Nhận định, soi kèo Al
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Venezia, 2h45 ngày 18/2 -
Đề xuất bổ sung loạt đối tượng thuộc nhóm bắt buộc tham gia BHYTb) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật".
"> -
Hơn 20 năm đi tìm hài cốt GS Đặng Văn NgữTrong cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, GS Ngữ là người đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc kháng sinh - nước lọc penicillin - chế từ giống nấm ông đem từ Nhật Bản về. Nhờ thuốc kháng sinh này, 80% thương binh không bị cưa chân tay, có thể trở về đơn vị chiến đấu. GS Đặng Văn Ngữ cùng với GS Hồ Đắc Di và GS Tôn Thất Tùng còn sáng lập Trường Đại học Y khoa kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc và là người đầu tiên xây dựng ngành ký sinh trùng học Việt Nam.
NSND Đặng Nhật Minh - con trai cố GS Đặng Văn Ngữ bên chiếc kính hiển vi - dụng cụ làm việc của cha mình cách đây 60 năm. Ảnh: Phương Thúy. Năm 1967, GS Ngữ chia tay gia đình để ra chiến trường nghiên cứu về vắc xin sốt rét, thời gian dự kiến khoảng vài tháng. Nhưng ngày 1/4/1967, một quả bom B52 ác nghiệt rơi trúng hầm GS Ngữ cùng với đồng nghiệp đang tiến hành các xét nghiệm và ông đã hy sinh. Các đồng đội tổ chức truy điệu và an táng ông bên sườn một quả đồi gần đó.
Nhận được tin cha mất từ GS Phạm Ngọc Thạch, ông Minh và hai em gái rất sốc. Nói về sự ra đi của cha mình, tại lễ trao giải cuộc thi "Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ" do Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương tổ chức, ông Minh chia sẻ: “Cha tôi nằm lại Trường Sơn lặng lẽ hơn 20 năm cho đến khi một người tiều phu tình cờ phát hiện được ngôi mộ. Hài cốt được gói trong bọc vải kèm theo tấm biển nhôm khắc dòng chữ: Đặng Văn Ngữ -1/4/1967".
Kỷ vật của GS Đặng Văn Ngữ. Ảnh: P.Thúy. Người ta nghĩ rằng đó là hài cốt của một liệt sĩ vô danh nên đã quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm năm sau, gia đình ông Minh mới tìm được và đưa mộ của GS Ngữ về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình, TP. Huế.
Ông Minh cho rằng hành trình tìm mộ cha mình khó khăn chỉ vì tấm biển nhôm khắc thiếu chữ BS - bác sĩ.
"Nếu trên tấm biển nhôm khắc thêm chữ BS (bác sĩ), chắc chắn gia đình sẽ tìm được mộ của cha sớm hơn vì khi đó ai cũng biết bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Sau này, gia đình tôi nhận thông tin, đồng đội đã khắc vội và để lại tấm biển trong thi hài của cha và 3 liệt sĩ hy sinh ngày hôm đó" - ông Minh nhớ lại.
GS Đặng Văn Ngữ nghiên cứu tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng trung ương. Ảnh tư liệu.
Ở tuổi 86, trong ký ức của mình, ông Minh nhớ nhất là hình ảnh người cha đã sống, làm việc với tất cả niềm say mê dành cho khoa học. GS Ngữ không bao giờ đòi hỏi bất kỳ điều gì cho quyền lợi bản thân, gia đình hay tác động các con phải nối dõi nghề y. Ông luôn để các con tự lập trong công việc, không can thiệp vào cuộc sống riêng, con đường đi của các con.
Ngắm nhìn những di vật do cha để lại lưu trữ tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương, NSND Đặng Nhật Minh không khỏi xúc động nói: “Cả đời cha tôi chỉ biết làm việc, cống hiến cho khoa học. Ông là nhà khoa học vô sản đúng nghĩa”.
Hồi ức về vị giáo sư đi bắt muỗi, điều chế vắc xin sốt rétLần tiêm vắc xin đầu tiên, Giáo sư Đặng Văn Ngữ nhất quyết yêu cầu được tiêm trước rồi mới đến người khác."> -
Học cách ăn như người Nhật để sống thọTuổi thọ của người dân Nhật tăng từ khoảng 50 tuổi (năm 1947) lên trên 80 tuổi (năm 2019). Ảnh: Nippon TheoAboluowang, người Nhật rất coi trọng ba bữa ăn mỗi ngày. Họ lên kế hoạch trước những gì nên, không nên ăn. Bữa tối không bao giờ được lên lịch quá sớm hoặc quá muộn.
Thời gian ăn khoa học nhất là 3-4 tiếng trước khi đi ngủ. Điều đó không tạo ra gánh nặng cho dạ dày cũng như không lo ảnh hưởng đến cơ thể. Một nguyên tắc được biết tới nhiều là chỉ ăn no 70%.
Dưới đây là các đặc điểm trong chế độ ăn của đất nước “trường thọ”:
Có nhiều món trong một bữa ăn
Nếu từng tới Nhật hoặc xem qua tivi về bữa ăn của người Nhật, bạn sẽ thấy có rất nhiều đĩa thức ăn nhỏ trên bàn. Các món chính là mì, cơm giàu carbs và nước, bên cạnh đó có nhiều món phụ phong phú với khẩu phần vừa phải.
Chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân nên ăn đủ 30 loại thực phẩm mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng và đa dạng.
Ăn nhạt ít dầu mỡ
Bữa ăn chú trọng các loại thực phẩm nhạt, ít gia vị. Ảnh: Aboluowang Người Nhật chú ý nhiều đến hương vị ban đầu của thực phẩm nên món ăn được phục vụ lạnh, ít dầu và ít gia vị. Sushi và sashimi là điển hình cho phong cách này.
Thực phẩm nguyên bản sẽ tốt cho sức khỏe hơn loại chứa nhiều dầu và muối. Ăn dầu, muối thường xuyên sẽ gây tổn thương lâu dài cho dạ dày và đường ruột, dễ dẫn đến béo phì.
Hải sản và thực phẩm lên men
Vì Nhật bao quanh là biển nên hải sản thường xuất hiện trên bàn ăn của người dân. Các món cá giàu axit béo không bão hòa được ưa chuộng, như lươn và cá hồi, sẽ mang lại chất béo dễ tiêu hóa cho cơ thể con người.
Ngoài hải sản, các loại thực phẩm lên men như miso và natto sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Đây là lý do người Nhật Bản có thể duy trì lượng mỡ thấp trong cơ thể mà không cần tập thể dục, giảm thiểu nhiều rủi ro về sức khỏe.
Hải sản là các loại cá chứa chất béo tốt được ưa chuộng ở Nhật. Ảnh: Aboluowang Nhai chậm khi ăn
Hầu hết đĩa thức ăn của người Nhật đều nhỏ nên họ thường nhai và nuốt chậm khi ăn. Ăn uống từ tốn không chỉ giúp bạn thưởng thức món ngon mà còn giảm bớt gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.
Thời gian từ khi thức ăn vào miệng cho đến khi não bộ tiếp nhận thông tin no khoảng 20 phút. Do đó, ăn chậm cũng tăng cảm giác no, kiểm soát lượng thức ăn.
Đặc điểm chung của 70% những người sống thọ
Thu nhập cao, không mất ngủ, chưa bao giờ hút thuốc là những điểm chung của nhóm người có khả năng sống lâu, sống thọ.">