Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, cuộc CMCN 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. CMCN 4.0 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan toả của số hoá và CNTT. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm, tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức, tác động tiêu cực như: sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thông, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt khác có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển.
“Do nhưng thay đổi mang tính cách mạng về KH&CN dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, hệ thống quản lý nhà nước, xã hội cũng như phương thức hoạt động của các doanh nghiệp, CMCN 4.0 cũng đặt ra những thách thức đối với một số ngành, lĩnh vực cụ thể như: yêu cầu về đổi mới công nghệ trong lĩnh vực CNTT; đẩy mạnh khoa học phân tích và quản lý, xử lý dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lớn thế cạnh tranh. Yêu cầu về đổi mới mô hình quản lý, sản xuất, tối ưu hóa mô hình kinh doanh, thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần thông minh trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu và mô hình thuế quan mới. Yêu cầu về hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tốt hơn trong thời đại số. Yêu cầu cao hơn về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng”, Chỉ thị cho hay.
Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ.
Cụ thể, tại Chỉ thị 16, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực CNTT-TT; phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết 19 ngày 6/2/2017, Nghị quyết 35 ngày 16/5/2016 và Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới. Các bộ, ngành cần khẩn trương triển khai xây dựng chính phủ điện tử; tiếp tục chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hoá thủ tục hành chính.
Rà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của CMCN 4.0. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh. Rà soát, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia bám sát các công nghệ sản xuất mới, tích hợp những công nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: có cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối cộng đồng KH&CN người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước.
Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao động quốc tế.
Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về CMCN 4.0; tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Vòng chung kết “Cuộc đua số” năm 2016 - 2017, cuộc thi công nghệ điều khiển xe không người lái đầu tiên tại Việt Nam vừa được FPT tổ chức tối qua, ngày 10/5/2017, tại nhà thi đấu Cầu Giấy, Hà Nội, với sự tham gia đua tài của 8 nhóm sinh viên đến từ các trường đại học lớn trên cả nước gồm: ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH CNTT - ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Lạc Hồng và ĐH FPT.
Với việc tổ chức cuộc thi công nghệ thường niên “Cuộc đua số” bắt đầu từ năm 2016 - 2017, FPT hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn lực công nghệ mới cho Việt Nam; đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên Việt Nam tiếp cận, thực hành, nghiên cứu công nghệ mới của thế giới nhưAutonomous, Robotics, AI, IoT… thông qua việc giải quyết các bài toán với độ khó ngày càng cao hơn của cuộc thi; đồng thời xây dựng năng lực công nghệ cho Việt Nam để sau khoảng 5 năm sẽ có thiết bị tự hành “Made in Vietnam” chạy trong môi trường thật.
Theo đại diện FPT, tự vận hành là 1 trong 9 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng 4.0. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như robot giao hàng, máy bay và ô tô không người lái, các ứng dụng hỗ trợ người lái trong xe ô tô, trợ lý ảo (Siri, Cortana, Google Now..)… Các ứng dụng này ngày càng thông minh hơn và có khả năng tự động xử lý tình huống thay cho người sử dụng. Dự báo của Gartner cho hay, lĩnh vực này sẽ có nhiều tiến bộ hơn nữa trong thời gian tới. Theo Mc Kinsey, xe ô tô có kết nối và ứng dụng thông minh sẽ tăng trưởng trung bình 30% trong các năm tới và sẽ chiếm 25% tổng số lượng xe trên toàn thế giới vào năm 2020.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhận định: “Việt Nam đang được coi là nguồn cung nhân lực công nghệ trẻ cho cuộc cách mạng 4.0. Các bạn có một sứ mệnh to lớn - những người tiên phong đưa Việt Nam bắt kịp thế giới và không bỏ lỡ cuộc cách mạng chưa từng có này. Tôi tin tưởng rằng bằng kinh nghiệm và những kiến thức mà các bạn tích lũy được từ ngày hôm nay, bằng ý chí, sự đam mê và quyết tâm, các bạn là lực lượng nòng cốt, tiên phong tham gia chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, góp phần đưa Việt Nam có vị trí xứng đáng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và vì một Việt Nam thịnh vượng”.
Trong chia sẻ với 8 đội tuyển sinh viên xuất sắc tranh tài trong vòng thi chung kết “Cuộc đua số” năm 2016 - 2017, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nói: “Tôi biết trong những ngày gần đây, đặc biệt là 2 ngày vừa qua, các bạn đã làm việc không kể ngày đêm để trau chuốt cho chiếc xe của mình như một “đứa con” của đội, sẵn sàng thi đấu trong ngày hôm nay. Có thể không phải ai trong các bạn cũng ra về với giải thưởng, nhưng các tôi luôn cầu chúc cho các bạn dành chiến thắng”.
Người đứng đầu FPT nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng thực ra, các bạn đã chiến thắng hiểu theo nghĩa là các bạn đã bước vào một thế giới của ô tô không người lái, thế giới mà các kỹ sư xuất sắc của những hãng lớn như Google, Tesla, Uber… cũng đang như các bạn, đang mày mò xử lý các bài toán xe tự hành, tất nhiên ở mức độ khó hơn. Chúng tôi ước mơ trong số các bạn một ngày nào đó sẽ có những Elon Musk, sẽ chế ra những chiếc xe Tesla của Việt Nam, là niềm tự hào của đất nước. Chúng tôi cũng hy vọng các bạn sẽ tham gia vào đội quân - lúc này còn rất nhỏ bé, rất quý hiếm, là những kỹ sư, nguồn nhân lực số tham dự vào cuộc chuyển đổi thế giới. Trong đó, công nghệ ô tô không phải là đỉnh cao của cơ khí nữa mà là đỉnh cao của trí tuệ nhân tạo”.
Còn theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương, với vai trò của cơ quan được Chính phủ nhiệm vụ tham mưu cơ chế chính sách để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), Bộ KH&CN hoan nghênh việc FPT đã khởi xướng tổ chức cuộc thi “Cuộc đua số”.
“Đây là sáng kiến trong giai đoạn chúng ta đang nói về Cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ đang rất quan tâm, làm sao để tận dụng cơ hội, phát triển kinh tế đất nước. Vai trò của Chính phủ là hỗ trợ doanh nghiệp. Vai trò của sinh viên là tham gia sân chơi này thế nào”, Thứ trưởng Phạm Đại Dương đánh giá.
" alt=""/>Chủ tịch FPT Trương Gia Bình mong sớm có những chiếc xe Tesla của Việt NamChiếc găng tay dành riêng cho nhân viên y tế phải tiếp xúc với virus Ebola này thực chất là một sản phẩm công nghệ. Nó bao gồm nhiều lớp bảo vệ khác nhau giúp ngăn chặn tối đa sự lây nhiễm và tiếp xúc của virus với nhân viên y tế. Trước khi sử dụng, chỉ cần kích hoạt chế độ làm lạnh của găngtay là xong.
Thông thường, các sản phụ sẽ khám thai định kỳ theo lịch khám. Tuy nhiên, có những trường hợp bất thường xảy ra với thai nhi mà không phải thai phụ nào cũng cảm nhận được.
![]() |
Thiết bị theo dõi nhịp tim thai nhi Moyo. |
Thiết bị màn hình theo dõi nhịp tim Moyo này được thiết kế để theo dõi thai nhi tại chỗ hoặc bất cứ đâu nhờ khả năng kết nối với Internet. Bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi sức khỏe của thai nhi từ xa và sẽ can thiệp khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
![]() |
Google OnHub có hình dáng một chiếc loa Bluetooth thời trang. |
Google OnHub dễ dàng trở thành vật trang trí cho căn phòng sang trọng của bạn. Nó thực chất là một chiếc ăng-ten cỡ lớn (gồm 13 chiếc ăng-ten bên trong) giúp kết nối tất cả các thiết bị không dây trong ngôi nhà của bạn. Người dùng có thể thoải mái lựa chọn màu sắc sản phẩm cho phù hợp với nội thất căn phòng.
![]() |
goTenna phát tín hiệu định vị. |
Khi chiếc điện thoại mang theo mất tín hiệu, goTenna sẽ giúp bạn vẫn có thể nhắn tin và chia sẻ vị trí qua sóng radio VHF. Thiết bị này thường được dùng cho những tình huống khẩn cấp khi mạng sống bị đe dọa, hoặc tại một sự kiện đông đúc nơi nhóm cùng đi bị chia tách ra. goTenna sẽ giúp đội cứu hộ dễ dàng tìm được nạn nhân; hoặc bạn bè, người thân dễ dàng tìm được nhau tại nơi đông đúc.
![]() |
Đồng hồ thông minh Pebble Time Round ghi điểm cao về thiết kế. |
Pebble Time Round được đánh giá là chiếc smartwatch nhỏ và nhẹ nhất hiện nay. Thiết bị cũng có thời lượng pin bền bỉ nhất trong số các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm được thiết kế đẹp, sang trọng và tiện dụng.
![]() |
Thiết bị định vị Hammerhead One này sẽ phát sáng trong đêm. |
Bạn có thể gắn thiết bị này vào vô lăng chiếc "xế độp" của mình. Hammerhead One sẽ tự sáng lên và làm nhiệm vụ dẫn đường cho bạn. Sản phẩm khá hữu ích trong đêm tối khi bạn phải căng mắt quan sát tìm đường đi.
![]() |
Nexus 6P là chiếc điện thoại cao cấp của Google. |
Chiếc smartphone Nexus 6P mới của Google cũng nhận được nhiều tán thưởng nhờ thiết đẹp và cấu hình phần cứng ấn tượng. Điện thoại được trang bị loa kép, camera 12MP và có thể quay video ở độ phân giải 4K.
![]() |
Chiếc nôi cho trẻ sơ sinh Suncubator chạy bằng năng lượng mặt trời. |
Suncubator là chiếc nôi dành cho trẻ sơ sinh. Nó chạy bằng năng lượng mặt trời, đồng nghĩa với việc ban ngày Suncubator sẽ hút nhiệt và sưởi ấm trẻ vào ban đêm. Sản phẩm này cực kỳ hữu ích cho những nơi có chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm. Thiết bị hoạt động ổn định và cực kỳ an toàn.
![]() |
Kính thực tế ảo Vive của HTC. |
Hệ thống thực tế ảo Vive của HTC được đánh giá là một trong những sản phẩm tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nó cung cấp không gian thực tế ảo rộng bằng căn phòng, giúp người đeo có thể dễ dàng khám phá và chìm trong không gian ảo kỳ thú.
" alt=""/>Những sản phẩm công nghệ có thiết kế tốt nhất năm 2016