Một số khách hàng mua đất của Công ty Phi Long. |
Theo đó, UBND xã Phong Phú đề nghị các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức liên hệ UBND xã cung cấp các loại giấy tờ như hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư… của các lô nền trong Khu dân cư Nam Nam Sài Gòn để địa phương có cơ sở tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét giải quyết.
“Đề nghị các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức sớm cung cấp các loại giấy tờ nêu trên cho UBND xã Phong Phú trong thời gian 15 ngày kể từ ngày ra thông báo này”, thông báo nêu rõ.
Trước đó, ngày 3/3 Văn phòng UBND TP.HCM có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan liên quan đến việc xử lý vi phạm của Công ty Phi Long tại dự án thuộc xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Cụ thể, UBND Thành phố giao huyện Bình Chánh yêu cầu Công ty Phi Long tự tháo dỡ các công trình xây dựng không phép tại dự án nói trên. Trường hợp không thực hiện sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo quy định.
Bình Chánh đề nghị người dân mua đất tại dự án của Công ty Phi Long cung cấp thông tin. |
Đồng thời, UBND Thành phố cũng giao huyện Bình Chánh tổ chức cho người dân mua đất của Công ty Phi Long kê khai, để nắm thông tin về việc tố cáo hành vi lừa đảo của doanh nghiệp này để có cơ sở tham mưu trình thành phố giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho người dân mua đất tại dự án này.
Liên quan đến dấu hiệu vi phạm trong việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư và bán đất nền tại 4 dự án ở huyện Bình Chánh, cuối tháng 1/2020 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đang thụ lý đơn của 3 doanh nghiệp và tập thể tố cáo Công ty Phi Long.
Các dự án của Công ty Phi Long bị tố cáo gồm: Dự án Khu dân cư Phi Long 5 và dự án Khu dân cư Hải Yến tại xã Bình Hưng; dự án Khu dân cư Huy Hoàng và dự án Khu dân cư Nam Sài Gòn tại xã Phong Phú.
Quá trình điều tra bước đầu, Công an TP.HCM xác định ông Phạm Xuân Long (SN 1959, ngụ phường 6, quận Gò Vấp) là chủ sở hữu 4 dự án nói trên. Tuy nhiên do ông này không có mặt tại địa chỉ thường trú nên cơ quan cảnh sát điều tra ra thông báo truy tìm để làm rõ các nội dung tổ chức, cá nhân tố cáo.
- Ngoài yêu cầu tháo dỡ các công trình xây không phép, UBND TP.HCM giao Sở TN&MT trao đổi với Công an Thành phố liên quan việc xử lý vi phạm pháp luật của Công ty Phi Long tại dự án xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
" alt=""/>Bình Chánh thu thập thông tin người mua đất của Công ty Phi LongTheo số liệu do Sở TT&TT Quảng Nam cung cấp, tại 4 huyện, thị bao gồm (Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc) thuộc khu vực Bắc Quảng Nam sẽ thực hiện số hóa truyền hình từ 1/7/2015 tới đây, có 126.000 hộ dân có máy thu hình (theo số liệu điều tra thống kê năm 2010 của Bộ TT&TT). Số lượng hộ nghèo, cận nghèo, chính sách khoảng 50.000 hộ, trong đó có 17.729 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn của Chính phủ năm 2014.
Còn tại Đà Nẵng, năm 2014 đã xóa hết số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, chỉ còn 3.600 hộ cận nghèo. Theo tiêu chuẩn địa phương (tiêu chuẩn riêng của TP.Đà Nẵng) số hộ nghèo là 6.946 hộ, hộ cận nghèo là 7.560 hộ, hộ gia đình chính sách nghèo là 34 hộ. Tổng số hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ đầu thu truyền hình số DVB-T2 trên địa bàn Đà Nẵng là 14.540 hộ.
Theo Đề án số hóa truyền hình của Chính phủ, toàn bộ số hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách theo chuẩn quốc gia sẽ được nhà nước bỏ kinh phí mua đầu thu số DVB-T2 để hỗ trợ.
Như vậy tính theo chuẩn quốc gia, tại Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam có khoảng 21.329 hộ gia đình cần được trợ cấp đầu thu. Chính phủ cũng đồng ý với đề xuất của Bộ TT&TT về việc sử dụng 27 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích để Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam mua sắm đầu thu hỗ trợ cho người nghèo.
Còn lại số hộ nghèo theo chuẩn của riêng địa phương, Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ tự chi từ nguồn kinh phí địa phương để mua đầu thu hỗ trợ.
Để chuẩn bị cho việc mua sắm đầu thu số DVB-T2 hỗ trợ cho người nghèo, Bộ TT&TT và Bộ Tài chính đã cùng phối hợp để xây dựng Thông tư hướng dẫn thí điểm thủ tục mua đầu thu truyền hình số mặt đất DVBT-2 để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính sách ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam. Dự kiến, Thông tư liên lịch này sẽ được hai Bộ ký vào tháng 3/2015, để làm căn cứ cho Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam triển khai thủ tục đấu thầu và cấp phát cho người dân.
Nhưng cho đến thời điểm đầu tháng 5, Thông tư hướng dẫn này vẫn chưa được ban hành, việc chậm trễ này ảnh hưởng khá lớn đến công tác triển khai số hóa truyền hình ở hai địa phương này.
Theo ông Phạm Hồng Quảng, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Nam, việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số, chọn doanh nghiệp cung cấp đầu thu vẫn chưa xác định được theo cách thức nào. Trong khi thời điểm ngắt sóng truyền hình analog đã cận kề, nhưng vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn hỗ trợ đầu thu từ cấp trên để hướng dẫn thực hiện. Hiện tại đây là khó khăn lớn nhất trong triển khai số hóa truyền hình.
" alt=""/>Hơn 64.000 hộ nghèo đang chờ trợ cấp đầu thu số DVB