Ngày 17/4,ươngmạisẽxuấthiệncuốinălịch thi đấu bóng đá đêm nay Intel trình diễn công nghệ lưu trữ mới PRAM (phase-change RAM)
Công nghệ này ưu thế về tốc độ, dung lượng và giá, đủ khả năng thế chỗ cả bộ nhớ flash và DRAM.
Mẫu chip PRAM được Justin Rattner, Tổng Giám đốc công nghệ của Intel, giới thiệu tại Diễn đàn Các nhà phát triển Intel (IDF) 2007 tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
“Chúng tôi nghĩ rằng công nghệ đổi pha đầy hứa hẹn và những sản phẩm thương mại sẽ bắt đầu được sản xuất từ cuối năm nay”, Rattner nói.
Trong công nghệ nhớ mới, dữ liệu được "đựng" trong những “chiếc cốc” chalcogen hóa (những nguyên tố hóa học thuộc nhóm 16 trong bảng tuần hoàn). Dưới tác động của nhiệt độ sinh ra từ dòng điện, cấu trúc vật lý của “chiếc cốc” được biến đổi sang trạng thái tinh thể hoặc vô định hình. Mỗi trạng thái này có trở kháng khác nhau và đó là cơ sở để lưu trữ dữ liệu 0 hoặc 1 trong hệ đếm nhị phân.
Tại kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn khối 6-7-8 huyện Nam Đàn, Trường THCS Kim Liên có 63 lượt học sinh dự thi.
Kết quả có 61 lượt học sinh đậu, trong đó có 6 giải Nhất, 11 giải Nhì, 17 giải Ba.
Được biết, cháu Dương có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mất sớm, mẹ lấy chồng nên em ở với bà.
Khi nhận được kết quả kỳ thi, Thùy Dương đã rất buồn khi không đạt kết quả không mong muốn.
Tuy nhiên, khi đọc được lá thư mà thầy Linh gửi, cháu đã hết sức xúc động và cảm thấy đỡ buồn hơn rất nhiều.
Năm ngoái, Thùy Dương đạt giải 3 môn Văn, tại kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn khối 6 toàn huyện Nam Đàn.
“Cháu sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bà vui. Sau này lớn lên cháu muốn được làm giáo viên dạy văn, về trường THCS Kim Liên để dạy cho các em học sinh” - Linh tâm sự.
Thầy Linh
Là người làm công tác quản lý, thầy Linh cho rằng không nên đặt nặng vấn đề thành tích, để rồi tạo áp lực cho học trò, làm ảnh hưởng đến nhiều yếu tố. Bởi vì trẻ em, ngoài việc học còn phải được vui chơi, được tham gia các hoạt động xã hội để hình thành nên con người toàn diện. Nếu chỉ chú tâm vào việc cũng không tốt.
Ở Trường THCS Kim Liên, thầy cô giáo thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động xã hội như văn nghệ, trao quà cho học sinh, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra, nhà trường còn thường xuyên tổ chức nhiều chuyến tham quan đi Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Ngã ba Đồng Lộc, mộ Nguyễn Du... để các cháu vừa chơi, vừa học những kiến thức về lịch sử, địa lý.
Đây cũng là dịp để các cháu yêu quê hương, yêu đất nước hơn, tạo động lực để học tập tốt hơn.
Thầy Linh thường nói với giáo viên: “Nếu chúng ta làm một điều gì đó với đam mê, niềm say sưa, tinh thần tự nguyện cao sẽ đạt được kết quả cao. Việc học tập cũng vậy, phải tự tạo động lực cho các em, làm sao để các em yêu thương bố mẹ, yêu cô thầy, yêu truyền thống... để các em tự động học tập, chứ không phải học vì bố mẹ bắt ép hay vì phải đạt điểm số Nhà trường đã xây dựng mô hình cột mốc Trường Sa, để học sinh biết được Việt Nam chúng ta còn có Trường Sa, Hoàng Sa, có biển đảo, có bầu trời".
Theo thầy Linh, Bộ GD-ĐT nên đưa ra bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường nhằm hạn chế những vấn đề tiêu cực trong giáo dục. Đó là tiền đề để thầy – trò, thầy - thầy có những cách cư xử đúng mực hơn, tránh những điều đáng tiếc xảy ra, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành giáo dục.
“Những học sinh phạm lỗi, tôi sẽ mời lên phòng. Hình phạt là viết 4-5 lần một bài văn văn hay về tình cảm gia đình, tình cảm mẹ con. Từ những câu chữ đó các cháu sẽ thấu hiểu tỉnh cảm của cha mẹ từ đó ngoan ngoãn, chăm học hơn. Có nhiều lần khi đang viết phạt, các cháu đã bật khóc vì xúc động” thầy Linh chia sẻ.
Trao quà cho Thuỳ Dương
Biết được hoàn cảnh khó khăn của Thùy Dương, thầy Lê Trung Sơn, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Nam Đàn đã đến trao quà cho cháu Dương, thăm và động viên tập thể giáo viên học sinh trường THCS Kim Liên nói riêng.
Thầy Sơn đánh giá cao Trường THCS Kim Liên khi đã có kết quả ấn tượng tại kỳ thi Kiểm định chất lượng mũi nhọn năm học 2017 – 2018. Ở cuộc thi này, Trường THCS Kim Liên có một sự bứt phá với 61/63 học sinh đạt giải (tỷ lệ 97%). Đây cũng là kết quả cao nhất của nhà trường từng có và dự kiến sẽ giữ vị trí dẫn đầu huyện.
Phạm Tâm - Quốc Huy
" alt="Thầy hiệu trưởng gửi thư cho học sinh duy nhất thi trượt"/>
Ông Nguyễn Hùng Cường - giảng viên khoa Luật, ĐHQG Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thắng
Theo lời ông Cường, em Uyên đã bị cho 1 điểm môn Tư pháp quốc tế.
“Em học môn này cực kỳ kém, nghỉ nhiều ở mức tối đa là 2 buổi. Chỉ cần thêm 1 buổi nữa là không được thi. Tôi đã phải gọi cho lớp trưởng nhắc em đi học. Nếu trù dập thì tôi làm thế làm gì? Em U. sau đó đi học chập chờn, thường xuyên đi học muộn. Kết quả là bị điểm kém. Nhưng môn này của em đã kết thúc hơn 1 năm rồi. Thời kỳ đó, tôi đã email cho lớp nói rằng bất kỳ ai có thắc mắc gì về điểm số thì gọi điện cho thầy. Em U. không hề gọi cho tôi. Nếu em ấy nghĩ rằng gọi điện cho tôi không đảm bảo được quyền lợi cho mình thì tại sao em không gọi cho trưởng bộ môn, cho ban chủ nhiệm khoa Luật, phòng đào tạo? Khoa Luật hiện nay có đủ kênh chính thức, cơ chế, email, bộ phận để giúp đỡ trường hợp sinh viên cảm thấy quyền lợi bị xâm hại. Tại sao hơn 1 năm trời em ấy không làm vậy? Đến khi lên mạng thấy những thông tin xúc phạm tôi, em ấy mới lên tiếng. Ban đầu em ấy lên mạng nặc danh nói tôi trù dập em ấy, sau đó mới gửi đơn lên khoa” – ông Cường chia sẻ.
Tuy nhiên, ở phía em Hoàng Thị Thu Uyên, câu chuyện được kể có khác đi một chút.
Chia sẻ với VietNamNet, Thu Uyên cho biết, đúng là việc em bị thầy Cường cho 1 điểm môn Tư pháp quốc tế xảy ra từ năm ngoái – khi em đang học năm thứ 3.
“Gần đây có phong trào trên trang Confessions của khoa, trong đó nhiều sinh viên đã ra trường rồi có chia sẻ là thầy Cường từng nhắn tin gạ gẫm nhưng khi các bạn ấy từ chối thì bị trù dập điểm. Em là trường hợp duy nhất còn đang học trong trường. Vì thế, em mới thông qua ‘admin’ (người quản trị) của trang đó để kể lại câu chuyện của em. Ban đầu em không định viết đơn tố cáo thầy lên khoa. Nhưng thầy Cường có đọc được chia sẻ của em trên trang, nên đã viết đơn tố cáo em gửi lên khoa Luật, nói rằng em vu cáo, làm nhục thầy”.
“Chính vì động thái viết đơn tố cáo em của thầy Cường, nên em mới viết một lá đơn kiến nghị gửi lên khoa. Bởi vì việc thầy Cường viết đơn tố cáo nói rõ tên em và đăng tải trên trang cá nhân như thế làm mọi người có cái nhìn khác về em. Em cũng gửi kèm cả ảnh chụp bài kiểm tra mà thầy cho em 1 điểm”.
Hoàng Thị Thu Uyên - sinh viên năm cuối khoa Luật, ĐHQGHN là người đã gửi đơn kiến nghị lên khoa Luật tố cáo ông Nguyễn Hùng Cường trù dập em. Ảnh: NVCC
Nữ sinh này cho biết, khoa Luật đã tiếp nhận và giải quyết đơn kiến nghị của em một cách nghiêm túc. “Khoa Luật có gọi em lên đề nghị cung cấp chứng cứ. Em có đi cùng với luật sư của em” – Uyên kể lại.
Về bài kiểm tra giữa kỳ bị điểm 1, em chia sẻ, theo đánh giá của nhiều thầy cô trong khoa, bài làm này không thể bị chấm 1 điểm, thậm chí phải đạt 7-8 điểm.
“Hồi năm thứ nhất, em có gặp thầy Cường trong một hội thảo. Thầy tỏ ra rất lịch sự, hỏi thăm em trước, sau đó tiếp cận em. Nhưng khi nói chuyện qua tin nhắn trên Facebook, thầy nói chuyện rất khó nghe, có nội dung không phù hợp. Có giảng viên nào lại nói chuyện với sinh viên của mình là ‘nếu tôi kèm cặp em thì em định trả công tôi thế nào? Tôi không nhận lời cảm ơn suông đâu!’. Nhưng chuyện đó chỉ xảy ra 1-2 ngày thôi và em đã xoá nick thầy từ năm thứ nhất”.
“Nhưng đến năm thứ 3 – tức là năm ngoái, em đi học lớp của thầy, em không hiểu sao trước ngày thi giữa kỳ, thầy nhắn tin cho em là em tung tin trong trường nói thầy tán tỉnh em và đề nghị em ‘dừng ngay trò ấy lại. Tôi không tán tỉnh em’. Thầy với em có tranh cãi qua lại. Sau đó làm bài kiểm tra giữa kỳ ở lớp thì bài của em bị điểm 1” – Uyên chia sẻ.
Đến khi thi cuối kỳ, em thi theo hình thức vấn đáp thì gặp một thầy khác và được 6 điểm. Tuy nhiên, do điểm giữa kỳ chiếm 30% nên điểm tổng kết của em bị kéo xuống thấp, chỉ vừa đủ qua môn.
Uyên chia sẻ, ngoài việc gặp thầy Cường trên lớp và nhắn tin qua Facebook thì em chưa từng gặp gỡ thầy bên ngoài.
Ngoài việc em Hoàng Thị Thu Uyên gửi đơn tố cáo ông Cường trù dập điểm thi, còn có tố cáo của các nữ sinh khác cho rằng vị giảng viên này đã có những tin nhắn tán tỉnh, rủ rê không phù hợp với sinh viên.
Về phía ông Cường, ông khẳng định rằng những tố cáo này là nặc danh và ông là nạn nhân duy nhất. Vị giảng viên này cho biết ông đã gửi đơn lên cơ quan công an, khoa Luật và ĐHQG Hà Nội. Khi được hỏi tại sao những đối tượng này lại vu khống cho ông Cường – theo như lời ông nói là do thù hằn cá nhân và không loại trừ động cơ khác do những nghiên cứu chuyên môn của ông nhạy cảm.
Về phía khoa Luật (ĐHQG Hà Nội), sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo khoa đã gửi đi một văn bản công khai có tựa đề “Thông điệp của lãnh đạo khoa Luật, ĐHQG Hà Nội về một số thông tin trên mạng xã hội gần đây”.
Trong văn bản này, lãnh đạo khoa cho biết đã tiếp nhận thông tin liên quan đến phản ánh của một số sinh viên, cựu sinh viên và đang theo dõi sát sao các thông tin được đăng tải.
Được biết, sự việc giữa ông Nguyễn Hùng Cường và các nữ sinh này đã được tổ xác minh của khoa Luật đưa ra kết luận trước hạn là ngày 31/8. Kết luận này đã được trình lên lãnh đạo khoa Luật xem xét và quyết định.
Nguyễn Thảo
Giảng viên luật bị tố quấy rối và trù dập sinh viên
Từ đầu tháng 6/2018, trên một nhóm kín của sinh viên khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội xuất hiện nhiều hình ảnh chụp lại tin nhắn được cho là của một giảng viên nhắn cho nhiều nữ sinh.
" alt="Giảng viên khoa Luật bị tố trù dập và quấy rối sinh viên: Nữ sinh lên tiếng"/>
Từ kịch bản của Tiến sĩ Nguyễn Đăng Chương, NSƯT Đăng Tiến đã chuyển thể thành tác phẩm múa rối.
Vở diễn kể về Đinh Tiên Hoàng - hoàng đế đầu tiên của nước Đại Cồ Việt. Từ khi còn là cậu bé chăn trâu, Đinh Bộ Lĩnh đã thông minh, lanh lợi khác thường. Những buổi chăn trâu, Đinh Bộ Lĩnh thường nghĩ ra các trò chơi đánh trận giả, lấy lưng trâu làm ngai vàng, ngọn lau làm cờ chiến, chia đám mục đồng thành hai phe để “tham chiến” rất sôi nổi. Với sự sáng dạ và mạnh mẽ, Đinh Bộ Lĩnh luôn xưng “vua” với đám trẻ chăn trâu.
Các nghệ sĩ đã tập luyện ngày đêm để kịp ra mắt vở diễn và tham gia Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024.
NSƯT Thanh Hiền, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long kỳ vọng, thông qua ngôn ngữ trình diễn múa rối sẽ mang lại cho người xem những phút giây thư giãn, truyền thông điệp về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống.
Ảnh: BTC
Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng chỉ có 11 vở diễn tham dựPhó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam Nguyễn Đăng Chương cho biết, năm nay có tới 5 liên hoan sân khấu nên Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng chỉ có 11 vở diễn tham gia" alt="Câu chuyện về vị vua đầu tiên của nước Đại Cồ Việt được kể bằng rối nước"/>
Học sinh thi vào lớp 10 ở TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng)
Ngay khi kết thúc giờ làm bài môn Toán (ngày 17/7), nhiều học sinh đã thở phào nhẹ nhõm và cho rằng đề tương đối dễ, phù hợp với lượng kiến thức học sinh thu nạp được trong một năm học nhiều khó khăn. Không ít thí sinh nhẩm tính được 7-8, thậm chí 9 điểm.
Không chỉ học sinh, các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán cũng nhận định đề thi năm nay không khó.
TS Nguyễn Phú Vinh, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn nhận định trừ câu C - bài 8 là khó nhất thì các câu hỏi còn lại so với đề năm ngoái dễ hơn và không yêu cầu học sinh phải tính toán nhiều. Các yêu cầu ứng dụng nằm trong phạm vi kiến thức đã học. Chi tiết từng bài của đề "vét cạn" kiến thức toán lớp 9, kể cả hình học lẫn đại số.
Những con số 'thảm hại'
Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của 2 năm trước - 2018 và 2019, sau khi thi xong môn Toán, nhiều học sinh cũng đánh giá đề tương đối dễ và tự tin đạt điểm cao. Tuy nhiên, kết quả lại rất bất ngờ.
Năm 2019, TP.HCM có 79.594 thí sinh dự thi nhưng có 39.484 em, chiếm 49,62%, có điểm thi dưới 5. Đặc biệt, có 126 thí sinh bị điểm 0 môn Toán.
Còn trước đó một năm (2018), nhiều học sinh cũng nhận xét đề không khó. Tuy nhiên, trong hơn 86.000 bài thi môn Toán chỉ có 42.101 bài từ 5 điểm trở lên, chiếm tỷ lệ 48,54%. Môn thi này cũng có 256 bài bị điểm 0.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM lúc đó nhận định, sở dĩ có kết quả như vậy là do đề thi có nhiều bài toán thực tế, khiến học sinh mất nhiều thời gian đọc đề.
Dù vậy, quan điểm của Sở là đề thi đòi hỏi học sinh phải có năng lực giải quyết các bài toán thực tế, đây là vấn đề không mới tại TP.HCM vì học sinh đã được học thường xuyên...
Học sinh trước giờ làm bài môn Toán thi vào lớp 10 ở TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng)
Lịch sử có lặp lại?
Sở GD-ĐT TP.HCM đang gấp rút hoàn thành công tác chấm thi để kịp thời công bố điểm thi vào lớp 10 theo thời gian dự kiến (27/7).
Nhiều giáo viên dự đoán phổ điểm Toán năm nay sẽ cao hơn các năm trước.
TS Nguyễn Phú Vinh nhận định “Thang điểm năm nay có thể khá hơn năm ngoái và có thể có nhiều điểm 9, nhưng để đạt điểm 10 cũng rất khó”.
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du thì dự đoán phổ điểm sẽ dao động từ 6-7. Chỉ học sinh khá, giỏi mới có thể đạt được từ 8 điểm trở lên.
Tuy nhiên, thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên dạy Toán ở quận Gò Vấp, lại phân tích: Năm 2019, điểm số có lượng thí sinh đạt nhiều nhất là điểm 5,25. Tỷ lệ thí sinh đạt điểm trên trung bình năm 2019 là 50,4%, tăng khoảng 1,63 % so với năm 2018. Năm 2020, với cấu trúc đề thi Toán tương tự như năm 2019, tỉ lệ điểm trên trung bình sẽ khó có sự vượt trội lớn.
Theo thầy Tuấn Anh, hiện tại ở các trường việc dạy Toán vẫn theo nội dung kiến thức trong sách giáo khoa và kiểm tra cách giải các dạng bài. Trong khi nội dung sách giáo khoa vẫn giữ nguyên thì đề thi môn Toán trong kỳ tuyển sinh lên lớp 10 lại chủ yếu là kiểm tra năng lực, vận dụng Toán trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Vậy nên, dù các thầy cô đã có hướng thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như rèn luyện các dạng toán thực tiễn thì cũng mới chỉ là giai đoạn chuyển giao.
Lê Huyền
Cập nhật đề thi môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2021 chính thức
Chiều 7/7, các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã trải qua bài thi môn Toán. Dưới đây là đề thi môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2021 chính thức của Bộ GD-ĐT được cập nhật nhanh nhất trên báo VietNamNet.
" alt="Điểm thi môn Toán vào lớp 10 của TP.HCM, lịch sử có lặp lại?"/>