Nhận định, soi kèo Krabi vs Pathum, 15/00 ngày 09/02
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1: Khó cho chủ nhà -
Diễn viên Hoàng Yến 'nghiện' phẫu thuật thẩm mỹ sau 4 lần đổ vỡ?Diễn viên Hoàng Yến. Tôi đi bất cứ đâu mọi người nhìn tôi cũng tủm tỉm cười, kéo tôi lại, nhìn kỹ xem cô này ngoài đời như thế nào. Thêm nữa họ lại yêu các tư duy trẻ trung của tôi, nhiều chia sẻ trên trang cá nhân, tiktok của tôi như nói hộ tiếng lòng của nhiều chị em phụ nữ, chính vì thế, diễn viên Hoàng Yến trong lòng nhiều người như thần tượng vậy.
Là người luôn truyền cảm hứng sống tích cực, yêu thương bản thân, chính vì thế áp lực của tôi là luôn luôn phải đẹp, đẹp từng phút giây xuất hiện. Chính vì thế, tôi chấp nhận đau đớn để được đẹp hơn, tôi luôn tâm niệm là phải đẹp lên từng ngày, không có chuyện xấu đi.
Chị đã phẫu thuật những gì?
Ôi nhiều lắm, 12 hạng mục tất cả cơ. Nói chung ngồi nói chuyện với bạn ở đây được như thế này là tôi đã phải vượt qua quá nhiều nỗi đau. Tất cả mọi thứ đều có giá của nó, vẻ đẹp này có được phải đánh đổi bằng đớn đau.
Từng rất sợ ‘dao kéo’, nhưng hiện tại chị như bị nghiện phẫu thuật thẩm mỹ?
Mỗi một thời điểm suy nghĩ của mình khác nhau chứ. Nhan sắc cũng thế, cũng thay đổi mà. Rất nhiều người nói rằng, cứ “dao kéo” một lần rồi sẽ nghiện. Đến giờ phút này tôi chưa thấy tôi nghiện phẫu thuật nhưng mà nghiện đẹp thì có.
Chúng ta hãy quên đi cái nếp cũ, là phụ nữ lấy chồng phải sinh con, phải phục vụ, phải dâng hiến nhưng cuối cùng kết quả nhận lại rất ê chề. Thôi hy sinh vì ai cũng được, phục vụ ai cũng xong nhưng trước hết phải yêu chính bản thân mình đã. Mình phải đẹp mọi lúc mọi nơi, đẹp nhất có thể, phải đẹp mới giúp chúng ta toả sáng được.
Nhiều người chắc cũng quá biết câu chuyện tình cảm, đời tư của tôi rồi. Nhưng thời gian mọi người cũng sẽ quên thôi, mà tôi chắc là quên rồi. Giờ nhắc tới tôi mọi người chỉ thấy một Hoàng Yến xinh đẹp, luôn truyền cảm hứng sống tích cực dù cuộc đời này có vùi dập mình thế nào đi chăng nữa.
Mẹ và các con có phản đối việc chị liên tục dao kéo làm đẹp?
Bé Mầm nhỏ quá chưa biết gì chứ hai con gái lớn của tôi rất xót xa cho mẹ. Bản thân các bạn ấy cũng rất khát khao để mẹ đẹp hơn dù trong mắt các bạn ấy, mẹ lúc nào cũng đẹp nhất rồi. Trước hôm phẫu thuật, con gái lớn vào phòng và nói với tôi rằng “Thôi mẹ đừng làm được không?”. Nhưng tôi đã quyết rồi, từ 10 ngày trước chẳng can ngăn, hôm sau lên bàn mổ, bác sĩ đã chuẩn bị hết rồi sao ‘dở mặt’ được.
Con khuyên thì khuyên vậy thôi chứ chúng biết tính tôi mà. Đã quyết gì tôi tìm hiểu rất kỹ rồi mới làm, không ai ngăn cản được. Rồi con ôm tôi và nói rằng: Không ngăn được mẹ thì con ôm mẹ, con sẽ đau cùng mẹ. Thực sự tôi vô cùng xúc động.
Ngày tôi xuất viện, mẹ tôi rất thương, bà bảo “Con làm thay đổi cả công trình của mẹ”. Mẹ sinh ra tôi và luôn coi tôi là công trình vĩ đại nhất bà xây dựng được trong cuộc đời này. Bà cũng chỉ nói vui vậy chứ thực ra rất ủng hộ tôi.
Thế nhưng bà ngoại của tôi, lại nói: “Nó đang trả lại cho con công trình đẹp nhất lúc nó 16 tuổi đấy chứ!”. Bà ngoại tôi 92 tuổi mà có tư duy rất văn minh. Tôi thực sự may mắn vì sinh ra và lớn lên trong gia đình tràn ngập tình yêu thương như thế nên tôi mới có thể vượt qua được cuộc đại phẫu.
Tình Lê
"> -
Bán trải nghiệm thơ ấuSara cùng chồng và 2 con gái Dự án kinh doanh của Sara có tên MyBestGift. Nó cho phép các bậc phụ huynh có thể mua cho con mình một trải nghiệm, thay vì một món đồ chơi.
“Khi bạn nghĩ về những ký ức hồi bạn còn nhỏ, đó sẽ là những thứ mà bạn từng nhìn, từng làm, thay vì những thứ mà bạn đã sở hữu” – cô nói.
“Không có nhiều người nhớ về món đồ chơi mà mình được tặng trong dịp Giáng sinh năm 6 tuổi, nhưng họ nhớ về kỷ nghỉ hay lần đầu tiên được lướt sóng”.
Dịch vụ online của Sara cung cấp những trải nghiệm như dạy trượt ván, học pha chế, xem cá voi, đạp xe… Những món quà được sắp xếp theo nhóm tuổi và địa điểm. Đối tượng của dịch vụ từ trẻ sơ sinh tới 16 tuổi.
Cũng có những trải nghiệm để trẻ và phụ huynh tham gia cùng nhau cũng như các gói tiệc tùng.
Được chơi đùa với vật nuôi là một trải nghiệm thú vị với mỗi đứa trẻMột bài viết trên Telegraph cho biết, người Australia chi tiền cho đồ chơi nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Trung bình, các bậc cha mẹ người Úc chi một con số đáng kinh ngạc – 1017 đô la mỗi năm cho việc mua đồ chơi cho một đứa trẻ.
MyBestGift vừa khai trương cách đây 6 tuần và hiện đang phục vụ thị trường Sydney. Sara dự định sẽ mở rộng thị trường sang Melbourne vào tháng tới, và tới Giáng sinh, họ sẽ đổ bộ các thị trường Brisbane, Perth, Adelaine.
Cho tới hiện tại, trượt ván và học múa ba-lê là những trải nghiệm được đặt hàng nhiều nhất. Khi trang web phát triển hơn, những trải nghiệm như đi xem phim hay tham quan thế giới hoang dã cũng sẽ được bổ sung vào danh sách.
- Nguyễn Thảo(Theo Daily Mail)
-
- Bàn về chất lượng dạy và học ngoại ngữ hiện nay, PGS-TS Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cho rằng, phương pháp dạy tiếng Anh nặng về ngữ pháp mà hiện nay nhiều trường vẫn đang làm không hẳn là xấu, mà vẫn có những giá trị và hiệu quả nhất định. Học sinh Trường Tiểu học Việt Nam - Cuba trong lễ khai giảng năm học 2016-2017. Ảnh: Nguyễn Thảo
- Theo ông nên xác định trọng tâm là gì trong việc dạy ngoại ngữ nói chung hiện nay?
Dạy ngoại ngữ cho bậc phổ thông, việc đầu tiên là phải quan tâm đến giáo viên. Ngoài chương trình, chuyên môn giảng dạy, sách giáo khoa, thì người giáo viên trong lớp cực kỳ quan trọng. Bởi vì khi ra khỏi lớp học, học trò lại trở về với môi trường tiếng Việt, Ở trong lớp, người giáo viên là một phương tiện, là một nguồn tốt nhất để học trò có thể học được.
Giáo viên tôi đang nói ở đây là chưa phân tầng. Giáo viên dạy ngoại ngữ ở cấp 1 rất khác so với cấp 2 và lại rất khác so với cấp 3.
Tiếng Anh đã trải qua một giai đoạn dùng những người tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh chuyên dạy cho người lớn lại đi xuống dạy cấp 1.
Có một số tỉnh giáo viên cấp 1 không có nên họ lấy giáo viên từ cấp 2, cấp 3 xuống. Và những giáo viên đó mang toàn bộ phương pháp dạy cho người lớn xuống dạy cho trẻ em và dẫn đến không thành công.
- Theo ông có nên thay đổi phương pháp học tiếng Anh truyền thống của ta là nặng về học ngữ pháp, không tập trung phát triển kỹ năng nghe, nói?
Theo tôi, bản thân phương pháp dạy ngữ pháp và từ vựng nhiều không hẳn là xấu. Nó vẫn có giá trị và hiệu quả nhất định.
Trong suốt những năm vừa qua tôi thấy giáo viên được đi tham gia các chương trình đào tạo của đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 thì họ đã đều được trang bị các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, giáo viên chỉ có thể thay đổi hoặc áp dụng phương pháp mới khi mà mọi thứ đồng bộ với nhau.
Ví dụ, tôi thực hiện phương pháp tập trung vào giao tiếp, ưu tiên cho nghe nói nhiều hơn, nhưng thực tế chương trình thì lại quy định khác, thậm chí đề thi vẫn là đọc, viết, ngữ pháp thì giáo viên có làm mấy cũng không thể thay đổi được. Theo tôi là phải “cùng tiến công” thì mới có thể đi đến điểm chung.
- Ông có góp ý gì để chất lượng dạy và học ngoại ngữ hiệu quả hơn trong thời gian tới?
Để việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả thì phải khắc phục chính những cái lỗi mà mình đã nhìn ra.
Đầu tiên, tôi cho rằng số giờ mà các học viên được học vẫn ít so với nhu cầu.
Ví dụ, tôi lấy một thông số trong hệ thống đánh giá IELTS quốc tế, người ta có một khuyến cáo là muốn tăng một bậc năng lực thì phải cần đến 250 tiếng đồng hồ, và phải học liên tục. Bây giờ thử so sánh con số đó với thực trạng trong nước để xem số giờ dành cho một bậc năng lực như vậy đã đủ chưa.
Ví dụ ở các trường không chuyên dạy cho đại học, số giờ chỉ rất hữu hạn, trong khi đó yêu cầu đầu ra là phải đạt được B1. Vậy thì quỹ thời gian đó không đủ.
Nhưng đó là một thực tế mình phải chấp nhận vì họ còn dành thời gian để làm những việc khác. Vậy thì mình phải nghĩ đến những cách thức hay công cụ để hỗ trợ cho những học viên này, để vẫn quỹ thời gian như vậy người ta có thể tối ưu hoá việc tiếp thu để đạt được bậc năng lực kỳ vọng. Tôi nghĩ rằng các phương tiện về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể hỗ trợ được. Những phương pháp học mới hoàn toàn có thể có vai trò trong hoàn cảnh này.
Trong phương pháp sư phạm ngoại ngữ, người ta chia ra rất nhiều chiến lược học tập khác nhau, thậm chí còn phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Ví dụ tôi là người học khoa học xã hội nhân văn thì tôi lại thấy các phương pháp xã hội học nào đó phù hợp, nhưng với những người theo ngành công nghệ người ta lại thấy phương pháp khác phù hợp hơn. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải giới thiệu chiến lược học tập cho từng đối tượng đó.
Trước khi đưa một ngoại ngữ nào vào giảng dạy thì cần phải thấy nhu cầu thực. Muốn biết có nhu cầu thực hay không thì phải xem nhu cầu cụ thể ở nơi mình định triển khai. Giáo dục phổ thông thì mình cũng có nhiều cách để xem khu vực đấy dùng gì, học tiếng nào là phù hợp. Ví dụ như khu vực Quảng Ninh chẳng hạn – một trong những tỉnh giáp biên giới Trung Quốc thì nhu cầu sử dụng tiếng Trung sẽ cao hơn các thứ tiếng khác - PGS.TS Nguyễn Văn Trào nhận định.
- Nguyễn Thảo (thực hiện)