'Tân binh' BlackBerry DTEK50 có giải được nguy cơ đánh cắp dữ liệu trên smartphone?

作者:Thế giới 来源:Kinh doanh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 18:13:51 评论数:

Người dùng smartphone đang đối mặt với mất dữ liệu cá nhân

TheânbinhBlackBerryDTEKcógiảiđượcnguycơđánhcắpdữliệutrêbảng xếp hạng ngoại hạng tây ban nhao ước tính của các chuyên gia an ninh mạng, trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có hơn 1/3 dân số sử dụng Internet. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ Internet vừa mang lại lợi ích to lớn cho cá nhân, tổ chức, nhưng đồng thời cũng chứa không ít mối đe dọa đối với người sử dụng. Các chuyên gia bảo mật cho rằng, người dùng di động đang thiếu các biện pháp bảo vệ chuyên nghiệp, thiết bị sử dụng lại thuộc cá nhân, nên đây là môi trường dễ tổn thương khi bị tấn công.

Các chuyên gia bảo mật chỉ ra rằng, có quá nhiều con đường để kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin của người dùng smartphone. Người dùng di động chỉ cần vào những đường link không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội hay các dịch vụ OTT, mở các tập tin đính kèm email hay tin nhắn đều có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm mã độc. Thậm chí việc chạy các ứng dụng có xác thực tài khoản như email, Facebook, Linkedin… kể cả tài khoản ngân hàng, tín dụng, hoặc trao đổi dữ liệu nhưng không được mã hóa tại các điểm Wifi công cộng, bởi hacker có thể dễ dàng sử dụng công cụ do thám để thu thập dữ liệu người dùng. Việc cài đặt các ứng dụng từ các store không chính thống rất dễ bị nhiễm mã độc, ngay cả các ứng dụng chính thống được cung cấp tại các store của Apple hay Google vẫn có các chế độ thu thập thông tin người sử dụng nên việc cài đặt thiếu chọn lọc các ứng dụng, game có nguy cơ thất thoát dữ liệu cá nhân rất cao…

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách an ninh mạng của BKAV phân tích: "Nhiều nguy cơ về an ninh thông tin, rò rỉ dữ liệu từ nhà cung cấp; nguy cơ từ chính người sử dụng mật khẩu không an toàn, bị đánh cắp dữ liệu... người dùng nên khai thác các lợi ích của ứng dụng điện toán đám mây, đây là xu hướng trong tương lai. Người sử dụng cũng cần những biện pháp bảo vệ phù hợp".

Theo báo cáo được công bố tại hội thảo Security World 2015, tình hình an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới (sau Nga và Ấn Độ) về số người dùng thiết bị di động bị mã độc tấn công nhiều nhất thế giới. Điều này cho thấy vấn đế bảo mật cho thiết bị di động đang trở nên cấp thiết. 

 Người dùng nên chọn giải pháp nào?

Các chuyên gia bảo mật cho rằng, để tránh tình trạng bị đánh cắp dữ liệu cá nhân, bản thân khách hàng phải nâng cao cảnh giác như không truy cập vào các đường link lạ, không truy cập các pop-up cảnh báo, web giả mạo, không tải các ứng dụng từ các kho ứng dụng không chính thống… Bản thân người dùng cũng cần cài đặt các chương trình bảo mật cho thiết bị di động của mình.