您的当前位置:首页 > Giải trí > Phát triển mô hình chuyển đổi số nông nghiệp ở xã Trực Thanh 正文

Phát triển mô hình chuyển đổi số nông nghiệp ở xã Trực Thanh

时间:2025-01-20 18:35:54 来源:网络整理 编辑:Giải trí

核心提示

Ngày 23/5/2023,áttriểnmôhìnhchuyểnđổisốnôngnghiệpởxãTrựgia usd UBND xã Trực Thanh, huyện Trực Ninh, gia usdgia usd、、

Ngày 23/5/2023,áttriểnmôhìnhchuyểnđổisốnôngnghiệpởxãTrựgia usd UBND xã Trực Thanh, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã ban hành Kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2023. 

Trong đó, đặt mục tiêu tiếp tục triển khai thực hiện chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân, thúc đẩy bình đẳng giới.

Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; đảm bảo môi trường, cảnh quan sáng, xanh, sạch, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là trọng tâm của xã Trực Thanh. 

Xã đặt trọng tâm xây dựng, hoàn thiện, hoạt động hiệu quả, thiết thực, mang lại giá trị mô hình xã thông minh. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả.

Phát triển mô hình chuyển đổi số ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ứng dụng hiệu quả đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương. Đây được xem là hướng đi bền vững, không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho người dân mà còn từng bước làm thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ của người nông dân trong công tác tổ chức sản xuất mới.

Để thúc đẩy các mô hình này, thời gian tới, xã sẽ tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình liên kết trồng lúa nếp đặc sản ở vụ mùa và lúa BT số 7 ở vụ Xuân; đưa sản phẩm OCOP của xã ra thị trường và trên sàn giao dịch thương mại. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hướng dẫn việc ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP nếp đặc sản. 

Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu sản phẩm chủ lực địa phương để đăng ký cấp mã vùng trồng lúa nếp đặc sản của hợp tác xã nông nghiệp. Làm việc với hợp tác xã để tiếp tục xây dựng thương hiệu gạo nếp đặc sản và đăng ký bán hàng qua các trang thương mại điện tử. 

Khẩn trương triển khai công tác quảng bá về xây dựng đề án và hình ảnh của xã trên Internet, Zalo, mạng xã hội... Tập trung xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường).