
Kiểu tóc như thế nào cho hợp mốt, màu son ra sao cho thật quyến rũ?... là những thứ bạn cần biết để mùa xuân này thật lung linh.Các tông son đỏ sáng
Màu son thịnh hành trong mùa xuân này chính là các tông đỏ sáng. Bất kì sắc đỏ nào mỗi cô gái cũng nên áp dụng cho những ngày đầu năm này. Sau khi đã tô son toàn môi, hãy dùng chì môi để định hình lại cho đôi môi hoàn hảo.
Tóc tết
Các kiểu tóc tết càng ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là kiểu tết lỏng về đằng sau và được bới lên. Với kiểu tóc này các bạn gái hãy làm thật khô tóc, bện lỏng tay từ đỉnh đầu, cuối cùng cố định phần đuôi tóc lên sau gáy, cố định tó bằng cặp tăm và có thể thì bạn hãy xịt một chút keo.
Phấn mắt tông hồng nude
Phấn mắt tông hồng nhẹ sẽ hoàn thiện phong cách trang điểm nude/ tối giản, tạo chiều sâu cho đôi mắt. Tuy nhiên với tông màu này bạn chỉ nên chọn tông màu hồng trầm và nhấn nhá vừa đủ để tạo khối màu nhẹ nhàng, tự nhiên cho đôi mắt.
Tóc xoăn tự nhiên, mềm mại
Những lọn tóc được sấy kĩ càng, cứng bết vì keo đã quá phổ biến và mùa xuân năm nay sẽ được thay thế bằng kiểu tóc mềm mại tự nhiên. Để có được kiểu tóc như ý này, các cô gái cần dưỡng tóc thật cẩn thận, một mái tóc bồng bềnh, óng mượt là mấu chốt cho kiểu tóc hoàn hảo này.
Làn da căng bóng
Hãy làm quen trở lại với các loại phấn bắt sáng ánh nhũ (bronze), chỉ cần khéo léo sử dụng bronze cho phần má, sống mũi, cằm và trán, bạn sẽ có khuôn mặt được tạo khối tự nhiên và bóng mịn.
Tóc bới thấp
Các kiểu tóc đuôi ngựa, tóc gập hờ, tóc búi... đều được bới thấp dưới gáy, kiểu tóc đơn giản, tiện dụng này kết hợp với mái tóc óng ả sẽ không làm bạn trông xuề xòa, ngược lại đem đến vẻ trẻ trung mà vô cùng hiện đại.
Màu mắt biển cả
Màu mắt xanh đã trở thành xu hướng cho mùa xuân năm nay. Bạn hãy đừng ngần ngại thử cho mình phấn mắt màu xanh navy cho phần mí mắt và định hình bằng đường kẻ sát chân mi đen để có một vẻ ngoài tươi mới.
Móng tay kim loại
Tất cả những nhà thiết kế hàng đầu đều ưa chuộng và lăng xê cho màu móng tay kim loại cho những ngày đầu năm này bởi lẽ không chỉ mang đến cho bạn điểm nhấn nổi bật. Móng tay kim loại còn làm rất tốt nhiệm vụ làm nổi bật cho phụ kiện bạn mang theo.
Hoa và nơ cho tóc
Các phụ kiện nơ và hoa cho tóc bỗng dưng trở nên đặc biệt được ưa thích trong đầu năm nay để mang đến cho các bạn gái vẻ lãng mạn và nữ tính nhất.
Minh Hằng
Thủy Top kín trước hở sau khó rời mắt" alt="Xu hướng trang điểm mùa xuân 2016"/>
Xu hướng trang điểm mùa xuân 2016
- Trong các bảng xếp hạng về hệ thống giáo dục đại học quốc gia, Việt Nam vẫn chưa có mặt, dù các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia đã "góp tên" ở những tốp 50. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của 2 đại học quốc gia vào top 1.000, có thể đánh giá hệ thống đại học của Việt Nam thuộc vào nhóm 80/196 của thế giới.Thông tin này được nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, đưa ra tại hội thảo về "chuẩn hóa và hội nhập quốc tế" do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 17/8.
 |
GS Nguyễn Hữu Đức báo cáo tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Chưa có mặt ở sân U21
Universitas21 là một mạng lưới các đại học nghiên cứu toàn cầu, được thành lập từ năm 1997. Bảng xếp hạng hệ thống giáo dục của các quốc gia U21 do Viện Nghiên cứu Ứng dụng Kinh tế và Xã hội thuộc Đại học Melbourne từ năm 2012, xếp hạng top 50 quốc gia hàng đầu thế giới.
Trong kết quả xếp hạng mới nhất năm 2018, đối với từng lĩnh vực (đã được chuẩn hóa), Serbia là quốc gia số 1 về Nguồn lực; Hoa Kỳ là quốc gia số 1 về Môi trường chính sách; Ukraine là quốc gia số 1 về Năng lực kết nối và Serbia là quốc gia số 1 về Kết quả đầu ra.
Trong bảng xếp hạng tổng thể, top 5 quốc gia hàng đầu thế giới lần lượt là Phần Lan, Vương Quốc Anh, Serbia, Đan Mạch và Thụy Điển. Ngoài ra, Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng tổng thể có thứ hạng 15, Ukraine có thứ hạng 22.
Theo kết quả này, khu vực ASEAN có mặt tên 4 quốc gia: Singgapore (thứ 10), Malaysia (thứ 28), Thailand (thứ 42) và Indonesia (thứ 48) (bảng 2). Việt Nam chưa có mặt.
Vắng bóng ở bảng xếp hạng QS
Bên cạnh việc xếp hạng các trường đại học, từ năm 2016 tổ chức xếp hạng QS cũng xếp hạng tiềm lực của các hệ thống giáo dục đại học theo 4 tiêu chí: Thứ hạng trung bình của các trường đại học của một quốc gia trong bảng xếp hạng top 500, Số cơ hội cho sinh viên được học ở trường đại học tốt nhất; Vị trí và năng lực dẫn dắt của trường có xếp hạng cao nhất; So sánh hiệu quả đầu tư của quốc gia theo GDP.
Theo kết quả xếp hạng năm 2018, khu vực ASEAN có 5 quốc gia góp mặt. Đó là: Malaysia (thứ 28), Singapore (thứ 29), Thailand (thứ 38), Indonesia (thứ 39) và Philippine (thứ 45). Một lần nữa, Việt Nam cũng chưa thể góp mặt.
VN đang nằm ở bẫy năng suất nghiên cứu và mức độ quốc tế hóa
Theo nhóm nghiên cứu, năm 2018, trên bình diện thế giới, Việt Nam đã có 2 đại học quốc gia lọt vào "top 1.000" của bảng xếp hạng các trường đại học QS. Trong khu vực châu Á, Việt Nam có tên 5 cơ sở giáo dục đại học: ĐHQG Hà Nội (139), ĐHQG TP.HCM(142), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (291-300), Trường ĐH Cần Thơ (301-350) và ĐH Huế (351-400).
Còn nếu so sánh ĐHQG Hà Nội với các trường trong "top 400 châu Á", kết quả mới chỉ nhích qua mức trung bình một ít, khoảng 5%.
Phân tích chi tiết kết quả xếp hạng của từng tiêu chí, có thể thấy rằng ĐHQG Hà Nội nói riêng và các trường đại học Việt Nam nói chung đang nằm ở bẫy năng suất nghiên cứu và mức độ quốc tế hóa.
Nhóm nghiên cứu nhìn nhận rằng, với sự xuất hiện của 2 đại học quốc gia vào top 1.000, có thể đánh giá hệ thống đại học của Việt Nam thuộc vào nhóm 80/196 của thế giới.
Tỷ lệ mức độ uy tín học thuật và uy tín đối với các nhà tuyển dụng của các đại học Việt Nam thấp hơn các trường đã nêu rất nhiều. Tựu chung lại, kết quả xếp hạng của các đại học Việt Nam rất thấp.
Khi so sánh với kết quả xếp hạng của các trường đại học top đầu trong khu vực ASEAN, chất lượng các công trình công bố (đánh giá qua số lượng trích dẫn) của ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM "về cơ bản so sánh được với các trường tốp đầu của các quốc gia trong khu vực, nhưng năng suất nghiên cứu của ta thấp hơn".
Ngoài các nguyên nhân về bẫy mức độ nghiên cứu và quốc tế hóa, tỷ lệ về mức độ uy tín học thuật và uy tín đối với các nhà tuyển dụng thấp còn phản ánh mối quan hệ giữa hệ thống giáo dục đại học và các bên liên quan, về mô hình và cơ chế vận hành của các trường đại học Việt Nam, trong đó cơ chế thị trường và mục tiêu đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan chưa được quan tâm đúng mức.
Nhóm nghiên cứu cho rằng để giải quyết những vấn đề này cần có các năng lực: thích ứng với xu thế chuyển đổi của giáo dục đại học thế giới, tổ chức đào tạo theo định hướng khởi nghiệp, nghiên cứu hàn lâm định hướng đổi mới sáng tạo, xây dựng đại học số hóa, thực hiện chức năng thứ ba của giáo dục đại học.
Trong tham luận của mình, GS. Nguyễn Hữu Đức kết luận: Để sự phát triển giáo dục đại học có tính bền vững, cần xây dựng chiến lược theo hướng chuẩn hoá, xác định chỉ tiêu phát triển theo hướng hội nhập và được đánh giá, đối sánh với các quốc gia trên thế giới.
 |
Báo cáo của ông Dilip Parajuki, đến từ Ngân hàng Thế giới |
Còn tại báo cáo mở đầu hội thảo, ông Dilip Parajuli (WB Việt Nam) giới thiệu một "chỉ số xếp hạng" khác về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. Đó là thứ hạng 84/137 theo một chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2017-2018. Theo ông, nguyên nhân chính của thứ hạng thấp này là do các chính sách đang kìm hãm sự “bùng nổ” của các trường đại học. VN cần cởi bỏ “chiếc áo dập khuôn” trong việc quản lí về mặt tài chính và hành chính ở các trường để phát triển.
Phát biểu sau phiên thảo luận sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, theo một số đánh giá có tính tổng hợp và suy luận, giáo dục đại học Việt Nam đứng thứ khoảng 80 trên thế giới, trong khi phổ thông đứng thứ 50. Ông nói vui "giáo dục đại học ở mức độ nào đó, hãy phấn đâu theo đuổi các "em" giáo dục phổ thông".
Nguyễn Thảo

"Giáo dục đại học ở mức độ nào đó hãy phấn đấu theo giáo dục phổ thông"
Phát biểu tại hội thảo diễn ra sáng 17/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, theo một số đánh giá có tính tổng hợp và suy luận, giáo dục đại học Việt Nam đứng thứ khoảng 80 trên thế giới, trong khi phổ thông đứng thứ 50.
" alt="'Giáo dục đại học Việt Nam có thể thuộc nhóm 80/196 của thế giới'"/>
'Giáo dục đại học Việt Nam có thể thuộc nhóm 80/196 của thế giới'


Girls on Top tập hợp những nữ idol hàng đầu của SM. Ảnh: Handout.
Girls on Top là nhóm nhạc nữ K-pop trực thuộc công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc SM Entertainment. Nhóm mới ra mắt vào ngày 1/1, nhưng 7 thành viên không xa lạ gì với người hâm mộ K-pop, bao gồm “Nữ hoàng K-pop” Boa, hai người đẹp của Girls' Generation là Taeyeon và Hyoyeon, Wendy và Seulgi đều đến từ Red Velvet, cùng với và Winter và Karina của aespa.
Mới hoạt động gần một năm, nhóm phát huy tối đa danh tiếng của từng nữ idol để đạt được vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc. Bằng chứng là kiếm được số tiền đáng nể 55,2 triệu USD, giữ hạng 3 trong danh sách nhóm nhạc nữ K-pop giàu nhất năm 2022.
BlackPink - 62 triệu USD
 |
BlackPink trong MV Pink Venom. Ảnh: YouTube. |
BlackPink được cho là nhóm nhạc nữ K-pop thành công nhất từ trước đến nay. Tháng 9, nhóm trở lại đường đua âm nhạc với album phòng thu thứ hai Born Pink. Người hâm mộ lo sợ đây có thể là album cuối cùng của nhóm khi lễ kỷ niệm 7 năm ra mắt sắp diễn ra vào năm tới. Nhiều nhóm nhạc đình đám như Sistar, 4Minutes và 2NE1 đều tan rã sau cùng một khoảng thời gian, khiến nhiều người càng tin vào “lời nguyền bảy năm” nổi tiếng trong K-pop.
Bất kể điều đó, 2022 vẫn là năm đáng nhớ đối với 4 cô gái nhà YG. Các sản phẩm âm nhạc và chuyến lưu diễn Born Pinkliên tục lập các kỷ lục về doanh thu, lượng người truy cập. Bên cạnh đó, các hợp đồng “béo bở” với những thương hiệu hàng đầu như Dior, Calvin Klein và Samsung… cùng các hoạt động trên Instagram và YouTube mang đến cho BlackPink khoản thu khổng lồ trong năm 2022. SCMP Styleước tính BlackPink kiếm được tổng cộng 62 triệu USD.
Girl’s Generation - 100 triệu USD
 |
Không hoạt động nhiều, Girl’s Generation vẫn là nhóm nhạc nữ hàng đầu K-pop. Ảnh: IG. |
Dù không hoạt động nhóm sôi nổi như thời kỳ đỉnh cao, Girl’s Generation vẫn giữ được vị thế mà nhiều nhóm nhạc nữ K-pop mơ ước. Tháng 8, các cô gái nhà SM phát hành album kỷ niệm 15 năm kể từ khi ra mắt, Forever 1. Đây là dự án đầu tiên của họ sau 5 năm, kể từ Holiday Nightnăm 2017.
Năm 2007, SM Entertainment giới thiệu với công chúng nhóm nhạc nữ mới có tên Girls' Generation, còn được gọi là SNSD. Ban đầu nhóm bao gồm chín thành viên bao gồm Taeyeon, Sunny, Tiffany, Hyoyeon, Yuri, Sooyoung, Yoona, Seohyun và Jessica. Sau đó, Jessica rời nhóm. Họ là đại diện tiêu biểu thế hệ thần tượng thứ hai của K-pop, được công chúng gọi bằng danh xưng “Nhóm nhạc nữ quốc dân".
Theo Koreaboo, năm 2020, Girls' Generation trở thành nhóm nhạc nữ thứ hai trên thế giới bán được hơn 100 triệu bản ghi kỹ thuật số và vật lý, chỉ sau The Supremes của Mỹ. Geegiữ kỷ lục là bài hát của nhóm nhạc thần tượng được tải xuống nhiều nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Những năm gần đây, các thành viên trong nhóm tập trung phát triển sự nghiệp riêng. Nhờ danh tiếng của nhóm, mỗi cô gái đều đạt được thành công nhất định. Phần lớn thu nhập của họ đến từ việc lấn sân sang lĩnh vực diễn xuất, cũng như các hợp đồng quảng cáo béo bở với các thương hiệu lớn. Nhờ đó, tổng giá trị tài sản ròng ước tính của nhóm lên con số khổng lồ 100 triệu USD.
(Theo Tiền Phong)
" alt="Nhóm nhạc nữ giàu nhất năm 2022"/>
Nhóm nhạc nữ giàu nhất năm 2022