您现在的位置是:Thế giới >>正文
Ngắm vẻ đẹp như nữ thần của Elly Trần khi dạo bước trên thảo nguyên
Thế giới85521人已围观
简介Xem video hậu trường ở đây trước nhé,ắmvẻđẹpnhưnữthầncủaEllyTrầnkhidạobướctrênthảonguyêdự báo thời t...

Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Al Talaba vs Naft Misan, 23h30 ngày 28/4: Tự tin trên sân khách
Thế giớiHoàng Ngọc - 28/04/2025 09:15 Nhận định bóng ...
【Thế giới】
阅读更多Xôn xao đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 8 có ngữ liệu nhạy cảm ở Đồng Tháp?
Thế giớiĐề Ngữ văn gây tranh cãi Đề Văn được cho là sử dụng ngữ liệu không phù hợp. Theo Thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, Giảng viên Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn ngữ liệu được nêu trong Chương trình Ngữ văn 2018 (tr.16 và tr.92) cũng như một số yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, có thể thấy rõ ngữ liệu trong đề có những điểm đạt và chưa đạt.
Về ưu điểm, đề đã phù hợp với kinh nghiệm đọc văn bản, năng lực nhận thức của học sinh ở lớp 8. Truyện cười có mặt trong chương trình và được triển khai dạy học trong sách giáo khoa nên thể loại này được sử dụng làm ngữ liệu kiểm tra là điều hợp lí. Mặt khác công văn 3175/BGDĐT-GDTrH đã pháp lý hóa yêu cầu về nguồn ngữ liệu dùng trong kiểm tra đánh giá, nêu rõ trong đánh giá phải “tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.”
Như vậy, ngữ liệu được đưa vào đề đáp ứng yêu cầu sử dụng văn bản ngoài sách giáo khoa, giúp học sinh vận dụng những hiểu biết đã có trong quá trình đọc hiểu các văn bản trong sách giáo khoa để đọc các văn bản khác có cùng thể loại. "Đây là điều mà đề thi đã làm được"- thầy Khôi nói.
Tuy nhiên theo thầy Khôi, việc sử dụng ngữ liệu cũng có những hạn chế. Thứ nhất, truyện cười này nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người. Ý nghĩa chuyển tải từ truyện thì ổn, song việc thể hiện phải đặc biệt xem lại. "Vấn đề bệnh đường tiêu hóa, ngữ cảnh đi vệ sinh và rình người khác đi vệ sinh, câu nói cuối cùng của thầy thuốc dễ tạo cách hiểu khác kém tế nhị bên cạnh cách nghĩ logic thông thường (đã chữa được cho khỏi bệnh thì phải được mời ăn)"- theo thầy Khôi.
Ngoài ra, tiếng cười văn bản tạo ra chưa sâu sắc, thiếu tính nhân văn cần có vốn là đặc trưng, truyền thống của văn hóa người Việt. Thủ pháp gây cười rất đơn giản, dĩ nhiên sẽ giúp học sinh dễ phát hiện, từ đó có thể không khó lấy trọn điểm câu hỏi đọc hiểu. Hơn thế, bài học đạo lí mang đến thiếu chiều sâu, khiến truyện xa dần mục tiêu châm biếm, trào phúng để gần với kiểu truyện hài hước giản đơn. Chính những điều này khiến văn bản chưa có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, chưa tiêu biểu cho thể loại, thiếu tính chuẩn mực về ngôn ngữ.
Từ những hạn chế đã nêu trên, thầy Khôi khuyến nghị, cần xem lại công tác duyệt đề, phản biện đề. Nếu những người có trách nhiệm làm tốt khâu này, tất yếu sẽ không có những đề Văn như trên.
"Bài học đạo lí quá đơn giản để có thể rút ra từ truyện, thủ pháp gây cười dễ phát hiện sẽ ảnh hưởng tính sự phân hóa của đề thi. Chúng ta có thể mong muốn kết quả của học sinh thật cao, nhưng nên hướng đến việc cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập hơn là việc ra đề dễ"- thầy Khôi nói.
Vị giảng viên này cũng cho rằng, người có trách nhiệm chuyên môn, giáo viên cốt cán và giáo viên bộ môn đang triển khai chương trình Ngữ văn 2018 cần được tập huấn về công tác kiểm tra đánh giá, nhất là việc lựa chọn ngữ liệu, đặc biệt khi năm học 2024 - 2025 đang đến gần với kì thi tuyển sinh lớp 10 và kì thi tốt nghiệp THPT áp lực trước mắt.
Trước đó, đề thi học kỳ môn Ngữ văn dành cho học sinh lớp 8, Trường THCS Colette(Q.3, TP.HCM) cũng bị phản ứng vì cho rằng thiếu sự tôn trọng người thầy.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận trên hành trình đổi mới một vài đơn vị còn lúng túng, chọn ngữ liệu môn Ngữ văn thi học kỳ chưa thật phù hợp. Ông Hồ Tấn Minh, cho hay mục đích của kiểm tra là nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan kết quả học tập, năng lực của học sinh, phục vụ cho việc điều chỉnh quá trình dạy học, đồng thời giúp học sinh phát huy năng lực, phẩm chất.
Đối với môn Ngữ văn, các bài kiểm tra cần đánh giá các năng lực cốt lõi của môn học bao gồm: Năng lực đọc hiểu, năng lực viết, năng lực nói và nghe, năng lực tạo lập văn bản, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
Theo ông Minh, công văn về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn chỉ rõ: "Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các để kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn".
Như vậy, tinh thần của kiểm tra đánh giá theo năng lực (cụ thể ở đây là năng lực "đọc hiểu" và năng lực "viết") là không sử dụng lại văn bản đã dạy cho học sinh để ra để kiểm tra. Học sinh cần vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, đã rèn luyện để "đọc hiểu", "phân tích" một văn bản mới.
Ông Minh cho rằng, các tranh luận về một vài đề kiểm tra Ngữ văn học kì 1 vừa qua chủ yếu liên quan đến việc lựa chọn ngữ liệu: Độ dài, ngắn; nội dung có phù hợp thời gian làm bài, có phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh hay không; nguồn trích dẫn có cụ thể, rõ ràng, đáng tin cậy hay không.
Về vấn đề này, Sở GD-ĐT đã có tập huấn, tuy nhiên, trên hành trình đổi mới, một vài đơn vị còn lúng túng, chọn ngữ liệu chưa thật phù hợp. Sau kiểm tra học kỳ 1, Sở GD- ĐT tiếp tục tập huấn (vào 2 ngày 17 và 18/1) để thầy cô tổ trưởng chuyên môn các đơn vị tiếp tục trao đổi, thực hành ra đề kiểm tra nhằm đáp ứng các yêu cầu.
Diễn biến mới vụ đề Ngữ văn lớp 8 có ngữ liệu nhạy cảm
Huyện Thanh Bình đã họp kiểm điểm rút kinh nghiệm trong công tác ra đề thi đối với giáo viên và lãnh đạo Hội đồng ra đề của Phòng GD-ĐT liên quan đến việc ra "đề thi học kỳ I lớp 8 môn Ngữ văn có sử dụng ngữ liệu nhạy cảm".">...
【Thế giới】
阅读更多Bài mẫu viết thư UPU lần 53: Mong thế giới bạn kế thừa không còn nạn phá rừng
Thế giớiChủ đề của cuộc thi năm nay gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (1874-2024).
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Dynamo Moscow vs Zenit, 18h00 ngày 26/4: Khó tin cửa trên
-
Self awareness tạo cơ sở cho sự thành công - Nguồn: Freepik Tìm hiểu về Self awareness
Self awareness là sự tự nhận thức bản thân, một khía cạnh quan trọng của sự phát triển cá nhân, cho phép chúng ta hiểu rõ bản thân hơn qua việc nhận thức về tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình. Đây là khả năng có sự nhận thức sâu sắc về cảm xúc, giá trị, mục tiêu và động cơ cá nhân, giúp chúng ta thấu hiểu con người mình là ai và cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh.
Theo CareerViet, self awareness có thể được chia thành hai loại chính: internal self awareness (tự nhận thức bên trong) và external self awareness (tự nhận thức bên ngoài).
Internal self awareness tập trung vào việc hiểu rõ về tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Điều này giúp chúng ta nhận biết và giải quyết mâu thuẫn bên trong bản thân được tốt hơn.
External self awareness liên quan đến khả năng nhận thức về cách người khác nhìn nhận và đánh giá mình. Việc hiểu rõ cách người khác thấy mình có thể giúp chúng ta tùy chỉnh hành vi và tương tác xã hội một cách hiệu quả hơn.
Vì sao bạn nên nâng cao khả năng self awareness?
Hiểu rõ bản thân
Self awareness giúp bạn thấu hiểu mình hơn qua việc nhận thức về suy nghĩ, cảm xúc và giá trị bản thân. Khả năng nhận biết mục tiêu, ước mơ và giới hạn cá nhân giúp bạn xác định hướng đi và định hình sự phát triển cá nhân một cách rõ ràng.
Tự tin
Khi bạn hiểu rõ về đặc điểm tích cực và hạn chế của mình, đó sẽ là nền tảng giúp bạn định hình hành vi và tương tác dựa trên nền tảng vững chắc. Sự tự tin này phản ánh khả năng hiểu biết sâu sắc về bản thân, giúp bạn tỏa sáng và tự tin đối diện với thách thức trong cuộc sống và sự nghiệp.
Kiểm soát cảm xúc và hành động
Self awareness giúp bạn kiểm soát cảm xúc và hành vi một cách hiệu quả hơn. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết khi cảm xúc đang ảnh hưởng đến quyết định và hành động của mình, từ đó có thể đưa ra quyết định một cách tỉnh táo.
Biết kiểm soát cảm xúc và hành động giúp bạn tỉnh táo trong mọi tình huống - Nguồn: Freepik Mở rộng mối quan hệ
Khả năng self awareness giúp bạn tạo ra những mối quan hệ tốt hơn. Khi bạn hiểu rõ về tâm trạng, mong muốn và cách tương tác của chính mình, bạn có khả năng thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc của người khác. Điều này tạo nền tảng cho việc xây dựng mối quan hệ gắn kết, dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng chung, góp phần tạo nên sự hài hòa trong các mối quan hệ.
Một vài cách cải thiện sự nhận thức bản thân
Viết nhật ký
Bằng cách ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc và sự kiện hàng ngày, bạn có cơ hội tự đánh giá và hiểu rõ hơn về mình. Khi đọc lại nhật ký, bạn nhìn nhận lại những thay đổi trong tư duy và hành vi của mình. Điều này giúp bạn nhận biết những khía cạnh mà bạn cần cải thiện hoặc phát triển.
Làm bài kiểm tra tính cách
Các bài kiểm tra tính cách như Myers-Briggs, Big Five hay DISC từ CareerViet phát triển, chỉ với chưa tới 10 phút trả lời các câu hỏi trắc nghiệm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những đặc điểm tích cực và hạn chế của mình. Việc biết được những khía cạnh này sẽ giúp bạn tập trung vào việc phát triển những mặt tích cực và xây dựng kế hoạch để vượt qua những thách thức.
Tự đặt ra những câu hỏi để khám phá bản thân
Hãy tự hỏi về giá trị, mục tiêu, đam mê và khả năng của bạn. Điều này giúp bạn tập trung vào những gì thực sự quan trọng và xác định hướng đi cho tương lai. Những câu hỏi này cũng khám phá những khía cạnh ẩn dấu mà bạn có thể chưa từng chú ý trước đây.
Luôn đặt câu hỏi để hiểu rõ về bản thân - Nguồn: Freepik Tập thiền
Tập thiền không chỉ mang lại sự yên bình cho tâm hồn mà còn giúp nâng cao self awareness. Qua việc tập trung vào hơi thở và tâm trạng hiện tại, bạn có cơ hội khám phá sâu hơn về cảm xúc và suy nghĩ của mình. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tác động của môi trường và tác nhân bên ngoài đến tâm trạng và hành vi của mình.
Lắng nghe phản hồi từ người khác
Người khác thường nhận thức về bạn từ một góc độ khác. Lắng nghe phản hồi từ người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp giúp bạn nhận ra những đặc điểm mà bạn có thể đã bỏ qua.
Self awareness không chỉ là một khả năng cá nhân mà còn là một công cụ mạnh mẽ giúp ta thăng tiến trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Khi chúng ta biết rõ về mình, ta có khả năng tập trung vào mục tiêu, phát triển cá nhân và quản lý hiệu quả mọi tình huống. Đó chính là chìa khóa để tạo nên một cuộc sống ý nghĩa và thành công đích thực.
Self awareness là một hành trình khám phá bản thân suốt đời. Khi bạn trau dồi kỹ năng này, bạn sẽ ngày càng hiểu rõ chính mình, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và phát triển bản thân một cách toàn diện.
(Nguồn: CarrerViet)
" alt="Bạn đã bao giờ tự nhận thức bản thân?">Bạn đã bao giờ tự nhận thức bản thân?
-
Ảnh minh họa. TS Lê Đông Phương, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, chia sẻ: “Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới phân biệt “trường đại học” với “đại học” thành 2 chủ thể khác nhau, chứ ở các nước thực ra chỉ là một”.
Chưa kể, theo ông Phương, cũng là “đại học” nhưng 2 đại học mới chuyển lên từ trường đại học (ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM) cũng đã có sự khác biệt so với 5 đại học vốn có trước đây (2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng) - đó là ở cơ cấu quản trị. Thực tế hiện nay đang cho thấy sự kết nối giữa các trường thành viên trong các đại học vốn có trước đây còn lỏng lẻo.
“Với các đại học trước đây, tuy gọi là một đại học nhưng các trường thành viên có sự độc lập nhất định, có quyền tự chủ như: Có hệ thống quản lý như một trường đại học bình thường, có mã tuyển sinh riêng, có con dấu riêng, logo riêng... Chính vì vậy, dẫn đến việc cùng trong một đại học có rất nhiều bằng.
Bản thân mỗi trường thành viên cũng lại cố gắng thể hiện mình là khác biệt so với tổng thể của đại học. Chưa kể, các trường thành viên (theo thiết kế ban đầu là chuyên sâu vào một mảng, lĩnh vực nhất định) đã có những sự chồng lấn khi có những ngành đào tạo giống nhau như Trường ĐH Khoa học tự nhiên và Trường ĐH Công nghệ của ĐH Quốc gia Hà Nội; hay Trường ĐH Kinh tế và Trường Quản trị kinh doanh,...
Câu hỏi đặt ra như vậy có thực sự đó là một liên kết chặt chẽ hay chỉ một liên minh có tính tượng trưng giữa các đơn vị độc lập? Nhìn tổng thể, sẽ thấy vai trò của đại học lớn rất mờ nhạt”.
Trong khi đó, theo cấu trúc của các đại học mới chỉ có một logo, bằng tốt nghiệp có tên một đại học. Như vậy, mô hình đại học như ĐH Bách khoa Hà Nội hay ĐH Kinh tế TP.HCM có tính nhất quán cao hơn, mang tính ‘một đại học duy nhất’ khi các trường thành viên thực sự là một phần của đại học lớn.
Tuy nhiên, theo ông Phương, mô hình đại học “theo kiểu mới” này cũng chưa cho thấy những thay đổi rõ rệt.
Ông Phương dẫn chứng ngay như ĐH Bách khoa Hà Nội sau một năm chuyển lên từ trường đại học, cũng chưa nhìn thấy độ linh hoạt, tính nhanh nhạy của nhà trường thay đổi cụ thể ra sao. “Cũng có thể vì quá mới, chưa nhìn thấy được hệ quả của việc thay đổi. Đâu đó cũng có người bảo rằng có những cái mới bên trong, tôi không phản đối, song sự thay đổi ở tầm hệ thống chưa có gì rõ rệt”, ông Phương nói.
Để tránh việc lên đại học chỉ để tạo danh tiếng, theo ông Phương cách đơn giản là đừng gượng ép phân biệt giữa “đại học” và “trường đại học”.
“Đừng để phân biệt tên gọi làm chúng ta dị biệt với các nước trong hội nhập quốc tế. Điều quan trọng là trường đại học có thật sự khẳng định được mình hay không. Cái tên không giúp nâng tầm một trường đại học”, ông Phương nói.
“Các trường đại học cũng không nên quá nao núng, lo lắng đua nhau trở thành đại học. Điều tôi trăn trở là đôi khi chỉ vì dư luận xã hội, phụ huynh, thí sinh nghĩ rằng cái tên “đại học” là đẳng cấp hơn “trường đại học” đua nhau vào đó, dẫn đến việc các trường đại học chạy đua danh xưng cho kỳ được.
Muốn vậy, ngay bản thân những nhà lập pháp cũng cần phải định hình khái niệm “đại học” và “trường đại học” là không có gì khác nhau để từ đó không đưa ra những quy định mang tính phân biệt đối xử về mặt pháp lý. Muốn cả hệ thống tiến lên, cần những giải pháp căn cơ hơn, chứ không phải chỉ ‘thay tên đổi họ’ còn lại bản chất vẫn thế”.
Bà Kim Phụng cho rằng cần khẳng định: Không phải những trường đại học không có định hướng hay không đủ điều kiện chuyển đổi thành đại học là những trường không mạnh, không phát triển, là trường “hạng hai”.
“Quan trọng nhất là chất lượng và hiệu quả hoạt động, là sự đánh giá của thị trường lao động đối với sản phẩm đào tạo của trường, là sự lựa chọn của người học, là việc làm và sự thăng tiến của cựu sinh viên, là uy tín của đội ngũ giảng viên và tính hữu ích của các công trình khoa học, công nghệ được công bố; sự phát triển bền vững của trường...”.
Khi phát triển thành ĐH, ngoài việc phải thực hiện đủ những điều kiện cứng của pháp luật (“Có ít nhất 03 trường thuộc trường đại học; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người” hoặc “Có ít nhất 3 trường đại học cùng loại hình công lập hoặc cùng loại hình tư thục liên kết thành đại học”) thì những trường đã chuyển đổi thành đại học hay đang thực hiện lộ trình chuyển đổi thành đại học càng cần phải không ngừng nâng cao chất lượng thực chất.
“Đề án chuyển đổi mô hình từ trường thành đại học và những đánh giá, báo cáo, tổng kết hàng kỳ sau chuyển đổi cần phải giải trình thuyết phục các câu hỏi: Chuyển đổi lên đại học thì người học được lợi gì, cộng đồng xã hội được lợi gì so với trước đây? Chất lượng được nâng cao như thế nào? Chính sách huy động đa dạng các nguồn lực để phát triển, trong đó, nâng cao tỷ trọng các nguồn thu ngoài học phí ra sao? Chính sách thu hút, phân phối hiệu quả theo hướng ưu đãi và trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ giảng viên và nhà khoa học danh tiếng, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh ra sao? Việc nâng cao chất lượng đầu vào/đầu ra, quản lý chất lượng trong quá trình đào tạo và việc làm/độ thăng tiến của người học được nâng cao thế nào...
Những vấn đề này là việc của tất cả các trường, nhưng khi đã chuyển đổi thành đại học cần chú trọng hơn để việc chuyển đổi là thực chất chứ không chỉ “bình mới, rượu cũ”.
Sẽ có 5-7 trường đạt điều kiện lên đại học
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng sẽ không nhiều trường ĐH có khả năng trở thành ĐH. Từ nay đến năm 2025, có thể khoảng 5-7 trường đạt điều kiện. Bộ sẽ thẩm định kỹ càng." alt="Chuyển từ trường đại học lên đại học cần trả lời câu hỏi: Sinh viên được lợi gì?">Chuyển từ trường đại học lên đại học cần trả lời câu hỏi: Sinh viên được lợi gì?
-
Australia đang tiến hành một loạt thay đổi trong chính sách tiếp nhận sinh viên quốc tế đến theo học và tốt nghiệp làm việc. Việc gia hạn này có nghĩa sinh viên đại học theo các chương trình chọn lọc sẽ có thể ở lại và làm việc trong 4 năm thay vì 2 năm. Sinh viên thạc sĩ có thể ở lại 5 năm thay vì 3 năm. Bộ trưởng Giáo dục Jason Clare khi đó lý giải chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vốn đang rất thiếu lực lượng lao động sau đại dịch Covid-19. Những ngành, nghề được ưu tiên chủ yếu thuộc lĩnh vực y tế, giảng dạy, kỹ thuật và nông nghiệp, với hơn 3.000 khóa học đủ điều kiện.
Tuy nhiên, do những thay đổi trong bối cảnh kinh tế của đất nước và những cân nhắc về chính sách được nêu trong Chiến lược Di cư, thời gian gia hạn này sẽ không còn áp dụng kể từ giữa năm 2024. Hiện tại, thời gian đã quay trở lại thời hạn ban đầu là 2 (cử nhân) và 3 năm (thạc sĩ), theo thông báo trên website của Bộ Giáo dục Australia vào ngày 23/2/2024.
Được biết, chiến lược di cư, được đưa ra vào tháng 12/2023, tuyên bố rằng những nhượng bộ được đưa ra trong đại dịch COVID-19 đối với sinh viên quốc tế sẽ chấm dứt. Điều này bao gồm việc chấm dứt số giờ làm việc không giới hạn đối với sinh viên quốc tế.
Những thay đổi này được công bố nhằm “cải thiện tính liêm chính trong giáo dục quốc tế và hỗ trợ những sinh viên chân chính”.
Tăng yêu cầu tài chính, bài kiểm tra đầu vào, điểm IELTS
Một trong những thay đổi bao gồm việc giải quyết lỗ hổng cho phép sinh viên chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng thấp hơn. Động thái này nhằm đảm bảo rằng sinh viên được nhận nền giáo dục có chất lượng và không bị lợi dụng bởi các tổ chức không đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định.
Một thay đổi khác liên quan đến việc tăng yêu cầu tài chính đối với sinh viên quốc tế xin thị thực du học. Số tiền tiết kiệm cần thiết sẽ tăng lên 24.505 đô la Úc (khoảng 392 triệu đồng), tăng 17% so với mức trước đó, theo Times Higher Education. Việc tăng yêu cầu tài chính này nhằm đảm bảo sinh viên có đủ tiền trang trải cuộc sống khi học tập tại Australia, từ đó giảm nguy cơ căng thẳng tài chính trong thời gian lưu trú.
Chính phủ cũng sẽ giới thiệu bài kiểm tra “Sinh viên chân chính” mới (Genuine Student test) dành cho tất cả sinh viên quốc tế. Bài kiểm tra này sẽ khuyến khích các sinh viên thực sự muốn học tại các trường đại học hoặc cơ sở giáo dục Australia, thay vì những người có ưu tiên là làm việc. Bài kiểm tra này sẽ thay thế cho bản tường trình nhập cảnh tạm thời (GTE) cũ. Đơn xin thị thực lần hai của sinh viên nhằm kéo dài thời gian lưu trú sẽ bị giám sát chặt hơn.
Chính phủ Australia cũng hứa sẽ tăng cường đơn vị cấp thị thực du học để đảm bảo có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các đơn xin thị thực du học không chính đáng và xử lý tình trạng “nhảy cóc thị thực”-một hành vi trong đó một cá nhân nhảy từ thị thực này sang thị thực khác để đạt được mục đích kéo dài thời gian lưu trú tại Australia.
Trong khi đó, nước này cũng cho biết đang đơn giản hóa quy trình nộp đơn và thực hiện hành động để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi giữa thị thực sinh viên và thị thực sau đại học. Các lộ trình cấp thị thực sau đại học hiện tại sẽ được sắp xếp hợp lý, rõ ràng hơn và thời gian xử lý sẽ được cải thiện.
Mục đích của những thay đổi này cũng là để đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp sẽ chuyển sang những vai trò phù hợp với trình độ kỹ năng của họ sau khi tốt nghiệp. Chiến lược nêu rõ rằng “hơn 50% người tốt nghiệp có bằng cử nhân trở lên có thị thực đang làm việc dưới mức kỹ năng của họ đáng kể. Điều này đặc biệt đúng đối với những sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật và CNTT, mặc dù họ đang học trong các lĩnh vực mà Australia thiếu lực lượng”.
Australia cũng sẽ tăng yêu cầu tiếng Anh tối thiểu đối với thị thực sinh viên và sau đại học lên. Yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh với du học sinh theo chương trình cử nhân tăng từ 5.5 lên 6.0 IELTS, với hệ sau đại học, yêu cầu là 6.5 thay vì 6.0. Thay đổi này sẽ được áp dụng vào đầu năm 2024.
Australia hiện là một trong những điểm đến du học được ưa chuộng nhất thế giới, sau Mỹ và Canada, với khoảng 768.000 sinh viên quốc tế vào năm 2023, đông nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal. Việt Nam xếp thứ 6 với hơn 31.000 du học sinh.
Tử Huy
5 du học sinh Việt Nam bí ẩn mất tích, cảnh sát Úc vào cuộc điều traAustralia - Bí ẩn hé lộ ở bang South Australia khi các du học sinh Việt Nam biến mất trong cùng tháng 12/2023." alt="Úc giảm 2 năm làm việc, chấm dứt nhượng bộ với du học sinh">Úc giảm 2 năm làm việc, chấm dứt nhượng bộ với du học sinh
-
" alt="Pin sạc dự phòng “khủng” 20.000 mAh"> Pin sạc dự phòng “khủng” 20.000 mAh
-
Các trường đại học hàng đầu của Vương quốc Anh bị cáo buộc “mời chào” sinh viên nước ngoài chỉ vì họ trả học phí cao hơn. Các lộ trình đặc biệt, được gọi là Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế, là các khóa học kéo dài một năm được thiết kế để giúp sinh viên quốc tế đạt được trình độ học vấn tương tự như sinh viên Anh. Thông tin của The Sunday Times cho thấy các trường đã sử dụng các công ty du học trung gian ở Trung Đông, châu Phi và châu Á để tuyển sinh ứng viên vào khóa học dự bị quốc tế chi phí 16.000 bảng (khoảng 492 triệu đồng). Các công ty này được trả thù lao bằng 20% học phí.
Đại học Bristol bị cáo buộc đang trả tiền cho công ty Kaplan của Mỹ để tuyển dụng sinh viên nước ngoài cho Chương trình Dự bị Quốc tế của trường. Trong 5 năm, công ty này đã giúp trường đại học tăng số lượng sinh viên tham gia chương trình hàng năm từ 150 lên 450.
Mặc dù sinh viên Anh không thể đăng ký theo lộ trình này, nhưng người phát ngôn của Đại học Bristol cho biết nó “tương tự như các khóa học dự bị dành cho sinh viên Vương quốc Anh thông qua các lộ trình tiếp cận mở rộng, chẳng hạn như những năm học nền tảng về STEM, Nghệ thuật và Khoa học Xã hội cũng như các chương trình chuyển giao để học Y học, Nha khoa và Khoa học Thú y”.
Các lộ trình này không đảm bảo ứng viên sẽ được nhận vào đại học vì sinh viên quốc tế phải đáp ứng một loạt yêu cầu đầu vào khác, bao gồm cả việc vượt qua các kỳ thi.
Tuy nhiên, trả lời bí mật The Sunday Times, một nhà tuyển dụng sinh viên đại học nói rằng việc vượt qua những kỳ thi kiểu này thường chỉ là hình thức vì chúng cực kỳ dễ dàng. Một quan chức tuyển dụng khác cho biết khóa học dự bị của sinh viên quốc tế dễ vượt qua hơn 70-80% so với mức bình thường.
Cũng theo điều tra bí mật của Sunday Times, bà Jane He, Giám đốc tuyển dụng quốc tế của công ty tư nhân Into, cho biết trung tâm mà họ quản lý cung cấp sinh viên nước ngoài cho Đại học Bristol. Bà giải thích rằng khóa học cơ bản dễ hơn A-level và tỷ lệ đậu là 90%. “Kiến thức học sinh quốc tế này đang học rất cơ bản”, bà nói.
Học phí của sinh viên quốc tế không bị ‘áp trần’
Được biết, năm học 2021-2022, số lượng sinh viên nội địa tăng hơn 41.000, trong khi du học sinh giảm hơn 7.300 so với năm trước đó, theo báo cáo của Cơ quan thống kê giáo dục đại học Anh (Hesa).
Một quan chức tuyển dụng đại diện cho bốn trường đại học thuộc Nhóm Russell đã giải thích rằng: “Họ (sinh viên quốc tế) trả nhiều tiền hơn và các trường đại học sẽ nhận được gần như gấp đôi, vì vậy họ dành nhiều thời gian và công sức hơn cho sinh viên quốc tế”.
Mặc dù học phí đối với sinh viên bản địa được giới hạn ở mức 9.250 bảng (khoảng 284 triệu đồng) mỗi năm, nhưng không có mức trần về phí đối với sinh viên quốc tế, do đó họ sẽ phải trả nhiều hơn.
Các đại học được tự chủ tăng học phí với sinh viên quốc tế, có thể lên đến 40.000 bảng (khoảng 1,22 tỷ đồng) mỗi năm. Một cuộc điều tra của The Guardian năm 2023 cho thấy nguồn thu từ sinh viên quốc tế chiếm 1/5 thu nhập của nhiều trường. Để lấy bằng kinh tế ở Bristol, sinh viên nước ngoài phải trả 26.400 bảng (khoảng 811 triệu đồng) mỗi năm.
Với chi phí vận hành một trường đại học ngày càng tăng do lạm phát và hóa đơn năng lượng tăng cao, không có gì ngạc nhiên trước việc tăng số lượng sinh viên quốc tế thông qua phương pháp này lại quan trọng đối với trường đại học.
Thông tin này đã gây ra sự bất bình trong cộng đồng sinh viên bản địa Anh. “Thật không công bằng cho tất cả mọi người. Sinh viên quốc tế sẽ gặp khó khăn khi vào đại học vì khóa học được thiết kế dành cho sinh viên có điểm cao hơn nên họ có thể sẽ bị tụt lại phía sau hoặc phải nỗ lực rất nhiều để theo kịp”, một sinh viên kinh tế năm thứ ba Đại học Bristol nói.
“Thứ hai, thật không công bằng khi chúng tôi phải tuân theo những tiêu chuẩn cao hơn. Nó sẽ khiến nỗ lực của chúng tôi bỏ ra để đạt được kết quả cao trở nên vô nghĩa nếu những người có 3 điểm C được phép vào cùng các khóa học”.
“Hành động theo cách này có nguy cơ làm tổn hại đến danh tiếng lâu đời của ngành giáo dục đại học Anh và gây bất lợi một cách không công bằng cho những thanh thiếu niên Anh mong muốn được học tại các trường đại học hàng đầu thế giới ngay trên đất nước mình”, Giám đốc Viện Chính sách Giáo dục Đại học, Nick Hillman, cho biết.
Để giải quyết cáo buộc, tổ chức đại diện tiếng nói chung cho các trường đại học ở Vương quốc Anh (UUK) cho hay sẽ ủy quyền cho Cơ quan Đảm bảo Chất lượng đánh giá nhanh các khóa học dự bị, so sánh yêu cầu đầu vào của du học sinh và sinh viên nội địa. Ngoài ra, các đại học sẽ xem xét việc sử dụng công ty trung gian tuyển sinh và cập nhật các quy tắc tuyển sinh viên quốc tế.
Tử Huy
" alt="Sinh viên trả học phí cao được hàng loạt đại học ở Anh hạ tiêu chuẩn">Sinh viên trả học phí cao được hàng loạt đại học ở Anh hạ tiêu chuẩn