việc thực tập. Mọi người được phát khẩu trang và dung dịch rửa tay khô. Em được đào tạo kỹ thuật chạy máy để trải nghiệm chương trình làm việc tại đây. Em hiện được học cách vận hành, hoạt động và sửa chữa các loại máy đang chạy trong công ty. Em thấy việc thực tập trực tiếp giúp mình hiểu kiến thức hơn”.
Em chia sẻ mình cũng như các bạn cảm thấy rất vui vì trong thời gian thực tập này cũng được tính lương như người lao động bình thường.