Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, số trẻ nhỏ mắc đậu mùa khỉ trên thế giới hiện nay rất hiếm. Người ta vẫn chưa xác định được nguồn lây, cách thức lây ở những ca này.
Ban đầu, một số trẻ nhỏ ở châu Phi mắc bệnh đậu mùa khỉ là do tiếp xúc gần với động vật nhiễm bệnh, chủ yếu là loài gặm nhấm. Tuy nhiên, hiện nay, khi bệnh đã lây lan ra hơn 70 quốc gia với hơn 16.000 ca, số ca mắc ở trẻ nhỏ lại quá ít, giới khoa học vẫn chưa phân tích được các đặc điểm của độ tuổi mắc bệnh này.
Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cho hay, dù ở trẻ nhỏ hay người lớn, triệu chứng mắc đậu mùa khỉ cũng tương tự nhau, đặc trưng là sốt và nổi bóng nước. "Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ vô cùng hiếm, nên chưa cần lo quá xa".
Theo bác sĩ Đỗ Hồng Hiên, Chuyên gia dịch tễ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, thống kê triệu chứng trên bệnh nhân đậu mùa khỉ hiện nay như sau: 88% bệnh nhân có phát ban, 44% sốt, 33% phát ban ở bộ phận sinh dục; 27% có sưng nổi hạch ngoại biên. Các triệu chứng không điển hình khác là ho, đau họng, nôn, đỏ mắt…
Theo Bộ Y tế, đậu mùa khỉ phần lớn tự khỏi sau 2-3 tuần mắc bệnh, tuy nhiên cũng có 1 tỷ lệ biến chứng. Nếu các nốt phát ban nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến phổi, nhiễm trùng máu, mất nước, viêm não.
Ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, Việt Nam hiện mở cửa sau hơn 2 năm đại dịch để du lịch quay trở lại, kinh tế xã hội phát triển. Nguy cơ đậu mùa khỉ sẽ xâm nhập từ người nhập cảnh hoặc khách du lịch đến từ vùng dịch. Hệ thống y tế cần giám sát thường trực để phát hiện sớm ca bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo, khi người dân đi từ vùng dịch về và có dấu hiệu sốt, đau đầu, đau cơ, phát ban, nổi hạch... cần đến các cơ sở y tế để khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
Tiến sĩ Anne Raben từ Viện Khoa học Thể thao và Dinh dưỡng, Đại học Copenhagen nói: “Chúng tôi cho rằng kết quả trên có liên quan đến hàm lượng chất xơ cao hơn một chút trong các miếng chả làm từ đậu”.
Nhóm tác giả cũng ngạc nhiên khi nhóm tình nguyên ăn lượng đậu có hàm lượng protein thấp cũng cảm thấy no.
Chất xơ
Không chỉ protein tạo ra cảm giác no mà chất xơ có nhiều trong đậu cũng có khả năng làm đầy dạ dày.
Khi nói đến khả năng kiềm chế cơn đói, chất xơ có thể ấn tượng hơn protein. Tiến sĩ Raben, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh: “Thật thú vị, bữa ăn làm từ thực vật có hàm lượng protein thấp hơn cũng giúp no và ngon miệng như bữa ăn từ động vật với hàm lượng protein cao hơn”.
Do đó, để giảm cân, Tiến sĩ Raben tổng kết, đừng nghĩ rằng bạn phải dựa vào một lượng lớn protein từ thịt để no. Nghiên cứu trên đã chứng minh, một bữa ăn giàu chất xơ, ít protein hơn có thể đem lại cảm giác no.
Lượng calo
Tiến sĩ Raben kết luận: “Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để có bằng chứng chắc chắn, nhưng có vẻ như các bữa ăn làm từ thực vật - đặc biệt từ đậu - có thể đóng vai trò là cơ sở lâu dài để giảm cân và là thói quen ăn uống bền vững”.
Một kết quả khác cho thấy tác dụng của đậu. Bánh mì kẹp đậu không chỉ giúp no bụng hơn mà còn ít calo hơn (115 calo) so với bánh mì kẹp thịt cỡ nhỏ (230 calo) và cỡ lớn (426 calo).
Các tác dụng khác của đậu
Đậu có tất cả những lợi ích của thực phẩm giàu chất xơ tự nhiên:
- Giảm cholesterol
- Kiểm soát lượng đường trong máu
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2
- Điều hòa nhu động ruột
- Phòng ngừa các bệnh về đường ruột
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim - nguyên nhân gây tử vong số một
- Nuôi dưỡng hệ vi sinh vật khỏe mạnh trong ruột của bạn. Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh vật trong ruột là các loại giàu chất xơ. Nhóm gây hại nhất dường như là thịt đỏ, làm tăng tốc độ tích tụ mảng bám dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim.
- Một chế độ ăn nhiều đậu thậm chí có thể giúp bạn sống lâu hơn. Các cộng đồng sống lâu nhất trên thế giới như đảo Okinawa (Nhật Bản) ăn nhiều đậu và thực phẩm làm từ đậu như đậu phụ.
Ngoài ra, theo Đại học Copenhagen, chăn nuôi động vật để làm thực phẩm có hại nghiêm trọng cho môi trường. Sản xuất thịt sử dụng đất và nước hơn nhiều so với trồng thực vật và tạo ra tới 50% khí nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu.