
- Ở chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn học sẽ có nhiều nội dung lồng ghép giáo dục tài chính cho học sinh, trong đó có những chủ đề hướng dẫn sử dụng tiền một cách hợp lý.Nhưng thông tin này được chia sẻ tại hội thảo “Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong chương trình môn học phổ thông” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức cuối tháng 4.
Tại hội thảo, các chủ biên các chương trình môn học đã đưa ra những thay đổi trong từng môn so với chương trình hiện hành, trong đó có các nội dung liên quan tới vấn đề giáo dục tài chính.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Theo PGS.TS Đào Đức Doãn, Chủ biên chương trình môn Giáo dục công dân, môn học được xây dựng nhiều chủ đề có nội dung giáo dục tài chính xuyên suốt theo từng cấp học.
Cụ thể, trong chương trình tiểu học, ở lớp 4 học sinh sẽ được tiếp cận với chủ đề “Tiền và giá trị của tiền” có nội dung giáo dục các loại mệnh giá tiền Việt Nam, giá trị các loại tiền. Cùng đó biết quý trọng và tiết kiệm tiền.
Lên lớp 5 các em sẽ được học chủ đề “Sử dụng tiền hợp lý giáo dục về sự cần thiết và cách sử dụng tiền hợp lý.
Trong chương trình bậc THCS, lớp 6 có chủ đề “Tiết kiệm” qua đó cho thấy ý nghĩa, hình thức tiết kiệm qua đó rèn luyện ý thức cho các học sinh.
Lên lớp 7, học sinh tiếp cận chủ đề “Quản lý tiền” giúp học sinh biết cách quản lý và sử dụng tiền hiệu quả.
Lớp 8 các em được giáo dục về sự cần thiết, phương pháp và rèn luyện thói quen từ chủ đề “Lập kế hoạch chỉ tiêu”, còn chủ đề ở lớp 9 giáo dục học sinh về lợi ích và biện pháp để trở thành “Người tiêu dùng thông thái”.
Ở chương trình THPT, lớp 10 các em sẽ tiếp tục được tiếp cận các chủ đề “Ngân sách nhà nước và chính sách thuế”, “Tính dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng”, “Lập kế hoạch tài chính cá nhân”.
Lớp 11 bàn về chủ đề “Ý tưởng kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh”, “Lạm phát, thất nghiệp”, “Vai trò của tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng Việt Nam”.
Lớp 12 các em được học về các chủ đề “Chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội” cùng đó nhận thức về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các lĩnh vực này.
2 chủ đề rất thiết thực khác cũng được học ở lớp này là “Quản lý thu, chi trong gia đình” và “Kế hoạch kinh doanh và cách lập kế hoạch kinh doanh”.
Không chỉ 2 chương trình môn học/hoạt động này, mà các chương trình môn học khác như Ngữ văn, Tự nhiên Xã hội, Khoa học … cũng đều có những lồng ghép về kiến thức giáo dục tài chính.
Tuy nhiên, theo các chủ biên, mỗi môn học có một cách lồng ghép khác nhau, song đều định hướng giúp các học sinh phát triển được các năng lực có thể sáng tạo, vận dụng trong thực tế.
Thanh Hùng

Có gì sau 1 tháng thực nghiệm chương trình phổ thông mới?
Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa hoàn thành đợt thực nghiệm các chương trình môn học kéo dài 1 tháng.
" alt=""/>Chương trình phổ thông mới sẽ chỉ học sinh cách sử dụng tiền hợp lý
Từng đánh học sinh và từng sốc"Điểm danh" lại những vụ việc phạt học sinh gây xôn xao thời gian gần đây có: Cho học sinh tát nhau, uống nước giẻ lau vì lỗi nói bậy, nói chuyện trong lớp, phạt ăn hết gói thạch dừa vì tội ăn quà vặt, phạt quỳ vì… phụ huynh nhờ rèn học sinh...
Mỗi khi sự việc được bung ra, cùng với việc bị cả xã hội “ném đá”, nhiều giáo viên nhận lấy kết cục tạm đình chỉ đứng lớp và chịu kỉ luật sau đó. Nhưng rồi, những vụ việc như thế vẫn tái diễn.
Người đứng ngoài nhìn vào thì kinh ngạc vì không hiểu tại sao các thầy, cô không nhìn vào những “gương xấu” để điều chỉnh, kiềm chế? Tại sao cái kết buồn với những giáo viên khác không tác động đến họ?
Nhưng những người “trong cuộc” thì lại có thái độ, phản ứng khác, đa phần là chia sẻ. Bởi bất cứ giáo viên nào cũng từng phải đối diện với những tình huống học sinh mắc lỗi. Khi không kiểm soát được cảm xúc, không có phương pháp xử lý sáng suốt, tất sẽ dẫn đến hành vi thiếu chuẩn mực.
 |
Người đứng ngoài nhìn vào kinh ngạc vì không hiểu tại sao các thầy, cô không nhìn vào những “gương xấu” để điều chỉnh, kiềm chế? |
Cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình khi chia sẻ về hành trình “tự thay đổi bản thân” đã thú nhận từng duy trì kỉ luật bằng những hình thức hà khắc như dùng thước để vụt vào tay những em viết ẩu hay có hành vi thái quá trong lớp học.
“Những ngày mới ra trường, tôi được phân công dạy cấp 2 (THCS - phóng viên). Cách tôi tiếp cận với học trò bướng bỉnh đơn giản là nghiêm khắc với chúng sẽ giữ được kỷ cương lớp học. Nhưng tôi càng cứng rắn, học trò lại càng trở nên… cứng đầu. Chúng đáp trả lại sự nghiêm khắc của tôi bằng những ánh mắt lườm nguýt, những câu chửi thầm hay cả những nắm đấm được giơ từ phía sau lưng”, cô Nếp tâm sự.
Ức chế, chán nản, bế tắc là tâm lý của nhiều giáo viên, không chỉ giáo viên trẻ mà cả những người lâu năm trong nghề.
“Có giai đoạn, tôi cảm thấy nản vô cùng và không còn cảm xúc với nghề nữa. Tôi từng muốn bỏ cuộc bởi mỗi ngày đến lớp không còn là một ngày vui. Khi tôi lỡ đánh học sinh, thậm chí nhiều phụ huynh còn kéo tới nói những lời lẽ xúc phạm. Mặc dù tôi đã cố gắng không quan tâm đến thái độ của họ nhưng tôi vẫn không cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi vào lớp”, một cô giáo cho biết.
Cô Ngô Thị Minh Hiền, giáo viên Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) kể về kỉ niệm với một học sinh: Cậu bé không thích học, không thích thi và không chịu làm bài tập. Thái độ ngang bướng, vô lễ của cậu như “đổ dầu vào lửa” khiến cô không kiềm chế được, cầm cuộn giấy đập xuống bàn. Cú đập này không may trúng vào tay cậu bé và ngay lập tức cậu này gào tướng lên “Tại sao cô đánh con, cô không có quyền đánh con nhé, cô không đủ tư cách là giáo viên”.
Cô Hiền kể lời của cậu bé hôm đó khiến cô cảm thấy cả bầu trời như sụp xuống dưới chân. “Tôi phải hít sâu để cố kiềm chế cảm xúc”, cô Hiền tâm sự.
Còn câu chuyện từng xảy ra với cô Nguyễn Tố Tâm, giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) thì như sau: “Một học sinh xin ra ngoài khá lâu. Khi em trở lại lớp, tôi có hỏi thì nói đi vệ sinh. Và em khiến tôi thực sự sốc khi bảo “cô không tin thì đi mà ngửi”.
Đó là lời của một học sinh nữ, thuộc hàng “ngoan” ở lớp chứ không phải học sinh hư, nhưng đã khiến cô giáo chết đứng vì sốc.
Từ bế tắc đến… mặc kệ
Rất nhiều câu chuyện “phạt học sinh” gần đây cho thấy giáo viên phải đơn độc xử lý tình huống khi học sinh chưa ngoan, vi phạm nề nếp. Vì đơn độc nên bế tắc trong hành xử, và cách phổ biến được nhiều thầy, cô sử dụng trong nhà trường hiện nay khi gặp “ca khó” là dùng bạo lực, bao gồm bạo lực bằng hành động (đánh học sinh) hoặc bạo lực ngôn ngữ (quát mắt, mạt sát khi không kiềm chế cảm xúc).
Khi câu chuyện giáo viên cho học sinh tát một em khác 50 cái ở Trường Tiểu học Quang Trung (Hà Nội) gây xôn xao, đã có một số giáo viên tiểu học cho biết “chuyện cho học sinh tát nhau” là khá phổ biến. Việc này do giáo viên lâu năm “truyền kinh nghiệm” cho người mới. Đó là một cách “rèn học sinh” nhưng cô không phải “động chân tay”. Và chính vì cách “truyền kinh nghiệm” tùy tiện này mà nhiều giáo viên bước vào nghề xem các hình thức phạt học sinh tiêu cực là “giải pháp duy nhất”.
 |
Lớp 9B, Trường THCS Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội), nơi xảy ra sự việc cô giáo phạt học sinh quỳ gối. Ảnh: Thúy Nga |
Tương tự, câu chuyện ở Trường THCS Tô Hiệu (Hà Nội) với việc giáo viên “phạt quỳ” do học sinh quậy quá và phụ huynh đề nghị. Hai luồng dư luận trái chiều về câu chuyện này tưởng như không ngừng.
Tạm gác một bên quan điểm “không chấp nhận phạt quỳ” mà lắng nghe những ý kiến chia sẻ, ủng hộ cô giáo, không thể không đặt ra câu hỏi “Vì sao vậy?”…
Chia sẻ với một “tai nạn nghề nghiệp” là cách nghĩ nhân văn, nhưng còn ủng hộ cách làm thì quả là vấn đề thực sự nghiêm túc. Nó chứng tỏ giáo viên không còn cách nào khác nữa hoặc cho rằng cách làm này là hiệu quả. Và dù là hướng nghĩ nào thì điều này cũng là minh chứng của sự bế tắc trong giáo dục học sinh - bế tắc của gia đình và giáo viên.
Đáng nói là nhiều thầy, cô giáo đã biến hành xử bế tắc đó thành sự thông thường, phổ biến và biện minh rằng “truyền thống” là như vậy.
Cô giáo ở Trường Tiểu học Quán Toan (Hải Phòng) là điển hình của trường hợp coi việc “đánh học sinh” như một thói quen, như cách làm đương nhiên để “trị” học trò. Cô giáo đã bị chịu mức kỉ luật nghiêm khắc là buộc thôi việc. Nhưng ở trong nhiều nhà trường, chắc chắn hành xử “đương nhiên” này sẽ vẫn được truyền từ thế hệ giáo viên này sang thế hệ giáo viên khác, chỉ không giống về mức độ.
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền Lương, Trường THCS Thăng Long (Hà Nội) cho rằng “Với một số người, cách giáo dục duy nhất và hiệu quả nhất là trừng phạt, bởi “yêu cho roi cho vọt”, “khiến học sinh sợ mà học”.
Cho dù cách “cho roi cho vọt” không hiệu quả như mong đợi, thậm chí trong một số tình huống phản tác dụng nhưng vẫn nhiều người áp dụng, như một thói quen”.
Theo cô Hiền Lương thì áp lực công việc quá nhiều, nhất là trong những ngày cuối năm học với điểm số, thi cử, bài vở, sổ sách chất chồng, khiến giáo viên luôn cảm thấy căng thằng và ức chế. Mặt khác, giáo viên ấy chưa biết tự giải phóng bản thân khỏi những áp lực bên ngoài, thậm chí là áp lực tự thân. Do đó, họ luôn phải gồng mình lên và đôi khi không kiềm chế trong hành xử với học sinh.
Càng ngày tôi càng thấy nghề giáo thực sự là một nghề nguy hiểm. Giáo viên dường như không còn một vũ khí nào để khiến cho học sinh cảm thấy “sợ” như trước. Đánh nhiều, mắng nhiều học sinh cũng sẽ lì đòn. Bởi vậy, nếu không tìm ra được giải pháp, giáo viên sẽ trở nên vô cảm và buông chữ “kệ” cho an toàn.
Không có mẫu số chung cho… phạt
Quy định không bao giờ bao trùm được hết các tình huống thực tế đã và đang diễn ra trong các nhà trường phổ thông. Nhưng so với yêu cầu giáo dục học sinh hiện nay thì các quy định liên quan tới xử phạt/kỉ luật đã lạc hậu, cứng nhắc.
Việc khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường, tạm đình chỉ học một tuần/tháng/năm khá cứng nhắc, có chiều hướng tiêu cực và chỉ áp dụng khi học sinh phạm những lỗi gây hậu quả lớn. Còn việc “phạt để uốn nắn” học sinh thường ngày lệ thuộc hoàn toàn vào xử trí của giáo viên chủ nhiệm/giáo viên bộ môn.
Tình huống sư phạm thì nhiều nhưng rất ít trường, nhất là trường công lập có các sinh hoạt chuyên môn nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về nghiệp vụ. Cũng thiếu các quy định cụ thể, sự kiểm soát giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời hành xử của mình.
Các cô giáo có ý thức “thay đổi bản thân” trong tình huống giáo dục học sinh có cá tính đặc biệt đều cho biết phải tự tìm ra các cách khác nhau. Họ cũng thất bại, nhiều khi cảm giác bất lực, bật khóc nhưng có những người đã tìm được tiếng nói chung với học sinh. Điều đó chỉ xảy ra khi họ áp dụng kỉ luật tích cực, thể hiện sự tôn trọng, nhẫn nại và chân thành.
Cô Hiền Lương kể có những trường hợp cô phải mất vài tháng, cả học kì để tìm cách tiếp cận, để học sinh tin cậy, thay đổi. Cũng chính vì phải nhẫn nại như vậy nên không phải ai cũng làm và biết cách làm khi thu phục học trò, để tránh dùng những hình phạt tiêu cực.
Bài 2: Phạt sao cho...tích cực?
Hà An - Thúy Nga

"Không thể dùng bạo lực học đường nhân danh giáo dục"
Theo TS Lê Nguyên Phương thì "Chúng ta không thể diệt chủng nhân danh ổn định thì chúng ta cũng không dùng bạo lực nhân danh giáo dục".
" alt=""/>Phạt thế nào cho đúng, khi giáo viên không còn 'vũ khí' khiến học sinh sợ?