Câu nói hay từ "Đắc nhân tâm"
Dương Cẩm Lynh vốn là người ham đọc sách nhưng theo thời gian niềm đam mê ít nhiều bị thay đổi. Thời chưa vướng bận con cái,ươngCẩmLynhmêđọcsálich nha cô có thể đọc vài giờ mỗi ngày. Diễn viên thích những buổi đọc sách ở quán café không gian đẹp, yên tĩnh.
Sau khi có con cũng như bận rộn với công việc, Dương Cẩm Lynh vẫn cố gắng duy trì thói quen đọc sách bằng cách riêng. Chẳng hạn, nếu theo đoàn phim cô đọc kịch bản và học thoại như một cách rèn luyện tư duy đọc, ở nhà đọc sách cùng con. Cô cũng thường mang theo một cuốn sách trong túi để tranh thủ đọc lúc đi máy bay, tàu xe hoặc chờ công việc.
Dương Cẩm Lynh mê đọc. |
Mỗi giai đoạn trong cuộc đời, Dương Cẩm Lynh lại chọn những cuốn sách khác nhau. Thuở bé, cô thích đọc tác phẩm văn học kinh điển như Trăm năm cô đơn, Không gia đình, Trà hoa nữ, Bố già, Suối nguồn… Khi đi làm, cô tìm những cuốn sách giúp nâng cao kỹ năng mềm, nghệ thuật sống như Đắc nhân tâm, sách về kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…
Tham gia nghệ thuật, Dương Cẩm Lynh lại ưu tiên đọc những cuốn sách liên quan đến nghề như: Lịch sử điện ảnh thế giới, 50 huyền thoại điện ảnh thế giới, Những nụ hôn điện ảnh, Điện ảnh Việt Nam… Còn hiện tại ở tuổi U40, diễn viên hướng đến những cuốn sách về tâm lý học, về gia đình, con cái và sức khỏe. Cô kể, dịp giãn cách xã hội vừa rồi, đã "ngốn" xong 3 cuốn sách về nấu ăn, dinh dưỡng; về cách làm bạn với con trong độ tuổi mẫu giáo; và về yoga, thiền. Cả 3 cuốn đều rất thiết thực cho sinh hoạt của mình.
Đề nghị Dương Cẩm Lynh chia sẻ sâu về một giá trị cô tìm thấy từ đọc sách, nữ diễn viên cho biết: "Tôi rất thích câu nói này trong cuốn "Đắc nhân tâm": Chúng ta không nên kết án người khác để chính mình không bị kết án. Đừng kết án họ bởi có thể chúng ta cũng sẽ hành xử như thế trong hoàn cảnh tương tự.
Khi nhìn nhận một câu chuyện của người khác, tôi luôn nghĩ rằng chắc phải có lý do nào đó khiến họ làm như vậy. Khi chưa biết lý do cụ thể, tôi không quy chụp hay hùa theo dư luận để lên án. Đây cũng là chuyện mà chúng ta thường thấy trên mạng xã hội. Trước một tin tức giật gân nào đó, các "anh hùng bàn phím" chưa cần biết phải trái ra sao đã thi nhau 'ném đá' người ta, bàn luận phân tích y như mình là người trong cuộc, mà không ý thức rằng mỗi lời bình luận ác ý ấy đã làm tổn thương, ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người".
Dương Cẩm Lynh cũng như mọi người bị cuốn theo sự phát triển của công nghệ. Dù không ngại thừa nhận mình như "nô lệ của công nghệ", khó thoát khỏi cuộc sống xoay quanh chiếc điện thoại nhưng cô tin rằng công nghệ có phát triển đến mấy cũng không thể giết chết văn hóa đọc. Bởi lẽ,c on người sống vội cần điện thoại, ipad và máy tính nhưng khi sống chậm, họ cần sách.
Mỗi giai đoạn trong đời, Dương Cẩm Lynh có gu đọc khác nhau. |
Phương Tây đi đâu cũng thấy sách, Việt Nam chuộng trưng rượu
Dương Cẩm Lynh đề xuất, bậc cha mẹ cần tích cực khuyến khích và định hướng con cái như: giới thiệu cho con sách hay, dùng sách làm phần thưởng, cùng con trao đổi những kiến thức từ sách cũng như vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống hàng ngày... để tạo nên một thế hệ ham đọc sách. Với người trẻ, cô khuyên nên đặt mục tiêu đơn giản là mỗi ngày đọc 1 trang sách, dần sẽ thành thói quen.
Từng đi một số quốc gia phương Tây, Dương Cẩm Lynh nhận thấy không phải người dân nước nào cũng ham đọc sách nhưng họ lại rất chú trọng đến việc tạo môi trường thuận lợi cho việc đọc sách.
"Các nước phương Tây, sách có mặt ở khắp mọi nơi, từ nhà thờ, khu di tích, bảo tàng, bệnh viện cho đến các nhà hàng, quán café; các tiệm sách hoặc thư viện miễn phí có mặt trên những con phố… rất tiện lợi để người dân có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi.
Họ cũng luôn mang theo sách để đọc khi đi picnic hoặc khi di chuyển trên tàu điện và các phương tiện công cộng. Hoặc khi tới nhà nào, chúng ta cũng dễ thấy có giá sách được chất kín những quyển sách. Trong khi đó, nhiều gia đình Việt Nam vẫn chú trọng đến việc làm tủ trưng rượu hay đồ quý giá hơn là việc làm giá sách cho con cái và gia đình.
Nếu chúng ta tạo được môi trường mà ở đâu cũng thấy sách thì văn hóa đọc sẽ dễ dàng ngấm vào mọi người", diễn viên chia sẻ.
Dương Cẩm Lynh áp dụng mẹo từ các bà mẹ Do Thái để tạo sự thích thú cho con trai trong việc đọc sách. Cụ thể, khi bé còn trên tay mình, các bà mẹ Do Thái thường nhỏ vài giọt mật lên cuốn sách và cho bé liếm. Mẹo này tạo ấn tượng trong nhận thức non nớt của đứa trẻ rằng sách là cái gì đó rất ngọt ngào và hấp dẫn. Hiện tại, con trai của Dương Cẩm Lynh đã mê sách, thích nghe, thích đọc và kể lại cho mẹ nghe.
Cuối cùng, nhận định về giá trị của sách, Dương Cẩm Lynh nói: "Sách mang lại nguồn kiến thức vô tận. Chúng giống như nguồn vốn đặc biệt giúp con người hiểu biết, làm ăn kinh doanh, tạo ra của cải vật chất và những giá trị văn hóa, tinh thần. Khi vốn ấy đã ngấm vào máu của mình rồi thì không ai có thể cướp đoạt được. Người chịu khó đọc sách sẽ có cách nhìn nhận đánh giá về một vấn đề sẽ mở mang và sâu sắc hơn nhiều so với người không đọc. Vì nhân sinh quan của họ luôn tích cực, thế giới quan của họ rộng mở. Và tôi cũng vậy", diễn viên tâm sự.
Gia Bảo
Dương Cẩm Lynh lên tiếng khi kết phim 'Tiệm ăn dì ghẻ' bị tẩy chay
- Dương Cẩm Lynh vừa lên tiếng về kết phim ''Tiệm ăn dì ghẻ'' gây tranh cãi, thậm chí tẩy chay, khi không để hai nhân vật chính đến với nhau.