Kể từ sau quyết định đảo ngược án lệ Roe v Wade của Tòa án Tối cao Mỹ,ởMỹlantruyềnphươngpháppháthaiphảnkhoahọlịch cup c1 một số loại thảo dược như bạc hà hăng, ngải cứu hay mùi tây được lan truyền trên TikTok rằng sẽ giúp gây sảy thai, hoặc đem lại kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ. Những nhà sáng tạo nội dung gợi ý rằng có thể pha trà nóng từ những loại cây này, hoặc uống chúng ở dạng viên nén hay siro, theo New York Times. “Tuyệt đối không dùng những loại thảo dược này nếu bạn đang mang thai nhé”, trích nội dung của các clip này.
Các tạp chí Input Magazine và Rolling Stone lưu ý rằng các hashtag như #pennyroyaltea (tạm dịch: trà bạc hà hăng) và #mugwort (tạm dịch: ngải cứu) thu hút hàng trăm triệu lượt xem trên nền tảng mạng xã hội. “Với 35 năm kinh nghiệm của mình, tôi khẳng định chúng không hiệu quả”, bác sĩ chuyên về sức khỏe phụ nữ Aviva Romm nói. Theo bác sĩ, để những loại thảo dược này có khả năng gây tác dụng phá thai, một người sẽ phải dùng liều lượng cao đến mức có thể gây độc cho chính họ và thai nhi. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, cây bạc hà hăng từ lâu đã được sử dụng làm thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên, khi uống loại dầu chiết xuất từ loại cây này, nó rất độc hại. Chỉ 15 ml cũng đủ gây ngất xỉu, co giật, ngừng tim, hôn mê, tổn thương gan và suy đa tạng.
Tương tự, ở một số hình thức nhất định và với liều lượng cao, thiên ma, ngải cứu và mùi tây cũng được ghi nhận là có độc. Theo một cuộc khảo sát năm 2020 được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, các nhà nghiên cứu phát hiện trong số hơn 7.000 phụ nữ nói rằng họ từng tự phá thai, khoảng 38% đã sử dụng thảo dược. Một số nghiên cứu khác phát hiện rằng hơn 1/3 phụ nữ từng thử sử dụng thảo dược để chấm dứt thai kỳ. Thế nhưng, liệu những chúng có tác dụng hay không thì vẫn chưa rõ ràng. Ngoài ra, một số biện pháp như uống vitamin C, rượu vodka suốt 3-4 tiếng hoặc dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh cũng được “truyền tai” là sẽ giúp hủy thai. Dữ liệu Google Xu hướng cho thấy các tìm kiếm liên quan tới “tự phá thai” và một số loại thảo dược cụ thể, như bạc hà hăng, đã gia tăng đáng kể từ khi dự thảo quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ bị rò rỉ thông tin hồi tháng 5. “Nhiều người chuyển sang các phương pháp hủy thai không an toàn khi không có lựa chọn nào khác, hoặc dựa trên thông tin thu nhận được trên mạng xã hội. Điều quan trọng là mọi người phải hiểu rằng các bài đăng này có thể không đáng tin cậy và lan truyền thông tin sai lệch”, bác sĩ sản phụ khoa Nisha Verma, thành viên của Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ, nói.
Nhiều thế kỷ trước, trước khi xuất hiện các thủ thuật phá thai y tế hoặc biện pháp phòng ngừa thụ thai, phụ nữ tìm đến thảo dược để kiểm soát việc sinh sản của mình. Các nhà sử học đã phát hiện ra các chứng tích liên quan đến thuốc phá thai và phương pháp ngừa thai bằng thảo dược trong những văn bản cổ từ Trung Quốc, Ấn Độ và khắp lục địa châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, ngay cả những người tôn trọng và tôn vinh lịch sử cũng chống lại việc tái sử dụng thảo dược để chấm dứt thai kỳ. “Những nhà thảo dược học giả mạo trên TikTok hãy ngừng đưa ra lời khuyên vô tội vạ tới người xem”, Leslie Rae, nhà thảo dược học được đào tạo bài bản, nhấn mạnh. (Theo Zing) Trào lưu nhảy nhót trên TikTok, YouTube gây nguy hiểm cho an toàn bayCác hành khách đồng loạt nhảy Harlem Shake gây rung lắc trong lúc máy bay di chuyển hay múa may, tạo dáng trên đường băng để quay clip đều bị coi là hành động gây nguy hiểm. |