- TS Lương Hoài Nam từng tham gia góp ý cho dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lần thứ nhất vào năm 2015. Với bản dự thảo năm 2017,Đổimớigiáodụcvìquyềnlợicủgiá vàng chiều nay ông vẫn kỳ vọng có thêm một số nội dung đổi mới giáo dục mang tính đột phá. Theo ông Nam, so với dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lần thứ nhất, bản dự thảo lần hai đang được lấy ý kiến có khá nhiều nội dung tiến bộ rõ rệt.
| TS Lương Hoài Nam
|
"Rõ ràng là cơ quan soạn thảo đã có nhiều nỗ lực đáng được ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, cá nhân tôi và một số người khác vẫn kỳ vọng có thêm một số nội dung đổi mới giáo dục mang tính đột phá, đúng với tinh thần “đổi mới căn bản, toàn diện” theo Nghị quyết 29" - ông Nam bày tỏ. 6 cụm đề xuất Là người từng tham gia góp ý cho các dự thảo, lần mới nhất này ông góp ý những gì? - Các đề xuất của tôi có thể tóm tắt vào 6 cụm. Thứ nhất,đảm bảo tính tương thích cao nhất và hiện thực hóa việc phân luồng giáo dục phù hợp với Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về phân loại giáo dục (ISCED) của UNESCO. Việc phân luồng giáo dục nên bắt đầu từ THCS. Cần nêu rõ các luồng giáo dục (trước mắt tôi đề nghị có 2 luồng là “Hàn lâm” và “Kỹ thuật”, theo luồng nào cũng lên được đại học và trên đại học), sự liên thông giữa các luồng. Chú trọng luồng Kỹ thuật, tăng cường giáo dục STEM và Công nghiệp 4.0 ở các cấp THCS và THPT. Thứ hai,đảm bảo tính tương thích, liên thông cao nhất có thể được với các hệ thống giáo dục tiên tiến trên thế giới. Thứ ba,quy định tiếng Anh là Ngoại ngữ thứ nhất (bắt buộc) ở cả 3 cấp học. Từ THPT cho phép dạy một số môn tự nhiên, xã hội trực tiếp bằng tiếng Anh. Từ THCS, học sinh được phép chọn học thêm các ngoại ngữ khác theo nguyện vọng cá nhân. Thứ tư,tổng số môn học ở THCS và THPT không nên quá 8 môn, trong đó số lượng các môn học nhà nước quy định bắt buộc không nên quá 5 môn, các môn học theo năng khiếu cá nhân và nhu cầu hướng nghiệp của mỗi học sinh nên để là các môn tự chọn. Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài lớp học, các hoạt động nâng cao thể lực. Thứ năm,có lộ trình từng bước phân cấp tự chủ chương trình giáo dục cho địa phương, nhà trường. Và cuối cùnglà tăng cường sự tương tác giữa nhà trường và gia đình trong các hoạt động giáo dục; nâng cao vai trò của phụ huynh; tăng cường tham vấn với các tổ chức, các nhà hoạt động xã hội, khoa học – công nghệ, sản xuất, kinh doanh... Tại sao ông lại cho rằng nên phân luồng từ THCS? - Tôi không cho rằng chúng ta có thể tăng cường giáo dục STEM và Công nghiệp 4.0 nếu tiếp tục cào bằng chương trình giáo dục cho mọi học sinh đến tận hết lớp 9. Nếu không phân luồng mà bắt mọi học sinh phải học 11 môn học ở cấp THCS, tôi không nghĩ là các trường sẽ có đủ không gian, thời gian và nguồn lực để hình thành hệ sinh thái STEM trong nhà trường. Không phải học sinh nào cũng cần phải học sâu về STEM, nhưng những học sinh học sâu về STEM thì cần phải học sớm thì mới đạt chất lượng. Việc phân luồng giáo dục thông qua chọn lựa các môn học ngay trong cùng một trường là để đạt được điều đó.
| "Cách dạy, kiểm tra và thi theo sách giáo khoa tôi cho là không phù hợp..." (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Để tránh hiểu nhầm, tôi không khuyến cáo phân luồng giáo dục thông qua cách tổ chức nhiều hệ trường phổ thông khác nhau (như ở Đức), mà thông qua chọn các môn học ngay trong một trường như cách làm phổ biến ở nhiều nước (như ở Singapore). Còn về vấn đề tự chủ thì sao, thưa ông? Con số “trước mắt cho phép các địa phương, nhà trường được quyết định 20% chương trình giáo dục theo chiến lược và điều kiện của địa phương, nhà trường” ông đưa ra trên căn cứ nào? - Tôi không nghĩ việc tất cả các trường ở cả 63 tỉnh thành “đồng phục” một chương trình giáo dục giống nhau là cách làm tốt. Các địa phương có các nhu cầu, điều kiện rất khác nhau, hãy cho họ một mức độ tự chủ nhất định. Theo dự thảo, mức độ tự chủ chương trình giáo dục với thời lượng 2 tuần trong 37 tuần mới chỉ được 5%, tôi cho là còn thấp. Ở Pháp là 20%. Tôi cũng cho rằng các trường tư thục nên được quyền tự chủ chương trình giáo dục. Trên thực tế, ở Việt Nam đã và đang có các trường dạy theo chương trình giáo dục quốc tế (Anh, Mỹ, Úc…), nhưng chủ yếu cho học sinh nước ngoài và một ít con em các gia đình có điều kiện. Nên mở rộng thực tiễn này để nhiều học sinh nước ta được tiếp cận các chương trình giáo dục tốt. Một vấn đề nữa được tranh luận nhiều, đó là tư duy phản biện, sáng tạo cần được nhấn mạnh như những thành tố của triết lý giáo dục. Cách dạy, kiểm tra và thi theo sách giáo khoa tôi cho là không phù hợp. Để đi từ A đến B, sách giáo khoa chỉ nêu ra một con đường, nhưng trong cuộc sống lại thường có rất nhiều con đường. Năng lực phản biện, sáng tạo của học sinh đòi hỏi phải thoát khỏi khuôn khổ của sách giáo khoa và cách dạy theo kiểu truyền đạt một chiều từ thầy cô giáo đến học sinh. Những con người ở “đầu ra” của nền giáo dục dựa trên sách giáo khoa và cách dạy theo kiểu truyền đạt kiến thức một chiều khó có cơ hội trở thành “Con người sáng tạo”, “Con người Công nghiệp 4.0”. Chúng ta đang "mắc kẹt" do cách tiếp cận Đã hơn một tháng quan sát những ý kiến đóng góp cho dự thảo chương trình mới, ông nhận thấy điều gì? - Những người góp ý cho dự thảo đang chia thành hai “phe”: “phe” những người cho rằng mức độ đổi mới chương trình giáo dục như theo dự thảo chưa đủ nhiều, chưa “căn bản”, “toàn diện” như kỳ vọng, và “phe” những người cho rằng đổi mới chương trình giáo dục như theo dự thảo là quá nhiều, không thể làm nổi. Những người thuộc “phe” đầu so sánh dự thảo với các hệ thống giáo dục tốt hơn trên thế giới. Những người thuộc “phe” sau lại đối chiếu dự thảo với các điều kiện hiện tại về cơ sở vật chất nhà trường, trình độ của giáo viên...
| "Nên để học sinh tự tin với những lĩnh vực kiến thức phù hợp với học sinh..." (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Theo tôi, việc “mắc kẹt” này là do cách tiếp cận. Đổi mới chương trình giáo dục hay đổi mới bất kỳ cái gì cũng cần một “lộ trình” với những mục tiêu trước mắt và biện pháp trước mắt, những mục tiêu trung hạn và các biện pháp trung hạn, những mục tiêu dài hạn và các biện pháp dài hạn. Làm như thế mới khả thi, hiệu quả. Tôi lấy ví dụ đề án đổi mới giáo dục phổ thông Malaysia giai đoạn 2013-2025. Họ xác định “11 Trụ cột đổi mới (11 Shifts)”, phân kỳ làm “3 Làn sóng (3 Waves)”. Họ bắt đầu thực hiện đề án này từ năm 2013, nhưng theo đề án của họ thì năm nay (2017) họ mới thay đổi chương trình giáo dục tiểu học, trung học. Tôi cũng có cảm giác là dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thểđang tính đến quyền lợi của người dạy hơn là quyền lợi của người học. Ví dụ như chuyện phân luồng. Hiếm học sinh nào có thể học giỏi tất cả các môn có trong chương trình. Bắt học sinh học 11 môn học trong chương trình THCS làm cho các em mất điều kiện tập trung học sâu hơn các môn học năng khiếu và hướng nghiệp. Ngoài ra, tôi e rằng việc bắt học sinh học những môn học mà kiểu gì học sinh cũng học kém (do tố chất của mỗi em) còn có nguy cơ làm cho học sinh mất tự tin với bạn bè, thầy cô. Nên để học sinh tự tin với những lĩnh vực kiến thức phù hợp với học sinh, hơn là để học sinh "nhụt chí" vì kết quả học một số môn mà học sinh không kiểu gì học giỏi được. Hiếm ai học giỏi được mọi kiến thức. So với lần góp ý cho dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lần thứ nhất, tôi rút lại đề xuất thay đổi cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông từ “5 + 4 + 3” hiện nay thành “6 + 3 + 3” (tiểu học 6 năm, THCS 3 năm và THPT 3 năm). |
|